Xem mẫu

  1. Bài thuốc đông y điều trị bệnh loãng xương Bệnh loãng xương gặp ở cả hai giới, nữ nhiều hơn nam, chủ yếu ở thời kỳ tiền mãn kinh. Theo y học cổ truyền, “thận chủ cốt”, tỳ vị là nguồn cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể. Do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động, do tuổi tác, tỳ vị bị tổn hại, tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể. Thể thận dương hư: Người bệnh có biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng… Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng một trong các bài thuốc: Bài 1: ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế chi 6g, thiên niên kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bài 2: bạch truật (sao vàng hạ thổ) 12g, đỗ trọng 10g, cỏ xước 16g, cây lá lốt 12g, nam tục đoạn 16g, hy thiêm 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, ba kích 16g, khởi tử 12g, cao lương khương 10g, quế chi 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Thể thận âm suy tổn: Người bệnh thấy mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng,
  2. lợi sưng, tinh thần mệt mỏi. Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng một trong các bài thuốc: Bài 1: hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bài 2: hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đương quy 12g, khởi tử 12g, tang thầm 12g, khiếm thực 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, đại táo 10g, hoàng bá 12g, mẫu lệ (chế) 16g, ngân hoa 10g, cỏ mực 16g, quy bản (sao) 12g, tang diệp 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Mỗi lần uống thuốc pha thêm vào 20ml mật ong. Thể tỳ hư: Người bệnh gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Bài thuốc: bạch truật 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Nếu người bệnh đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; hay sôi bụng, phân lỏng, gia: quế 8g, sinh khương 6g; đau nhức các khớp, gia: đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; ho hen mắc đờm, gia: cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g. Thể huyết ứ: Người bệnh đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết. Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau. Dùng bài thuốc: xuyên khung 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, huyết đằng 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, uất kim 10g, hương phụ tử (chế) 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  3. Bệnh loãng xương và cách điều trị Trên thực tế hiện nay, bên cạnh nguy cơ loãng xương do tuổi già thì còn có một số nguyên nhân khiến loãng xương có thể tấn công bất kỳ ai (dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ) như: kém phát triển thể chất từ lúc nhỏ (còi xương, suy dinh dưỡng); ít hoạt động thể lực; có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá…; phụ nữ sau khi mãn kinh; bất động quá lâu ngày do bệnh tật; bị các bệnh nội tiết; suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo; mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp; do sử dụng một số thuốc: chống động kinh, đái tháo đường và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid… Bệnh loãng xương và cách điều trị Loãng xương là gì? Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu, giòn và dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gẫy nặng. Chứng loãng xương thường được gọi là chứng bệnh âm thầm, quá trình loãng
  4. xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện. Phòng bệnh loãng xương Can xi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương, giúp cân bằng kiềm toan để giữ trương lực cơ. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ can xi cho cơ thể qua chế độ ăn uống, vận động. Nhu cầu về can xi ở trẻ dưới 12 tuổi là 800 – 1000mg/ngày, trên 12 tuổi và người lớn cần 1200mg/ngày, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần 1500mg/ngày. Các thực phẩm giàu can xi là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá, tôm, cua, ốc, đậu tương, rau cải, lòng đỏ trứng… Ngoài ra cần bổ sung nguồn vitamin D (trong sữa, trứng, nấm tươi, cá hồi, lươn, trai, sò…) để cơ thể hấp thụ được can xi. Phụ nữ mang thai nên ăn thức ăn đa dạng, bảo đảm đủ can xi và chất đạm giúp hình thành xương cho thai nhi trong suốt quá trình phát triển. Nên vận động điều độ, phù hợp lứa tuổi, tạo sự dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục vừa sức như đi bộ đạp xe, bơi… vì tập thể dục giúp cho xương được rắn chắc, giúp tăng mật độ xương, hạn chế chứng loãng xương. Điều trị loãng xương Điều trị loãng xương bằng thuốc Tây Y Để đáp ứng điều trị, đặc biệt thuận tiện cho người bệnh trong sử dụng, liệu pháp điều trị loãng xương bằng cách truyền trực tiếp thuốc ức chế hủy xương zoledronic acid 5mg vào tĩnh mạch đang được xem là một giải pháp đột phá trong điều trị loãng xương. Đây là dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch chứa 5mg acid zoledronic thuộc nhóm các bisphosphonate chứa nitơ và tác động chủ yếu lên xương. Nó là chất ức chế sự tiêu xương qua trung gian của hủy cốt bào, nói nôm na là thuốc ức hế sự hủy xương.
  5. Như vậy, đối với phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh, chỉ có zoledronic acid 5mg có tác dụng giảm nguy cơ gãy xương, duy trì ổn định hệ xương trong 3 năm ở tất cả các vị trí quan trọng. Kết quả công trình nghiên cứu về sử dụng Bisphosphonate dạng tiêm truyền tĩnh mạch trong việc ngăn ngừa gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh với sự tham gia 7.765 phụ nữ được công bố trên tạp chí Y học New England (1). Sau thử nghiệm cho thấy: so với nhóm sử dụng giả dược, nhóm sử dụng zoledronic acid 5mg có nguy cơ gãy xương thấp hơn 41% cho xương hông và 70% cho xương sống. Trong khi đó, các loại thuốc viên chống loãng xương hiện nay chỉ giúp giảm nguy cơ gãy xương sống ở tỉ lệ từ 40 – 50% mà thôi. Điều đáng chú ý là zoledronic acid còn giảm nguy cơ tử vong sau gãy xương đến 28% (2). Có bốn yếu tố khiến zoledronic acid 5mg phát huy hiệu quả bảo vệ cao hơn rõ rệt so với các loại thuốc ức chế hủy xương dạng uống:  Tính khả dụng sinh học 100% – Có ái tính cao hơn với chất khoáng xương. 61% zoledronic acid gắn trực tiếp vào xương và lưu lại ở đó, do đó, sự tiếp xúc của cơ thể với thuốc ở mức tối thiểu trong cả năm.  Có hiệu quả ức chế hủy cốt bào mạnh hơn.  Đảm bảo sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân bởi chỉ cần truyền 1 liều trong 15 phút để đạt hiệu quả kiểm soát loãng xương đến một năm. GS.BS Trần Ngọc Ân (chủ tịch Hội Thấp Khớp Học Việt Nam) cho biết, cũng giống như các phương pháp điều trị khác hiện nay, bisphosphonate dạng tiêm truyền tĩnh mạch zoledronic acid 5mg chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cũng có các yêu cầu đặc biệt trước và trong khi sử dụng. So với một vài loại thuốc khác trong điều trị loãng xương, loại thuốc này có thuận lợi hơn cho bệnh nhân bởi liều dùng 1 năm/lần, tác dụng phụ có nhưng không ảnh hưởng lớn; giá cả chấp nhận được. Song song với việc dùng thuốc, để điều trị loãng xương hiệu quả, bệnh nhân nên tiếp tục thực hiện
  6. chế độ dinh dưỡng hợp lí giàu can-xi và chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp. Điều trị loãng xương theo Đông Y Bài thuốc đông y: Hà thủ ô 20 gam, thục địa 12 gam, ngưu tất 10 gam, bạch phục linh 12 gam, đổ trọng 10 gam, bạch truật 12 gam, đơn bì 8 gam, lá lốt (dùng tươi) 10 gam. Nước nhất đổ 700 ml nước nấu còn 250 ml nước, nước nhì đổ 600 ml nước nấu còn 200 ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang, thời gian dùng từ 2 – 3 tuần. Cao xương ngựa giảm bệnh loãng xương Cao xương ngựa hỗ trợ bồi bổ cơ thể, bổ sung canxi, phot pho, giúp mạnh gân cơ, hỗ trợ giảm các chứng đau nhức gân xương, giảm loãng xương. Cách dùng Người lớn từ 16 tuổi trở lên: Mỗi ngày 5-10g ăn 1-2 lần - Ngâm cao với rượu trên 39oC, lắc đều trước khi uống. - Chia 100g cao thành 20 miếng(5g/miếng) mối lần cho 1 miếng (5g) vào chén nhỏ cùng 1 thìa café mật ong + 1 chút nước lọc sau đó hấp cách thủy, khi cao tan bỏ ra ăn. Ăn trước bữa ăn cơm. Trẻ em từ 3-15 tuổi : Dùng 3- 5g/ ngày. Hấp cách thủy với mật ong hoặc trộn với cháo nóng. Chú ý:
  7. - Khi bệnh gút đang đai không nên ăn. - Khi dùng, kiêng các chất tanh như tôm, cua, cá; chất cay (tỏi, ớt, hạt tiêu); nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng. Sưu tầm Điều trị và phòng bệnh Điều trị bệnh loãng xương bao gồm những biện pháp như: thuốc chống đau giãn cơ, vận động thể dục thể chất phù hợp (đặc biệt duy trì trọng lượng cơ thể, tập lưng thẳng, tập bụng). Đề phòng té ngã khi đi đứng, chế độ ăn hợp lý, giảm hoặc ngưng các yếu tố nguy cơ, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình, sử dụng thuốc điều trị thích hợp. Chúng ta cũng biết rằng, cùng với tuổi tác, canxi cũng giảm từ từ một cách không tránh được, từ 20-80 tuổi khối lượng xương mất theo tuyến tính khoảng 30%. Ở phụ nữ nặng hơn vì thêm rối loạn sau mãn kinh, tỷ lệ có thể tới 40% ở tuổi 80. Để phòng bệnh hiệu quả, các biện pháp sau đây cần được chị em quan tâm đúng mực. Liệu pháp vận động, không vận động nhất là bệnh nhân bị bất động tại giường sẽ làm nặng thêm tình trạng loãng xương trong các đợt đau cấp đúng vào lúc cột sống xảy ra nên cột sống bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc chống đau. Nhưng tránh bất động hoàn toàn. Cần phải vận động thụ động và chủ động các chi để duy trì vận động các khớp và cơ, phòng các biến chứng nằm lâu. Trường hợp có điều kiện, cho bệnh nhân vận động trong bể nước nóng. Việc vận động trong bể nước nóng bị chống chỉ định khi có một bệnh phủ tạng kết hợp với loãng xương. Mặc áo nịt ngực cứng hoặc nửa cứng giúp bệnh nhân dễ ngồi dậy nhưng chỉ trong một vài tuần sau khi bị nén cột sống. Ngoài cơn đau phải hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần tránh vận động quá mạnh có thể gây gãy xương. Nếu có thể cho bệnh nhân bơi từng đoạn ngắn.
  8. Chế độ ăn: Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ chất canxi. (thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, trứng, sữa…). Trong điều kiện có thể, mỗi ngày nên uống 1/4 lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua. Thực ra, đề phòng loãng xương ở tuổi sau mãn kinh người ta phải chú ý tới chế độ ăn và luyện tập từ khi còn trẻ.
nguon tai.lieu . vn