Xem mẫu

  1. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Giảng viên hướng dẫn : Ths. Doãn Minh Thắng Nhóm thực hiện : Nhóm 5 Lớp : KS10 Quản lý công Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 9 năm 2011 Lời nói đầu Câu 5 : Trách nhiệm của nhà quản lý đối với vấn đề quản lý thông tin: Thông tin trong quản lý là những gì mà nhà quản lý cần cho ra một quyết định, đó là những thông tin có ích cho hoạt động quản lý và thực hiện các hành vi quản lý. Thông tin quản lý phải gắn liền với quyết định quản lý và mục tiêu quản lý, cụ thể là mọi thông tin quản lý đều nhằm phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và nhằm đạt được mục tiêu quản lý, ngược lại mọi quyết định quản lý đều phải chứa đựng thông tin và sản phẩm của quyết định quản lý cũng chính là thông tin. Có thể xem thông tin trong quản lý như hệ thần kinh của hệ thống quản lý, nó có mặt và có tác đ ộng đ ến tất cả mọi khâu của quá trình quản lý, cho nên cũng có quan điểm bản chất của quá Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  2. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng trình quản lý là xử lý thông tin hoặc thông tin vừa là sản phẩm vừa là đối t ượng c ủa hoạt động quản lý. Ta thấy vai trò của thông tin trong quản lý rất lớn đó là: + Thông tin là đối tượng lao động của các cán bộ quản lý + Thông tin là cơ sở để nhà quản lý ban hành quyết định quản lý + Thông tin là căn cứ để tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy ết định quản lý + Thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích, dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro Một bộ phận rất quan trọng của thông tin quản lý là thông tin phục vụ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Thông tin trong quản lý Nhà nước là cơ sở khoa học đảm bảo tính pháp lý, thực hiện đúng đường lối, chính sách, đảm bảo tính hiệu quả cho quản lý Nhà nước. Thông tin càng đầy đủ được thu thập quản lý và xử lý một cách khoa học, kịp thời,chính xác với đầy đủ mọi yếu tố quan trọng, được xem xét và giải quyết trong một tổng thể đầy đủ các yếu tố xã hội với sự tham gia của các phương pháp toán học thì các quyết định càng có cơ sở khoa học chặt chẽ và phù hợp với các qui luật phát triển khách quan càng có khả năng thúc đẩy một cách hiệu quả sự hoạt động và phát triền tích cực của khách thể quản lý. Các nhà quản lý thông tin ngày càng nhận ra rằng thông tin chính là một trong những tài sản quý giá và đắt tiền của nhà nước, từ đó họ có ý thức được sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn nữa cho việc tổ chức và quản lý thông tin trong tương lai. - Hiểu được các khái niệm và lợi ích của nhà quản lý: + Nhà quản lý cấn đặt ra câu hỏi và tự tìm cách giải đáp chúng như quản lý thông tin như thế nào để có thể cải tiến việc phục vụ công chúng, giảm chi phí tối đa các đầu tư vào công nghiệp. + Nắm được chi phí và giá trị liên quan của thông tin như là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra các quyết định quản lý hỗ trợ các mục tiêu hoạt động. + Biết cách xác định những mục tiêu cụ thể , cần thường xuyên đưa ra các câu hỏi như: thông tin nào là cần thiết có thể đáp ứng các mục tiêu hoạt đ ộng, thông tin đó đã có những tư liệu hiện có hay chưa, trong quy trình hoạt động có kiểm tra trước tiên xem thông tin đó đã có sẵn trong nội bộ hay từ bên ngoài. Phải chi phí bao nhiêu để tạo ra, để thu thập, lưu trữ , phổ biến và sử dụng thông tin. - Hiểu rõ vai trò trách nhiệm của nhà quản lý đối với việc quản lý thông tin, t ự việc lập kế hoạch, đến việc sử dụng chia sẻ bảo quản và giữ gìn thông tin: + Hiểu rõ tầm quan trọng nắm vững các yêu cầu chiến lược của quản lý thông tin. + Xác định được chính xác, đầy đủ đâu là thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. + Cụ thể phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi như: Đã kiểm tra sự thích hợp , tính chính xác và tính kịp thời của thông tin được sử dụng trong phạm vi của mình chưa.Có đảm bào rằng thông tin thích hợp có thể Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  3. