Xem mẫu

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ­­­­­­­­­­ BÀI THẢO LUẬN Đề tài: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VỚI MÂU THUẪN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY LỚP : 18.01.NHA NHÓM : 7 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THU HƯỜNG 1 Hà Nội, 9­2016 DANH SÁCH NHÓM 7 Họ và tên Lê Thị Thanh Hà Trương Đức Thái Nguyễn Khắc Lân Lê Việt Hùng Tạ Thị Phương Nguyễn Thị Hòa Mã số sinh viên 18K401013 18K401044 18K401026 18K401020 18K401038 18K401017 2 MỤC LỤC 3 I. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 1. Quan điểm của chủ nhĩa duy vật về mâu thuẫn Nhận thức duy vật biện chứng về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác là nhận thức đúng đắn nhất, nó đã phát triển thành một quy luật­ Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt các mặt đối lập. quy luật thống nhất và đâu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng. Theo V.I.Lenin, “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó còn đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đôi lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động. phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượngtrong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong.Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Không có sự vật hay hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn nào trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng lại không có mấu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác lại hình thành. Theo Ph.Ăngghen,ngay hình thức đơn giản nhất của vật chất­ vận động cơ học, đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa là ở nơi này, lại vừa ở nơi khác, vừa là ở trong một chỗ duy nhất, lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn. Trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên 4 trong con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp giữa các thê hệ, sự nối tiếp đó rút ra với chúng ta, thực tế cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Do đó, cần phải phân biệt rằng bất kì hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. trong cùng một thời điểm, mỗi sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ phủ định và chuyển hóa lẫn nhau ( sự chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật), có hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn ­ thống nhất, được hiểu với ý nghĩa không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định ràng buộc lân nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Bởi vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tôn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên. Ví dụ: Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường là điều kiện cho sự tổn tại của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế khác nhau hoàn toàn về bản chất và những biểu hiện của nó nhưng nó lại hết sức quan trọng. Vì nó có sự thống nhất này nên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không thể tổn tại với ý nghĩa là chính nó. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hóa giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều chỉnh chuyển hóa lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hóa, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn