Xem mẫu

  1. Bài thuốc cổ phương trị tắc mạch huyết khối Viêm tắc mạch huyết khối ở chi, một chứng bệnh có tên gọi từ rất lâu đời trong y học cổ truyền là “chứng thoát thư” và cũng được mô tả và ghi chép lại trong các y văn cổ còn được lưu truyền đến ngày nay. Với y học hiện đại chứng bệnh này có tên là “Thromboangiitis Obliterans” hay còn gọi là bệnh “Bueger (Bueger disease) vì ngay từ năm 1908 đã được Leo Buerger mô tả một tình trạng viêm tắc động mạch mạn gây thiếu máu và có thể sinh hoại tử chủ yếu xảy ra ở chi dưới với dấu hiệu đi cách hồi (Intermittent claudication) hay gặp ở nam giới hút thuốc lá. Theo Đông y thì chứng thoát thư (viêm tắc mạch huyết khối ở chi) cũng tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà có tên gọi thay đổi khác nhau như “thoát cốt thư” hay “thoát ung”. Người ta cũng chia chứng thoát thư ra nhiều giai đoạn dựa theo các dấu hiệu tiến triển đặc trưng của bệnh mà có phép luận trị sao cho thích hợp, hiệu quả. Để tham khảo và có thể lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn hư hàn, khí trệ, huyết ứ (tức tương ứng với thời kỳ đầu giữa viêm tắc mạch huyết khối tại chi): Thời kỳ này người bệnh biểu hiện các dấu hiệu như sắc mặt xanh, mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, cảm giác tê lạnh các đầu chi bị bệnh, đau hay chuột rút. Chi dưới bị tổn thương làm người bệnh đau khi đi lại, nghỉ đỡ (dấu hiệu cách hồi), nước tiểu trong, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm trì, vô lực. Tại đầu chi bị bệnh nhợt nhạt, khô, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, mạch trầm nhược hoặc trầm tế. Đầu chi đau liên miên về đêm lại càng đau tăng nhiều. Trong giai đoạn này phép trị liệu là phải ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, hành khí, thông lạc. Phương thuốc Đào hồng tứ vật thang gia vị: Thục địa 16g, đào nhân 8g, xuyên khung 12g, ngưu tất 16g, bạch thược 12g (hoặc thay bằng xích thược), quế chi 8g, hồng hoa 8g, tang ký sinh 16g, phụ tử chế 6g, xuyên quy 12g, đan sâm 16g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Ta thấy toàn phương chủ yếu là hoạt huyết, hành huyết là chính. Cụ thể vị đương quy tác dụng bổ huyết, hòa huyết, thục địa bổ huyết tư âm, bạch thược tăng cường tác dụng hoạt
  2. huyết, xuyên khung có tác dụng hành khí trong huyết, hai vị hồng hoa và đào nhân đều tác dụng hoạt huyết mạnh. Phụ tử chế và quế chi tác dụng ôn thông kinh mạch. Đan sâm và ngưu tất cũng đều tác dụng hoạt huyết. Còn vị tang ký sinh lại tác dụng trừ thấp. Giai đoạn nhiệt độc (viêm tắc mạch huyết khối ở chi, có dấu hiệu nhiễm khuẩn – thoát ung): Giai đoạn này thường biểu hiện các dấu hiệu như tại chỗ đầu chi bị bệnh nóng, sưng loét có mùi hôi thối, đau dữ dội. Toàn thân sốt, miệng khô nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác. Phép trị liệu là thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết thông lạc. Tương ứng với giai đoạn này là sử dụng phương Tứ diệu dũng an thang: Huyền sâm 80g, đương quy 50g, kim ngân hoa 80g, cam thảo 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Các vị huyền sâm, kim ngân hoa, cam thảo trong phương có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Riêng vị cam thảo còn điều hòa các vị trong thang và dẫn thuốc đến các chi bị bệnh. Còn vị huyền sâm lại còn tác dụng tư âm. Đương quy lại tác dụng hòa huyết, hòa dinh. Đặc biệt toàn phương chỉ sử dụng ít vị thuốc nhưng liều lượng từng vị đều lớn nhằm điều trị hiệu quả trường hợp thoát ung do nhiệt độc mạnh làm âm huyết bị tổn thương. Nếu bệnh nhân đau dữ dội gia nhũ hương, mộc dược... là những vị tác dụng hoạt huyết mạnh và chỉ thống. Giai đoạn khí huyết đều hư (tương ứng với tình trạng bệnh lý kéo dài): Khi có biểu hiện mệt mỏi hay ra mồ hôi, nhưng đau lại ít và những vết loét là những tổn thương không lành. Tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu tế hoãn. Giai đoạn này cần bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc. Sử dụng phương Cố bộ thang: Huyền sâm 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, kim ngân hoa 12g, thạch hộc 12g, bồ công anh 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Đây là phương có công hiệu ích khí, dưỡng âm, hòa dinh, thanh nhiệt hợp để trị liệu thoái hư kéo dài, có nhiều độc khí. Nếu bị khát nước nhiều cần gia vị thiên hoa phấn. Chứng bệnh viêm tắc mạch huyết khối ở chi (chứng thoái hư) là một chứng bệnh mạn khó trị. Bệnh thường làm cho người bệnh đau đớn và dẫn đến tàn phế. Vậy với khả năng trị liệu bằng những cổ phương như vừa nêu trong từng giai đoạn của chứng bệnh, đó là cách sử dụng các phương thuốc thông mạch, hoạt huyết, chống viêm... đã góp phần không nhỏ trong việc trị liệu chứng bệnh nan y này. Nhưng để góp phần tăng cường hiệu
  3. quả hơn trong việc chữa trị cũng cần phải phối hợp với các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, hy vọng sẽ tốt hơn cho người bệnh.
nguon tai.lieu . vn