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng được truy cập tới dễ dàng đối với công chức cũng như công chúng.Vấn đề lưu trữ cũng như vấn đề hủy bỏ thông tin như thế nào. Có tìm kiếm các cơ hội để thu lại các chi phí thu thập và xử lý thông tin qua việc bán hoặc cấp giấy phép khai thác thông tin một cách hợp lý. - Phải biết cách đưa ra các quyết định chiến lược để đáp ứng các nhu c ầu hoạt động của quản lý. + Cách tiếp cận cơ bản để nhận ra nhu cầu của thông tin. + Cách tiếp cận cơ bản trong việc xây dựng một kế hoạch chiến lược đối với nhà quản lý thông tin. + Cách kết hợp việc lập kế hoạch thông tin chiến lược với việc lập kế hoạch chương trình. + Cách thức và phương pháp nhằm lợi dụng các hệ thống chung và kinh nghiệm của các tổ chức khác trong việc triển khai các hệ thống. - Hiểu được vai trò quản lý thông tin và chuyển giao công nghệ. + Nên đặt ra và trả lời câu hỏi: Chuyên gia cao cấp về công nghệ thông tin nên được sắp xếp vào vị trí nào?. Khi nào một nhà quản lý chương trình nên thào luận hoặc đòi hỏi các chuyên gia quản lý thông tin tham gia vào một vấn đề hoạt động. Liệu tổ chức của bạn có tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn, các kế hoạch đã xây dựng cho sự thay đổi công nghệ.và có tổ chức đào tạo nhân viên của mình không?. Liệu tổ chức của bạn có cung cấp đầy đủ thông tin, các công cụ, các quy trình cho cá nhân riêng lẻ và các nhóm làm việc một cách riêng rẽ hay tập thể không? - Các chuyên gia quản lý thông tin trong quản lý hành chính nhà nước cần phải biết: + Làm thế nào đề xây dựng một tổ chức quản lý thông tin và quản lý các chuyên gia công nghệ. + Làm thế nào để cung cấp cho các nhà quản lý các phương án khả thi và lời khuyên về việc đầu tư các hệ thống và công nghệ. + Làm thế nào để quản lý các dự án và các hợp đồng về quản lý thông tin. Như vậy trách nhiệm của nhà quản lý đối với vấn đề thông tin rất lớn. Các nhà quản lý cần phải hiểu khái niệm rộng, các yêu cầu chiến lược, lợi ích của tổ chức và quản lý thông tin trong dịch vụ nhà nước ngày nay. Các nhà quản lý c ần phải biết đuợc giá trị và chi phí của thông tin như là một trong những yếu tố c ơ bản trong việc ra các quyết định quản lý hỗ trợ các mục tiêu hoạt đ ộng, phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm cụ thể của nhà quản lý đối với việc tổ chức và quản lý thông tin từ việc lập kế hoạch đến việc sử dụng chia sẻ và bảo quản, giữ gìn thông tin. Câu 12. Phân tích và so sánh thông tin ở dạng truyền thống và thông tin dạng số hóa? Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  4. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Khoảng cuối những năm 1990, vấn đề kiến thức thông tin đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Lúc này người dùng tin đang phải đối diện với những thay đổi rất sâu sắc từ phía hoạt động thông tin, nhất là sự gia tăng không ngừng của các nguồn tin, sự phát triển của các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin và bản thân nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình. Trong điều kiện và bối cảnh các nguồn thông tin số hóa gia tăng đột biến, thì người dùng tin phải trực tiếp tìm cách khai thác, lựa chọn và tiếp cận đến các nguồn thông tin mà mình cần.Từ đó sẽ hình thành nên cho họ định hướng cho việc tìm ra các giai pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình. Khi con người có thể tự truy cập, khai thác thông tin tại mọi nơi và mọi lúc thì không phải người dùng tin luôn có được sự trợ giúp của các chuyên gia thông tin theo như những phương thức truyền thống trước kia. Bởi vậy, để có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả thông tin, để giảm bớt các chi phí về thời gian, công s ức cho vi ệc tìm kiếm thông tin, con người cần có khả năng xác định được một cách đúng và sau đó là đầy đủ các nguồn/hệ thống thông tin nào khã dĩ đáp ứng đ ược nhu cầu c ủa mình. Hiện tại tồn tại một số loại cơ quan thông tin- thư viện khác nhau. Dựa vào tính chất của nguồn tài liệu mà cơ quan trực tiếp quản lý, người ta đã chia các c ơ quan này thành 5 loại chính: 1. Các cơ quan chủ yếu lưu giữ các xuất bản phẩm. 2. Các cơ quan chủ yếu lưu giữ và tạo lập các tư liệu khoa học. 3. Các cơ quan chủ yếu lưu giữ và tạo lập các loại ấn phẩm phân tích- tổng hợp thông tin. 4. Các cơ quan chủ yếu lưu giữ và tạo lập các cơ sở dữ liệu. 5. Các cơ quan chủ yếu quản trị và khai thác các mạng thông tin. Từ đó có thể thấy, nếu không xác định được đúng và đầy đủ các loại thông tin, và sau đó là các nguồn/hệ thống thông tin tương ứng sẽ khó tìm đ ược đ ầy đ ủ và chính xác các thông tin cần cho công việc.Thông tin dù ở dạng nào, cũng cần có những thao tác tìm kiếm hợp lý. Thông thường ta thấy thông tin thường ở hai dạng, đó là: thông tin ở dạng truyền thống và thông tin dạng số hóa. Thông tin ở dạng truyền thống là những thông tin được chứa đựng trong một vật hay một vị trí cụ thể nào đó, thường được quản lý theo thư mục cụ thể và khá cứng nhắc. Thông tin dạng số hóa là những thông tin đã được mã hóa, không có dạng thức cố định, có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên internet, tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng. Thông tin ở dạng truyền thống và ở dạng số hóa giống nhau ở chỗ: đều chứa đựng thông tin cần thiết cho từng lĩnh vực. Khác nhau ở chỗ: a, Thông tin ở dạng truyền thống: - Được chứa đựng trong những một vật cụ thể nào đó - Được tìm thấy ở những vị trí cụ thể như: Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  5. