Xem mẫu

MỞ ĐẦU Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt. Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan lôi cuốn hàng trăm quốc gia dân tộc khác nhau về chế độ kinh tế xã hội, trình độ phát triển tham gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy quá trình tham gia hội nhập kinh tế, mỗi nước đều theo đuổi nhưng mục tiêu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Các nước tư bản phát triển tham gia hội nhập không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thuần tuý mà còn tìm cách chi phối, khống chế thị trường, áp đặt chính trị, chuyển hoá nền kinh tế các nước đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa (TBCN). Các nước kinh tế đang phát triển tham gia hội nhập để tận dụng cơ hội phát triển, thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Đồng thời tập hợp lực lượng đấu tranh chống lại chính sách cửa quyền áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng công bằng. Các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) chủ động hội nhập để tranh thủ những mặt có lợi trên thị trường thế giới, phát huy lợi thế, phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, rút ngắn, trình độ phát triển so với các nước phát triển trên thế giới. Điều đó chứng tỏ xu thế hội nhập kinh tế phản ánh cục diện vừa đẩy mạnh hợp tác, vừa đấu tranh khốc liệt. Nó vừa có tác động tích cực và tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế chính trị xã hội, an ninh quốc gia của mỗi nước. 1 NỘI DUNG I. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN AN NINH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM An ninh quốc gia là: "Trạng thái của quốc gia có sự ổn định về mọi mặt, các lợi ích quốc gia được toàn vẹn, không bị xâm phạm hoặc bị đe doạ..." có nước quan niệm an ninh quốc gia bao gồm có quốc phòng. An ninh quốc gia cần phải được hiểu với nghĩa rộng bao gồm cả kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Một nước có sự an ninh quốc gia được bảo đảm là nước có trạng thái ổn định trên các mặt đó và các lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội được bảo vệ toàn vẹn, không bị xâm phạm hoặc đe doạ. Theo đó, hội nhập kinh tế có tác động tích cực đến tăng cường an ninh quốc gia trên những vấnđề sauđây: Một là: Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường, thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến phát triển kinh tế tăng cường an ninh quốc gia. Thị trường có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc mở rộng và khai thông thị trường quốc gia với quốc tế sẽ cho phép bổ sung những mặt yếu, thiếu, phát huy những lợi thế của nền kinh tế trong nước. Dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các thị trường thế giới (vốn, tài chính, thương mại...) từng bước được thống nhất và phát triển. Xu thế này sẽ loại bỏ dần các rào cản thương mại (thuế, chính sách bảo hộ) và điều chỉnh các quy tắc vận hành. Các dòng vốn, kỹ thuật công nghệ, tri thức, hàng hoá, dịch vụ ngày càng mở rộng và đẩy nhanh tốc độ. Theo đó, nước ta là nước đang phát triển, chủ động hội nhập nền kinh tế toàn cầu sẽ từng bước mở rộng thị trường ra bên ngoài và có thêm cơ hội thu hút và sử dụng các dòng vốn khu vực và 2 quốc tế, đồng thời mở ra điều kiện thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài theo lợi thế của ta. Thực tế cho thấy, với một đất nước có số dân khoảng 90 triệu người như nước ta, thu nhập bình quân đầu người 2.228 USD thì dung lượng thị trường trong nước sẽ là nhỏ so với khả năng phát triển. Do đó, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh cơ hội tận dụng và nâng cao khả năng sử dụng vốn, nước ta còn được thụ hưởng những thành quả tiến bộ của khoa học ­ công nghệ thế giới, thông qua chuyển giao công nghệ để đổi mới kỹ thuật công nghệ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong những năm đổi mới vừa qua chúng ta đã tận dụng được cơ hội đó, nền kinh tế tăng trưởng cao, hạ tầng công nghệ thông tin được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất, kinh tế chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường. Trạng thái đó phản ánh tính vững chắc của an ninh quốc gia. Hai là: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thế đan cài lợi ích kinh tế quốc phòng an ninh giữa các nước trong khu vực và thế giới, cho phép nước ta có thể kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập kinh tế gắn kết nền kinh tế của mỗi nước với hệ thống kinh tế khu vực và thế giới. Mức độ gắn kết phụ thuộc vào chính sách mở cửa của mỗi quốc gia. Sự hưng thịnh, khủng hoảng hay suy thoái kinh tế của nước này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến trạng thái phát triển kinh tế và an ninh kinh tế của các nước khác trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và khả năng ứng phó trước những chấn động kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài đến đâu là tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, dữ trữ ngoại tệ và sức gắn kết kinh tế của mỗi nước trong khu vực và thế giới. 3 Thực tế những thập kỷ qua cho thấy một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, sẽ có sức chịu đựng cao hơn các nền kinh tế lạc hậu khác. Chẳng hạn, sức cạnh tranh của các nền kinh tế Hồng Kông, Singapo lớn, lại có dự trữ ngoại tệ lớn nên đã hạn chế được tác động xấu của cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997. Một nước có nền kinh tế hội nhập quốc tế cao, lợi ích quốc gia đan xen chặt chẽ với lợi ích của nhiều quốc gia khác, nhiều trung tâm kinh tế, thì sẽ có nhiều khả năng kết hợp sức mạnh quốc gia với sức mạnh quốc tế để bảo vệ đất nước tốt hơn. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực 1997, các quốc gia Thái Lan, Hàn Quốc, Inđônêxia vì là thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và lợi ích của các quốc gia này đã liên kết khá chặt chẽ với lợi ích quốc tế, nên quỹ tiền tệ quốc tế đã hỗ trợ tài chính cho các quốc gia này khá lớn, giúp nền kinh tế các nước này nhanh chóng phục hồi thoát ra khỏi khủng hoảng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế tiến triển như hiện nay, mọi nền kinh tế đều tuỳ thuộc nhiều hơn vào bền ngoài. Nhưng nếu sự tuỳ thuộc nhiều hơn đó đảm bảo tốt hơn cho lợi ích phát triển quốc gia thì không có lý gì lại không chấp nhận. Theo đó, nền kinh tế nước ta ngày càng tích cực tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới và cũng ngày càng tuỳ thuộc hơn vào nền kinh tế bên ngoài. Lợi ích kinh tế của nước ta đang từng bước đan cài và gắn kết với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là từ sau khi khởi xướng đường lối đổi mới "Mở cửa" hội nhập, Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á, ký hiệp ước song phương, đa phương và nhiều nước trên thế giới. Điều đó được thể hiện rõ trong lượng vốn đầu tư của các nước vào Việt Nam và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên đáng kể. Đầu tư vào nước ta không chỉ có các nước trong khu vực mà còn có nhiều nước tư bản phát triển khác như: Mỹ, Pháp, Đức, Nhật.v.v... làm cho lợi ích các nước và nước ta đan xen vào nhau, tạo lên sự tương đồng nhất định về lợi ích. Do 4 đó, để tồn tại phát triển đòi hỏi các nước phải hợp tác, đấu tranh bảo đảm môi trường an ninh, hoà bình, ổn định, để bảo vệ lợi ích các bên tham gia. Sự đe doạ độc lập chủ quyền an ninh quốc gia của Việt Nam cũng gián tiếp đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh của các quốc gia khác trong cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới. Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có nhiều điều kiện hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hoá, tri thức, thông tin với các nước trong khu vực và thế giới. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường. Toàn cầu hoá kinh tế ­ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tự do hoá thương mại, tự do hoá tài chính và đầu tư, kéo theo đó là sự mở rộng giao lưu văn hoá, thông tin tham gia Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên có sức cạnh tranh cao hơn. Mặt khác, hàng hoá Việt Nam nhập từ các nước thành viên (bao gồm cả hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá là yếu tố đầu vào của sản xuất) sẽ rẻ hơn. Khi hàng hoá tiêu dùng rẻ thì người tiêu dùng càng có lợi, đời sống sẽ được cải thiện và nâng cao. Khi hàng hoá là yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống, sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới tăng lên đáng kể, lợi nhuận siêu ngạch qua đó tăng lên tương ứng, an ninh kinh tế được tăng cường. Ngày nay trong môi trường toàn cầu hoá, cùng với việc xuất hiện của mạng Internet, các thông tin, tri thức mới lan truyền nhanh chóng giữa các quốc gia dân tộc, sự ngăn cách về không gian, thời gian không còn ý nghĩa. Các phương tiện hiện đại đã giúp các nước trên các Châu Lục khác nhau, các vùng xa xôi hẻo lánh tiếp cận với tri thức văn hoá tiên tiến, giúp cho sự hoà hợp, hiểu biết lẫn nhau tin tưởng nhau hơn. Trên cơ sở đó xây dựng 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn