Xem mẫu

  1.      TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP                                     BÀI THẢO LUẬN   MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT  NAM   SINH VIÊN THỰC HIỆN: MAI HUY TIẾN   LỚP: ĐIỆN 5A   GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐÀO THANH BÌNH
  2. * Câu 7: Thực trạng giải quyết các vấn đề chính sách xã hội ở Việt Nam? Liên hệ thực tế? Bài làm: 1. Khái niệm chính sách xã hội Chính sách xã hộilà bộ phận cấu thành chính sách chính của m ột chínhquyềnnhà nước hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, đến lợi ích c ủa các nhóm con người, đến lợi ích của các nhóm con người, cá c giai cấp ... trong xã hội. Nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục tiêu của giai cấp, chính đảng cầm quyền. Chính sách xã hội ở Việt Nam gồm các lĩnh vực:
  3. Cứu trợ xã  hội   Xóa đói   giảm       4 nghèo Ưu đãi xã  hội Hệ thống bảo hiểm xã hội
  4. * 2.Thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam * Sau 25 năm đổi mới chính sách xã hột nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của  Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi có ý nghĩa bưóc ngoặt quan trọng sau  đây: * ­ Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển  sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp  dân cư. * Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng; thi  hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình  quân, cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết  quả lao động vả hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các  nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy,  công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn. * Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ  tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với  chính sách xã hội. * Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần  chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và  người lao động đều tham gia tạo việc làm. * Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu ­ nghèo đã đi đến khuyến khích  mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghẻo, coi việc có  một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.
  5. * Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ còn  có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi  đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó  các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng,  đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. *          Qua 25 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đã đạt nhiều thành tựu.  Tính năng động xã hội khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần  hình thành với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ, dám chịu  trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết canh  tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Cách thức quản lý xã hội dân  chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn. * Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã xuất  hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các  nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh”. Thành tựu  xoá đói, giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận. *         Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ  là quốc sách hàng đầu để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và  bền vững. Có cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, trong  chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành; có  chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo.
  6. * Bên cạnh những thành tựu to lớn đó là những hạn chế và nguyên nhân  cuả sự hạn chế đó là: * ­         Giáo dục và đào tạo còn những hạn chế, yếu kém kéo dài, gây bức  xúc trong xã hội nhưng chưa được tăng cường trong lãnh đạo, chỉ đạo giải  quyết. Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện, dạy làm người, dạy nghề là yếu  kém nhất.  * ­        Chính sách an sinh xã hội vẫn còn những bất hợp lý, bảo hiểm xã hội  chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc đóng ­ hưởng mà còn gắn quá chặt việc  điều chỉnh lương hưu với tiền lương tối thiểu và hỗ trợ ngân sách Nhà nước;  chưa có sự tách bạch giữa khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh  nghiệp. * ­           Một số cơ chế, chính sách giảm nghèo hiện hành không còn phù hợp  và có nhiều rào cản trong tổ chức thực hiện, chưa có hệ thống chính sách  khuyến khích hộ nghèo, xã nghèo thoát nghèo vươn lên khá giả; xoá đói,  giảm nghèo chưa gắn chặt với phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn;  tư tưởng ỷ lại, bao cấp và bệnh thành tích còn lớn. Chính sách bảo trợ xã hội  mới được thể chế hoá ở mức thấp (pháp lệnh), còn bao cấp nặng, chưa có  chính sách khuyến khích chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng…
  7. *- Mức độ bao phủ của chính sách an sinh xã hội còn thấp và chất lượng cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của đối tượng thụ hưởng. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội mới chiếm khoảng 17,6% lực lượng lao động; hơn 30% lao động trong diện bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa tham gia. Nước ta có khoảng 1,3 triệu đối tượng cần trợ cấp xã hội, nhưng tỷ lệ đối tượng chưa được hưởng trợ cấp còn lớn (48%). Người nghèo, nhóm đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số… khó tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt…), nhất là dịch vụ xã hội chất lượng cao. *- Nguồn lực cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn hạn ch ế. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn (thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất) tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn và Nhà nước còn phải hỗ trợ lớn đ ối với quỹ bảo hiểm xã hội. Đầu tư cho xoá đói, giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế (vốn tín dụng mới đáp ứng được 30% nhu cầu). Trong khi ngân sách Nhà nước đầu tư cho chính sách an sinh xã hội còn khó khăn thì mức độ xã hội hoá lại chưa cao, tỷ lệ chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng chưa nhiều, chủ yếu vẫn là nguồn lực của Nhà nước.
  8. * Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giai * Sự phân hoá giàu - nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại. * Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân còn thấp, chênh lệch lớn giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. * Một số vấn đề xã hội bức xúc cũ và phát sinh mới chậm được giải quyết * Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội * Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá. * Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh xã hội chưa được bảo đảm. * Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là: * Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội. * Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội
  9. *3. Liên hệ thực tế *- Trong giải quyết việc làm cho người lao động *Việc làm là vấn đề mang tầm chiến lược quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, của mỗi người lao động. Quan điểm giải quyết việc làm của Đảng được thể chế hoá bằng pháp luật: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động, đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”
  10. Theo đó, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chương  trình phát triển kinh tế ­ xã hội có tác động trực tiếp đến việc tạo và giải quyết  việc làm cho người lao động, coi giải quyết việc làm vừa là mục tiêu, vừa  là động lực của sự phát triển như: Quyết định số 176/QĐ­HĐBT của Hội đồng  Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức sắp xếp lại lao động trong khu vực  nhà nước; Quyết định số 120/QĐ­HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 11­4­ 1992 về thành lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; Quyết định số 327/QĐ­ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; Chương  trình giải quyết việc làm của các tổ chức đoàn thể như: Hội Liên hiệp Phụ nữ  Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản  Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, hoạt  động của trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, trung tâm dịch vụ việc  làm… đặc biệt là Nghị định số 370/HĐBT về quy chế đưa lao động Việt Nam  đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giải quyết việc làm thông qua chương  trình viện trợ nhân đạo của các nước: Cộng hoà Séc, Cộng hoà Slôvakia,  Cộng hoà Liên bang Đức và Liên minh châu Âu (EU). Bằng những cố gắng  nỗ lực của Đảng và Nhà nước, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước,  mỗi năm chúng ta đã giải quyết được việc làm cho 1,2 triệu người.
  11. * ­           Trong lãnh đạo thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo * Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã chú trọng xây dựng các  nguồn lực cho xoá đói, giảm nghèo: nguồn lực về lao động và đất đai;  nguồn lực về vốn; thực hiện chuyển giao công nghệ giúp đỡ hộ đói, nghèo  tổ chức cuộc sống; thực hiện các chính sách xã hội khác đối với người đói,  nghèo như hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo dục, khai trương Ngân hàng  phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng chính sách xã hội). * Tiếp đó, ngày 31­7­1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số  135/1998/QĐ­TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế ­ xã hội các xã  đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình  135). Phong trào xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh với nhiều mô hình  gia đình, thôn, ình xã hội hoá hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, mô hình “một  mái nhà, một bể nước, một con bò”, mô hìbản, xã, huyện xoá đói, giảm  nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng như: mô hình tín dụng ­ tiết kiệm, mô  hnh dạy nghề ngắn hạn miễn phí, mô hình liên thông xuất khẩu lao động…,
  12. *­         Trong lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công *Pháp lệnh sửa đổi năm 2005 còn bổ sung chế độ mai táng phí đối  với một số đối tượng có công hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng; bổ  sung chế độ đối với người có công sau khi chết thân nhân của họ  tiếp tục được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng không phụ thuộc  tuổi đời; thân nhân hai liệt sĩ được hưởng trợ cấp hưởng một khoản  trợ cấp; bổ sung chế độ đối với bố mẹ, vợ hoặc chồng, người có  công nuôi dưỡng liệt sĩ được nuôi dưỡng; bổ sung chế độ bảo hiểm y  tế và mai táng phí đối với người hoạt động kháng chiến và người có  công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp một lần; quy định người hoạt  động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người có công với  cách mạng. *Ngày 26­6­2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2006/NĐ­ CP, theo đó, ngoài chế độ trợ cấp, người hoạt động kháng chiến còn  được hưởng các ưu đãi khác như bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi  sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp,  dụng cụ chỉnh hình…, con đẻ của họ được hưởng chế độ ưu đãi  trong giáo dục và đào tạo.
  13. *- Trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân *Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Việc phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống dưới 25% năm 2005… Tuổi thọ bình quân của dân số nước ta từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 67,8 năm 2000, 71,5 tuổi năm 2005 và 72 tuổi năm 2007.
nguon tai.lieu . vn