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng + Trên các giá sách + Trong các thư mục tại thư viện + Trong hệ thống hồ sơ lưu trữ - Quản lý thông tin có nghĩa là quản lý các thư mục cụ thể và khá cứng nhắc - Để tìm kiếm được thông tin chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của những người có trách nhiệm, hiểu biết tuy nhiên vẫn không dễ tìm thấy thông tin bạn cần. Ví dụ minh họa: Để mượn một quyển sách vừa ý trong thư viện ta phải tra quyển sách đó trên thư mục. b, Thông tin dạng số hóa - không có dạng thức cố định - Có thể tìm thấy ở bất cứ đâu đặc biêt là trên internet - Phương thức quản lý rất linh hoạt - Tìm kiếm thông tin rất dễ dàng và không gặp mấy trở ngại vì mọi thông tin đều có mối liên kết điện tử với nhau và không cần cấu trúc thứ bậc phức tạp để tìm kiếm như trước. Điều đó cho ta thấy việc áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình thông tin không ngừng được gia tăng. Ngoài ra, do sự phát triển nguồn tin theo những dạng thức mới luôn diễn ra, làm cho thành phần và dạng thức của các nguồn/hệ thống thông tin không ngừng được đổi mới theo những khả năng rất khác biệt nhau. Điều đó đặt ra một thực tế là để có thể khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả cần hiểu rõ các nguyên tắc, các phương pháp tổ chức, quản lý các nguồn/hệ thống thông tin. Ví dụ minh họa: Muốn tìm kiếm các học thuyết quản lý trên thế giới, chúng ta có thể thông qua các phương tiện như Internet để tìm kiếm sẽ rất nhanh chóng va đơn giản. Như vậy, mỗi người tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình mà cần khai thác, sử dụng những thông tin xác định, có thể tìm kiếm thông tin ở dạng truyền thống hay thông tin ở dạng số hóa. Câu 7: Phân tích các điều kiện và nguyên tắc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý.Ví dụ minh họa. 1. Các điều kiện đề xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý: Để có thể xây dựng thành công và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý trong một cơ quan,tổ chức trước hết cần hội tụ đủ các điều kiện ở c ả ba phương diện: - Lực lượng lãnh đạo - Con người sử dụng và trang thiết bị được đưa vào sử dụng. - Các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng. Điều kiện về lực lượng lãnh đạo: Đ ể hoạt động của một cơ quan tổ chức có hiệu quả, mỗi thành viên cần phải ý thức được trước hết rõ ràng ý nghĩa và mục đích của việc xây dựng và khai thác h ệ thống thông tin qản lý. Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  6. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Trước hết người lãnh đạo phải thấy được khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Người quản lý phải luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp, kỹ thuật và công nghệ. Vấn đề khai thác và nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua con người và trang thiết bị của mỗi cơ quan phụ thuộc đáng kể ở khả năng nội tại hiện có,nhưng một phần rất quan trọng còn chịu ảnh hưởng ở cách nhìn nhận và giải quyết cụ thể của người lãnh đạo.Vì người lãnh đạo ở đây không chỉ là người chịu trách nhiệm mà còn là người duy nhất có khả năng chuẩn bị sẵn mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động của guồng máy. Điều kiện về con người sử dụng và trang thiết bị được đưa vào sử dụng: Trên cơ sở phân tích, thiết kế các hệ thống thông tin phục vụ cho quản lý,mỗi cơ quan tổ chức sẽ chủ động quyết định trang bị những phương tiện nào và yêu cầu các thành viên phải chuẩn bị đến đâu khả năng làm chủ máy móc trong công việc của mình. Hiện nay do tốc độ phát triển rất nhanh của công nghệ thông tin, việc đánh giá và quyết định lựa chọn cụ thể như thế nào là hết sức phức tạp. Về việc đào tạo bồi dưỡng,con người có khả năng làm chủ, sử dụng, khai thác,có hiệu quả các phương tiện tin học. Phải đảm bảo sử dụng tốt các trang thiết bị cùng các phần ứng dụng hiện có. Điều kiện về các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng. Trên cơ sở phân cấp tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan ,tổ chức,người lãnh đạo sẽ chọn mô hình hệ thống thông tin tổng thể. Trong quy trình hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức đều chứa đựng những bài toán khác nhau.Vấn đề là phải thống nhất việc lựa chọn các ràng buộc, cách đánh giá khách quan và đúng mực các mục tiêu thành phần. Đó cũng là tiêu chuẩn hóa các thủ tục ứng dụng. Các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng trong hoạt động quản lý hành chính cũng phải được phê duyệt của lãnh đạo,để làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động, phục vụ cho công tác quản lý trước măt và sau này. 2. Các nguyên tắc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý: Nguyên tắc hiệu quả. Như chúng ta đều biết, việc ứng dụng Tin học trong quản lý hành chính, c ụ thể là xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý không ngoài mục đích là giải quyết các bài toán quản lý sao cho hiệu quả nhất. Đó cũng chính là nguyên tắc đ ầu tiên được đặt ra ở đây. Trong các hệ thống thông tin quản lý cấp ngành thì vấn đ ề quan trọng nhất là bài toán tối ưu hóa phân bố kế hoạch giữa các tổ chức, phối hợp Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  7. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng chính xác và quản lý tốt việc cung cấp thong tin luân chuyển giữa các tồ chức, cũng như dự đoán về điều kiện và tình hình phát triển trong tương lai. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Thực chất của nguyên tắc này là việc thiết kế xây dựng hệ thống thong tin quản lý phải dựa trên cơ sở phân tích cả hệ thống các đối tượng và hệ thống quản lý các đối tượng đó. Như vậy, trước hết phải xác định các mục tiêu và tiêu chuẩn đối với các hoạt động của đối tượng, đồng thời với phân tích hệ thống quản lý là phân tích cơ cấu nhằm phát hiện ra toàn bộ các vấn đề cần giải quyết, nhằm đảm bảo cho toàn bộ hệ thống sau khi được thiết kế xây dựng sẽ hoạt động có hiệu quả cao nhất. Thường việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý trong hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biện pháp tổ chức, như thay đổi các hình thức tài liệu đã quen thuộc, thay đổi cơ cấu các thành phần tham gia quản lý, thay đổi nhiệm vụ của một số thành phần trong bộ máy quản lý. Tuy không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được hết các vấn đề đã nêu trong phạm vi hệ thống được quan tâm, song nguyên tắc tiếp cận hệ thống đòi hỏi chúng ta phải liệt kê đầy đủ các vấn đề cần được làm sáng tỏ. Nguyên tắc người lãnh đạo cao nhất. Từ nhiều phân tích thực tế có thể thấy rằng, để thực hiện đ ược hai nguyên tắc đã nêu, trước hết cần phải có sự tham gia trực tiếp ngay từ đầu của người lãnh đạo cao nhất các đối tượng quản lý vào việc đặt hang, phác thảo, thiết kế xây d ựng và áp dụng hệ thống thong tin quản lý. Đó là nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc người lãnh đạo cao nhất. Kinh nghiệm trong và ngoài nước đều cho thấy, mọi ý định chuyển trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin quản lý cho những người có chức vụ thấp thường làm cho hệ thống được xây dựng sau này chỉ có thể trở thành công cụ để giải quyết các công việc quản lý sự vụ chứ không thể làm tốt được các chức năng mong muốn của nó. Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  8. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Ví dụ: Tân cảng Sài Gòn là một cảng container có quy mô lớn. Với việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin quản lý Cảng đã cho phép đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành khai thác ngang tầm với các Cảng container chuyên dùng hiện đại. - Hệ thống quản lý thông tin theo một quy trình chuẩn, chặt chẽ, đáp ứng số liệu nhanh chóng - chính xác trong công tác: quản lý, báo cáo... và cung c ấp dịch vụ thông tin cho các đối tác ( hãng tàu, đại lý, chủ hàng, hải quan...) thông qua mạng nội bộ, Web trực tuyến. - Công tác điều hành và khai thác Cảng đạt hiệu quả cao, hỗ trợ tốt các công tác quản lý hoạt động toàn công ty. - Có khả năng mở rộng và triển khai các thành phần của hệ thống vào các khu vực mở rộng sau này của công ty như: Cái Mép, Văn Phong, Hải Phòng... Đáp ứng được định hướng mở rộng của công ty trong lĩnh vực khai thác cảng và các dịch vụ liên quan, kho phân phối... Nguyên tắc tự động hóa việc luân chuyển tài liệu. Nguyên tắc tự động hóa việc luân chuyển tài liệu cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý đạt hiệu quả cao. Thứ nhất, khi các tài liệu được luân chuyển trực tiếp giữa các phương tiện Tin học với nhau thay vì việc luân chuyển thủ công giữa các khâu trước đây thì việc khai thác hệ thống thông tin quản lý mới có hiệu quả thực sự. Thứ hai, nguyên tắc này cũng đồng thời giải thích cho thực tế ứng dụng rộng rãi hiện nay của các mạng máy tính trong công tác quản lý cũng như xu hướng điện tử hóa trong các hoạt động (Thương mại điện tử, Chính phủ điện tử). Như vậy nguyên tắc tự động hóa việc luân chuyển tài liệu mang lại hiệu quả cao và thể hiện sự tiến bộ về khoa học công nghệ, mang lại kết quả khách quan và nhanh chóng hơn. Nguyên tắc hệ thống mở. Nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý phải được thiết kế và xây dựng sao cho hệ thống thông tin có đủ khả năng thích ứng với những thay đổi lớn sau này về phương tiện kỹ thuật cũng như phương pháp tổ chức dữ liệu. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình khai thác thông tin. Nói cách khác, hệ thống thông tin quản lý được xây dựng phải có khả năng tiếp thu được các công nghệ khai thác thông tin mới nhất, bảo đảm việc giải đ ược các bài toán quản lý mới phát sinh trên cơ sở vẫn tận dụng tốt những tài nguyên hiện có. Nguyên tắc này sẽ bảo đảm cho hệ thống thông tin quản lý tránh được những khó khăn và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  9. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Nguyên tắc làm phù hợp khả năng thông qua tại mọi nút, mọi bộ phận. Nguyên tắc này thể hiện tính hiệu quả của hệ thống thông tin trong quản lý. Để hệ thống thông tin quản lý có thể làm việc với độ tin cậy cao và với tốc đ ộ nh ư mong muốn, phải tổ chức các luồng thông tin không quá tải đối với bất kỳ một nút hay một bộ phận nào. Và để đạt được điều đó, trước tiên phải quan tâm đ ến các thông tin nằm ở đầu vào và đầu ra của hệ thống, tiếp đó là các thông tin nằm ở những điểm giao của các tiểu hệ thống hoạt động thường xuyên hoặc điểm giao của nhiều của nhiều tiểu hệ thống hay là nhiều bộ phận. Bởi vì đó chính là những khúc hẹp nhất của các luồng thông tin vận hành trong hệ thống. Theo nguyên tắc này, việc xây dựng và khai thác thông tin phải phù hợp với mỗi bộ phận cụ thể của hệ thống, phù hợp với khả năng của từng nút từng bộ phận. Như vậy quá trình khai thác và xử lý thông tin sẽ nhanh chóng và đạt đ ược hi ệu quả cao. Câu 7 : Tìm hiểu về khai báo hải quan điện tử Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2010-2011 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF), tháng 9/2010, Việt nam là quốc gia được xếp hạng thứ 50/139 về năng lực cạnh tranh với những điểm mạnh được đánh giá như dân số tr ẻ (thứ 30), tính đổi mới (thứ 49), thị trường xuất nhập khẩu lớn (thứ 35). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu được đánh giá và cần được cải thiện như cơ sở hạ tầng (thứ 117), công nghệ (thứ 65) đặc biệt là những hạn chế về thủ tục hành chính và rào cản thuế quan… Chính vì vậy, một trong những giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện môi trường kinh doanh là áp dụng hải quan điện tử, nhằm nâng cao năng l ực cạnh tranh của Hải quan Việt Nam – một bước tiến quan trọng trong chiến l ược đ ể thu hút đầu tư nước ngoài của chính phủ. Hải quan điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam được thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất, rút ngắn thời gian đi qua chuỗi hàng hóa quốc tế, giảm giá thành sản phẩm và bảo đảm an toàn thông tin cho các giao dịch… Nhưng hải quan điện tử là gì, trong thực tế việc áp dụng hải quan điện tử ở Việt Nam ra sao, các doanh nghiệp phải chuẩn bị gì cho việc khai báo hải quan điện tử. Một số khái niệm về hải quan điện tử. 1. Thủ tục hải quan điện tử: Là thủ tục hải quan, trong đó việc khai báo, gửi hồ sơ và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Thủ tục hải quan: Là các công việc mà người khai Hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải Quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải. Người khai hải quan: Bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền Công chức hải quan: Là người được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Công chức hải quan phải có phẩm Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  10. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định Kiểm tra hải quan: Là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. Giám sát hải quan: Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. Kiểm soát hải quan: Là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quanh điều động và phân công công tác. Thông quan: Là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh. Giải phóng hàng: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan. Hồ sơ hải quan gồm có: Tờ khai hải quan.  Hoá đơn thương mại.  Hợp đồng mua bán hàng hoá.  Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng  hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép. Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt  hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. Hồ sơ hải quan là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Hồ sơ hải  quan điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật. Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan, trong đó việc khai  báo, gửi hồ sơ và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  11. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Ưu và nhược điểm của khai báo hải quan điện tử. 2. Ưu điểm. 2.1. Bất kỳ ở nơi nào, thời gian nào, chỉ cần phần mềm chuyên dụng (do hải quan cung cấp), doanh nghiệp có thể khai báo thủ tục XNK hàng hoá thông qua một file dữ liệu. File này sẽ được hệ thống máy tính của hải quan xử lý, tự động chuyển sang các bước thủ tục khác kể cả thông quan điện tử, tự động. Quy trình này sẽ hạn chế đến mức bằng không, sự "tiếp xúc, trình bày, ngoại giao" giữa doanh nghiệp và cán bộ hải quan, giảm tiêu cực, phiền hà, giảm thời gian đi lại. Đây được xem là bước đột phá quan trọng nhất trong tiến trình hiện đại hoá công tác hải quan, đáp ứng xu thế kinh tế hội nhập toàn cầu. Khai hải quan điện tử trước mắt sẽ giảm được nhân lực và chi phí thời gian cũng như tiền bạc khá nhiều. Nếu như trước đây, doanh nghiệp cần ba người để làm thì nay chỉ cần 1 người phụ trách. Nếu thông quan bằng thủ tục truyền thống, có khi phải mất cả ngày để chuẩn bị các loại giấy tờ với hàng ngàn mục phải khai, ngoài ra còn thời gian từ công ty đến cơ quan hải quan và chờ đợi, trong khi đó mỗi tuần doanh nghiệp có ít nhất vài tờ khai như thế. Hiện kết quả chứng minh r ằng, thời gian làm thủ tục hải quan điện tử cho các lô hàng xuất nhập khẩu giảm từ 30-50% so với hình thức cũ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thanh khoản hợp đồng gia công một cách nhanh chóng và chính xác. Lãnh đạo Cục Hải quan cũng cho biết, các DN khi tham gia TTHQĐT, ngoài các lợi ích như việc giảm chi phí, tiết kiệm thời gian... còn được tạo nhiều thuận lợi khác như được sử dụng tờ khai tạm để giải phóng hàng; được hoàn thành thủ tục thông quan trên cơ sở sử dụng tờ khai điện tử một lần/tháng cho hàng hóa XNK thường xuyên với cùng một đối tác, cùng một loại hình; được khai báo HQĐT 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần... Đáng chú ý là hệ thống quy trình TTHQĐT đã bao trùm lên các khâu trước, trong và sau thông quan, đồng thời mở rộng TTHQĐT cho hàng gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa XNK chuyển cửa khẩu. TTHQĐT cũng đã giảm hẳn số lượng giấy tờ phải nộp, thời gian thông quan trung bình được rút ngắn, chi phí thông quan hàng hóa giảm. DN và cơ quan Hải quan có khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển của bộ hồ sơ cũng như việc thực hiện thủ tục hải quan của nhân viên cấp dưới. Thông tin khai hải quan cũng trở nên nhất quán, chuẩn hóa cả từ phía DN và Hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý khâu thông quan và các khâu sau. Bên cạnh đó việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi thương mại, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử còn giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do giảm chi phí và thời gian thông quan. Tất cả đã tạo ra bước đổi mới về phong cách làm việc, giúp DN hoàn thiện đầu tư về con người, máy móc, thiết bị... Nhược điểm. 2.2. Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  12. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Bị tính thuế hai lần cho một lô hàng, lô hàng bị đội thêm chi phí, thông quan chậm... chỉ vì đường truyền hải quan điện tử. Dữ liệu đã bị "rơi vãi" trên đ ường đi từ máy tính doanh nghiệp đến máy trạm của Hải quan nên các số liệu thi ếu, không trùng khớp. Mặt khác nếu như doanh nghiệp không làm được thủ tục hải quan thì phải trả thêm tiền kho bãi cho cảng và hãng tàu. Do quá mệt mỏi với làm thủ tục hải quan qua mạng lúc được lúc không, không ít doanh nghiệp phải thuê công ty dịch vụ trong khi bản thân họ cũng có phòng xuất nhập khẩu. Một khó khăn khác, phần mềm khai báo HQĐT dù được chỉnh lý rất nhiều lần nhưng vẫn còn quá nhiều khiếm khuyết. Cơ sở dữ liệu thiếu nguồn cập nhật, hoặc nguồn cập nhật không thể đúng với phần mềm, nhất là dữ liệu áp mã hàng hoá hài hoà, thuế suất. Đây là cản trở lớn nhất trong xử lý file nguồn, phải tham chiếu, hiệu chỉnh bằng tay mới đóng gói được dữ liệu. Ngoài ra, trục trặc, lỗi hệ thống còn có nguyên nhân khác từ phía doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp khai báo HQĐT thường truy xuất dữ liệu từ file lưu trữ của mình trước đó được thực hiện trên nền tảng phần mềm Excel hoặc những phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khác không tương thích với phần mềm của hải quan. Hơn nữa “Người viết phần mềm thì không rành thủ tục hải quan. Người rành thủ tục hải quan lại không biết viết phần mềm”. Các DN do chưa bị cơ sở pháp lý bắt buộc phải khai báo điện tử nên còn tình trạng "thích thì làm, không thích thì thôi". Đại đa số là DN vừa và nhỏ nên việc khai báo điện tử chưa cấp thiết đối với họ.Các DN vẫn tiến hành "tay đôi", vừa phải khai điện tử vừa phải nộp hồ sơ giấy nên chẳng thiết tha gì với khai điện tử. Không ít DN còn lo ngại hệ thống bảo mật của hải quan không cao nên dễ thất thoát thông tin của họ. Do vẫn còn thiếu một căn cứ pháp lý đ ầy đ ủ cho các giao dịch thương mại điện tử nói chung; việc trao đổi dữ liệu giữa các Bộ, ngành còn hạn chế; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của ngành hải quan còn chưa đồng bộ...; nhất là chưa có căn cứ pháp lý bắt buộc các DN phải thực hiện khai báo hải quan điện tử nên dẫn đến việc áp dụng còn gặp nhiều hạn chế, DN còn "sợ" hình thức này. Dữ liệu hải quan cung cấp một khuôn khổ làm việc với các bộ dữ liệu đã được tiêu chuẩn hóa.Trao đổi thêm, ông Hiệu cũng cho biết từ năm 2008, Hội đồng Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã thông qua ba thành phần cơ bản của mẫu dữ liệu WCO phiên bản 3.0 gồm các mẫu xử lý dữ liệu về doanh nghiệp, các bộ dữ liệu và mẫu thông tin toàn diện. Các thành phần dữ liệu này sẽ chính là nền tảng để xây dựng, điều chỉnh các quy trình xử lý dữ liệu doanh nghiệp, các sơ đồ phụ cho quy trình của sơ đồ thông tin toàn diện và xây dựng Bộ dữ liệu nhiều lớp thân thiện hơn với người sử dụng. Và với những thông tin điện tử tiêu chuẩn như vậy, các doanh nghiệp khi xuất trình cho cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý khác để hoàn thiện thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, thông quan hàng hóa trong các giao dịch thương mại quốc tế sẽ cho phép hệ thống thông tin của hải quan, các cơ quan quản lý liên quan và các đối tác thương mại làm việc cùng nhau một cách hiệu quả nhất. Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  13. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Thực trạng khai báo hải quan điện tử. 3. Khu vực Asean. 3.1. Singapore  Trong khu vực Asean, Singapore là quốc gia hàng đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.Singapore có một chính phủ điện tử rất mạnh.Vì vậy, HQ Singapore có điều kiện thuận lợi để phát triển và áp dụng thủ tục HQĐT. TradeNet là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của quốc gia để xử lý và trao đổi các thông tin, chứng từ giữa các bên tham gia hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử. TradeNet cung cấp dịch vụ khai báo HQĐT, tăng tốc độ xử lý khai báo và giải phóng hàng, hạn chế việc xuất trình giấy tờ, cho phép doanh nghiệp nộp thuế HQ bằng phương tiện điện tử, giảm bước trao đổi các tài liệu thương mại. Hệ thống tiếp nhận khai báo và xử lý thủ tục HQ của Singapore là một hệ thống tự động hóa hoàn chỉnh. Tờ khai được gửi tới cơ quan hải quan trong hoặc ngoài Singapore thông qua EDI-Network (VAN) sau đó sẽ được kiểm tra, tính thuế, tự động thanh toán khoản thuế và gửi lại cho người khai hải quan. Người khai hải quan có thể in bản sao của giấy phép giả phóng tại máy tính của mình để nhận hàng. Để thực hiện việc tự động hóa toàn phần như trên, hệ thống của HQ phải kết nối với các cơ quan khác để trao đổi thông tin nhằm kiểm tra thông tin khai báo trên tờ khai của DN. Thái Lan  Thái Lan bắt đầu thực hiện chiến lược hiện đại hóa HQ vào năm 1996 bằng việc thực hiện triển khai thí điểm hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, tự động hóa công tác quản lý HQ đối với hoạt động XNK tại các cảng biển và sân bay trên toàn quốc. Thái Lan đã tập trong phát triển hạ tầng CNTT, xây dựng hai trung tâm dữ liệu tại văn phòng chính và cảng biển Bangkok Seaport, trang bị hơn 2000 trạm làm việc. Malaysia  Hiện nay, tất cả các giao dịch điện tử giữa cơ quan HQ với DN, với các cơ quan khác như: đại lý vận tải, cơ quan giao nhận, ngân hàng, các cơ quan quản lý của chính phủ... đều thông qua mạng Dagang Net. Dagang Net sẽ chịu trách nhiệm về việc quy định chuẩn bị dữ liệu khai HQĐT và giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa người khai và cơ quan HQ đối với việc trao đổi thông tin. Việc khai HQ được thông qua 3 hình thức sau: - Sử dụng phần mềm khai HQ của Dagang Net Sử dụng website của Dagang Net, - Mang mẫu tờ khai đến Dagang Net để nhập dữ liệu vào hệ thống. - Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  14. