Xem mẫu

Môn học: Quản Lí Dự Án Xây Dựng GVHD: TS TRẦN QUANG PHÚ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN QUẢN LÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG : TS. TRẦN QUANG PHÚ DẤN HỌC VIÊN THỰC HIỆN LỚP : : CH1401 Trường ĐH GTVT Tp Hồ Chí Minh Trang 1 HVTH: Môn học: Quản Lí Dự Án Xây Dựng GVHD: TS TRẦN QUANG PHÚ TP.HCM tháng 8 năm 2015 I.1: Đặt vấn đề Đối với các công trình kết cấu hạ tầng giao thông sau khi xây dựng đưa vào khai thác, tuổi thọ của công trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu cho phương tiện tham gia giao thông theo dự án được duyệt, phụ thuộc vào hai giai đoạn: Lập thẩm định dự án, triển khai thực hiện xây lắp công trình và Quản lý trong quá trình khai thác (bảo trì, duy tu sửa chữa...). Các giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều chủ thể tham gia đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử lý sự cố công trình xây dựng. a) Đối với giai đoạn đầu tư xây dựng: Hoạt động đảm bảo chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào quá trình đầu tư xây dựng, từ bước chuẩn bị đầu tư (lập dự án đầu tư) đến thực hiện đầu tư, công tác khảo sát thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thi công xây dựng công trình. ­ Các yếu tố kỹ thuật: Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình (tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn và công nghệ thi công). Vị trí địa điểm xây dựng công trình, đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn. ­ Các chủ thể tham gia vào dự án: Tư vấn lập, thẩm định dự án; Thẩm tra Thiết kế kỹ thuật... Các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Ban QLDA, Tư vấn giám sát xây dựng, kiểm định dự án và đặc biệt là nhà thầu thi công... ­ Các chế độ chính sách trong công tác quản lý xây dựng, tiền vốn và các yếu tố xã hội tác động đến dự án. b) Đối với giai đoạn quản lý khai thác và bảo trì cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ­ Công tác tổ chức quản lý khai thác, bảo trì công trình xây dựng. ­ Các điều kiện xã hội, ý thức của người và phương tiện tham gia giao thông. ­ Các quy định trong quản lý khai thác (Quy định bảo trì, duy tu sửa chữa). ­ Nguồn vốn đảm bảo cho công tác bảo trì, duy tu sửa chữa. ­ Các hoạt động quan trắc, kiểm định đánh giá chất lượng, khả năng chịu lực của công trình trong quá trình khai thác. Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng, cần tập trung phân tích đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn đầu tư xây dựng, trên cơ sở phân tích thực trạng về chất lượng từ khâu lập dự án, thiết kế, đấu thầu, thi công xây dựng công trình (có chú trọng đến an toàn lao động). Phát hiện, đánh giá những nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất Trường ĐH GTVT Tp Hồ Chí Minh Trang 2 HVTH: Môn học: Quản Lí Dự Án Xây Dựng GVHD: TS TRẦN QUANG PHÚ lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. I.2: Đánh giá tổng quát về chất lượng công trình trong những năm vừa qua. Trong những năm vừa qua, các nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được tăng cao. Mỗi năm trong ngành đưa vào khai thác hàng ngàn km đường bộ, hàng trăm chiếc cầu đường bộ, đường sắt, cùng các cảng biển, cảng hàng không và những tuyến đường thủy. (Ví dụ, trong năm 2009 đã xây dựng mới và cải tạo khoảng 750km đường bộ, trên 20km cầu và các công trình khác, đưa vào sử dụng trên 30 dự án, khối lượng thực hiện khoảng 33.000 tỷ đồng; trong năm 2010 đã xây dựng mới và cải tạo khoảng 1.000km đường bộ, trên 8.700m cầu, các công trình nhà ga, sân đỗ..., đưa vào sử dụng trên 30 dự án, khối lượng thực hiện khoảng 39.000 tỷ đồng). Các công trình xây dựng đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung chất lượng công trình tại các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có không ít dự án khi vừa mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình, kể cả trong quá trình xây dựng, gây bức xúc cho xã hội. I.2.1: Điểm qua hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình trong thời gian qua. I.2.1.1: Trong quá trình xây dựng: Trong quá trình thi công xây dựng, đã xảy ra những hư hỏng tại một số dự án như: Lún sụt nền đường, sạt lở ta luy nền đường, lún và sụt lở đường hai đầu cầu, mặt đường bị rạn nứt hoặc bong bật; Mố cầu bị chuyển vị, dầm cầu bị nghiêng đổ trong quá trình thi công, sập đà giáo thi công, nghiêng đổ giá búa ... I.2.1.2: Trong quá trình khai thác: Một số dự án mới đưa vào khai thác đã bị hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình như: Quốc lộ 91 (Cần Thơ), Quốc lộ 53 (Vĩnh Long), Quốc lộ 48 (Nghệ An ­ Dự án WB4), một số đoạn trên QL1A (Hợp phần bảo trì dự án WB4), Quốc lộ 27B, thảm BTN mặt cầu Thăng Long, tuyến tránh Phú Yên... I.2.2: Nguyên nhân I.2.2.1: Nguyên nhân khách quan: Bao gồm công tác giải phóng mặt bằng; Do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp dẫn đến hạn chế trong việc xác định quy mô đầu tư của dự án; Sự phát triển nhanh về lưu lượng vận tải, đặc biệt là các phương tiện có tải trọng lớn; Ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu... Trường ĐH GTVT Tp Hồ Chí Minh Trang 3 HVTH: Môn học: Quản Lí Dự Án Xây Dựng GVHD: TS TRẦN QUANG PHÚ I.2.2.2: Nguyên nhân chủ quan: Các chủ thể tham gia dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc dự án (Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu thi công...) cụ thể là: ­ Công tác khảo sát thiết kế, lựa chọn giải pháp thiết kế, sử dụng vật liệu xây dựng và công nghệ thi công: Công tác tư vấn KSTK còn nhiều hạn chế, nhất là bước lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên đến giai đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh qui mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dài thời gian thực hiện. Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn, từ Tư vấn lập dự án, Tư vấn KSTK đến Tư vấn thẩm tra, Tư vấn giám sát, Tư vấn kiểm định chất lượng trong điều kiện hiện nay còn mang nặng tính hình thức, kém tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. ­ Quy trình thiết kế, quy trình thi công chuyên ngành chưa phù hợp: Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ chưa đảm bảo sự lựa chọn tối ưu về kinh tế ­ kỹ thuật và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án. ­ Sự tuân thủ trong quá trình thi công và năng lực của nhà thầu: Nhìn chung, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án; Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động, thực hiện các quy định về môi trường còn bị coi nhẹ. Các công trường xây dựng triển khai thiếu khoa học, mặt bằng thi công bề bộn; Bộ máy kiểm soát chất lượng và chi phí cho việc đảm bảo chất lượng của nhà thầu chưa được quan tâm đúng mức. Nguy cơ vi phạm chất lượng công trình xây dựng là lớn và tiềm ẩn. ­ Đầu tư thiết bị và công nghệ của các đơn vị thi công hạn chế (trong đó có lý do cơ chế khoán cho đơn vị, đơn vị dưới công ty manh mún), không có điều kiện đổi mới công nghệ và thiết bị. ­ Quản trị tài chính doanh nghiệp yếu kém; Tính toán chi phí quản lý, phục vụ thi công chưa đúng. ­ Chưa có chính sách quản trị nguồn nhân lực. ­ Công tác quản lý, giám sát trong quá trình thực hiện: Công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư, Ban QLDA, Giám sát xây dựng, Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế... còn nhiều điểm yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ TVGS chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng trên công trình, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng. ­ Đấu thầu giá thấp để thắng thầu, dẫn đến yếu kém về chất lượng trong thi công, không đủ chi phí đảm bảo chất lượng công trình. ­ Kinh phí bảo trì, duy tu, sửa chữa công trình không đủ nên công trình xuống cấp, không đảm bảo được tuổi thọ công trình. Trường ĐH GTVT Tp Hồ Chí Minh Trang 4 HVTH: Môn học: Quản Lí Dự Án Xây Dựng GVHD: TS TRẦN QUANG PHÚ I.3: Thực trạng và hoạt động của các chủ thể tham gia công tác quản lý chất lượng công trình giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường I.3.1: Hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy chế ­ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật Xây dựng. ­ Nghị định số 12/2009/NĐ­CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. ­ Nghị định số 209/2004/NĐ­CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. ­ Nghị định số 49/2008/NĐ­CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ­CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. ­ Nghị định số 23/2009/NĐ­CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. ­ Thông tư số 27/2009/TT­BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thông tư 22/2009/TT­ BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng. ­ Quy chế Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ­BGTVT ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ngoài ra Bộ GTVT đã ra nhiều văn bản, chỉ thị, hướng dẫn để chấn chỉnh và nâng cao công tác chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường . I.3.2: Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng Phân tích, đánh giá thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình của các chủ thể tham gia vào dự án trong các bước chuẩn bị đầu tư dự án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. I.3.2.1: Chủ đầu tư (đại diện là các Ban QLDA): Theo qui định tại Nghị định số 209/2004/NĐ­CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, công tác quản lý, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình là trách nhiệm của Chủ đầu tư. Hiện nay, các Ban QLDA không tổ chức riêng đội ngũ giám sát và quản lý chất lượng dự án, mà tổ chức thành các phòng quản lý chung dự án. Do vậy hầu hết các Chủ đầu tư không thực hiện phương thức tự quản lý dự án mà các Ban QLDA thuê tổ chức Tư vấn giám sát là phổ biến. Tư vấn giám sát là nhà thầu tư vấn, các quy định về quản lý chất lượng chủ yếu quy định cho Chủ đầu tư Trường ĐH GTVT Tp Hồ Chí Minh Trang 5 HVTH: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn