Xem mẫu

  1. NHÓM 1 XNK 13M
  2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI BÀI THUYẾT TRÌNH: ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
  3. I. Quản lý nhà nước về kinh tế 1.Khái niệm: Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
  4.  Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.  Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).
  5. Các kết luận rút ra từ định nghĩa: • Thực chất của QLNN về kinh tế là vấn đề quản lý con người. • Bản chất của QLNN về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước • QLNN về KT là một khoa học, vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng là các quan hệ quản lý có liên quan • Quản lý nhà nước liên quan đến 3 lực lượng: • Nhà nước Doanh nghiệp Thị trường – Môi trường
  6. 2. Chủ thể QLNN về kinh tế: - Quốc hội - Chính phủ và chính quyền địa phương – HĐND, UBND các cấp - Tòa án, Viện kiểm sát 3. Đối tượng QLNN về kinh tế: Nền kinh tế quốc dân và các chủ thể kinh tế-xã hội. Bao gồm:  Các quan hệ kinh tế vĩ mô  Doanh nghiệp  Các tổ chức khác  Các cá nhân và hộ gia đình  Các cơ quan Nhà nước  Các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia vào mối quan hệ kinh tế.
  7. II. Các nguyên tắc QLNN về kinh tế 1. Khái niệm: Quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế 2. Yêu cầu đối với nguyên tắc quản lý: - không trái quy luật khách quan - phù hợp mục tiêu quản lý - phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý - tính hệ thống, nhất quán 9
  8. 3. Các nguyên tắc: - Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế - Tập trung dân chủ - Kết hợp hài hòa các loại lợi ích - Hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm, - Nguyên tắc pháp chế - Phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý vĩ mô kinh tế và chức năng vi mô của các doanh nghiệp - Gắn phát triển kinh tế với vấn đề phát triển văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng
  9. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP QLNN VỀ KINH TẾ Khái niệm: Các phương pháp quản lý của nhà nước về kinh tế là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà nước lên hệ thống kinh tế quốc dân, nhằm đạt được mục tiêu quản lý kinh tế - xã hội đặt ra. NX: - Phương pháp có tính năng động - Tính lựa chọn 11
  10. Phương pháp QLNN về kinh tế 1.Phương pháp hành chính- tổ chức. a) Khái niệm: các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế của nhà nước là các cách tác động trực tiếp bằng các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc của nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Phương pháp này có hai đặc điểm cơ bản là : - Tính bắt buộc : các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng. - Tính quyền lực : các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình. 12
  11. Hình thức thực hiện: b) Ban hành luật pháp kinh tế và quản lý có liên quan  Tiêu chuẩn hoá cán bộ, bộ máy  Nâng cao chất lượng các quyết định  14
  12. * Ưu điểm: - Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống; khâu nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống - Có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng. * Nhược điểm: đòi hỏi các cấp quản lý phải nằm vững những yêu cầu chặt chẽ sau: - Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. - Phát sinh việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm cũng như hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không sử dụng những quyền hạn được phép dẫn đến tình trạng tham nhũng. - Cứng nhắc, không linh hoạt. - Mất nhiều thời gian.
  13. 2. Phương pháp kinh tế a) Khái niệm: Các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế của nhà nước là các phương pháp tác động gián tiếp của nhà nước thông qua các đòn bẩy kinh tế và các lợi ích kinh tế lên các đối tượng quản lý, buộc họ phải chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trước các kết quả hoạt động kinh tế của mình, mà không cần phải thường xuyên tác động về mặt hành chính 17
  14. Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp kinh tế theo những hướng sau : - Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ, từng cá nhân của hệ thống. - Sử dụng các định mức kinh tế ( mức thuế, mức lãi suất ngân hàng v.v...), các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng vừa lợi nhà, vừa ích nước. - Bằng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cả nước và thu hút được tiềm năng của Việt kiều cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  15. b) Hình thức:  Phân định rõ ranh giới giữa chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước với chức năng kinh doanh của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân)  Thực hiện cơ chế quản lý thị trường  Có sự kiểm soát của nhà nước một cách hợp lý 19
  16. Ưu điểm: - Phát huy được sự sáng tạo của các đơn vị kinh tế - Làm cho nền kinh tế sống động, phát triển trong cạnh tranh - Giúp thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch, các mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ của đất nước. Nhược điểm: - Cần hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường. - Thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho các cấp dưới. - Các cán bộ quản lý phải là những người có trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải hiểu biết và thông thạo nhiều loại kiến thức và kinh nghiệm quản lý đồng thời phải có bản lĩnh tự chủ vững vàng.
nguon tai.lieu . vn