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan điện tử Việt Nam Quá trình phát triển của thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua. Chương trình tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, Bộ Tài chính đã xây dựng "Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đ ại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006" với mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của Hải quan các nước trong khu vực ASEAN. Trong hơn 5 năm đưa khai báo hải quan vào sử dụng, HQVN đã đạt đ ược những điểm tích cực, Có thể chia quá trình phát triển này thành hai giai đoạn: Từ 2005-2009:  Đã có 10/33 cực hải quan được chọn làm nơi thực hiện thí điểm trong đó điển hình có hai cục hải quan đó là chọn Cục Hải quan TP.HCM và Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan TP.HCM đã chủ động chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân l ực và l ựa chọn doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử. Kết hợp với Cục Công nghệ thông tin, cơ sở vật chất của Chi cục Hải quan điện tử và Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin đã hoàn thiện, với độ ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Qua 2 tháng thực hiện thí điểm TTHQĐT, bước đầu đã đạt được thành công. Thời gian làm thủ tục hải quan đã giảm đáng kể (từ 7-8 giờ xuống còn 2-3 phút) và giảm tối đa giấy tờ nộp cho cơ quan Hải quan, tiết kiệm được công sức và chi phí cho doanh nghiệp. TTHQĐT bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý hải quan hiện đại: từ quản lý từng giao dịch XNK sang quản lý doanh nghiệp, từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính. Cục Hải quan Hải Phòng : Thời gian làm thủ tục cho 10 tờ khai điện tử tương ứng với 1 tờ khai làm theo phương pháp thủ công. Qua 2 tháng thí điểm tại đây, đã có 15/20 doanh nghiệp đăng ký tham gia TTHQĐT với 106 tờ khai đã làm thủ tục, tổng trị giá hàng hóa hơn 13,2 triệu USD, đều thuộc loại hình nhập khẩu kinh doanh. Hải quan TP Hồ Chí Minh: qua gần 2 tháng thực hiện có 17/25 doanh nghiệp được cấp giấy công nhận tham gia TTHQĐT với tổng số 324 tờ khai XNK, trị giá 30,8 triệu USD. Mặt hàng XK chủ yếu là gạo, mặt hàng NK chủ yếu là tân dược. Tính đến 24-10-2005, số thuế phải thu là hơn 64,5 tỷ đồng. Từ 2009 đến nay:  Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  15. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Nhìn chung, Hải quan điện tử ở Việt Nam đang đi vào hoàn thiện và tiếp tục thí điểm tại các chi cục khác. Sau đây là quá trình thực hiện TTHQĐT ở một số nơi: • Hải Quan TP Hồ Chí Minh. Gần hai phần ba các hình thức ứng dụng hải quan được chấp nhận trực tuyến vào cuối năm 2010, hơn 1.600 doanh nghiệp đã tham gia một khóa đào tạo về hải quan điện tử trong thành phố hôm qua. Kể từ đầu năm đến nay, các Chi cục đã phê duyệt mẫu đơn 3200, với doanh thu 3,7 tỷ USD, và đóng góp 6 nghìn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. • Hải Quan Lào Cai. Hiện tại, Cục Hải quan Lào Cai có 04 Chi cục Hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt khoảng 625 triệu đô la Mỹ, số lượng tờ khai hơn 12 nghìn, trong đó số tờ khai của loại hình xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán là 11 nghìn, số tờ khai của loại hình sản xuất xuất khẩu đạt gần 300 tờ, thu nộp ngân sách nhà nước là 661 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại địa bàn Cục Hải quan Lào Cai là 540 doanh nghiệp với 157 doanh nghiệp trong tỉnh và 383 doanh nghiệp ngoài tỉnh Lào Cai. Với vị trí là điểm đầu giao thương trên đường xuyên Á nối Trung Quốc với Khu vực ASEAN lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng. • Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa được thông quan điện tử tại Chi cục HQ cửa khẩu Cảng - Sân bay đạt hơn 6,4 tỷ USD, con số này tại Chi cục Cái Mép là gần 12,2 triệu USD; tại Chi cục Cát Lở đạt hơn 4,3 triệu USD và tại Chi cục cảng Phú Mỹ đạt hơn 22,2 triệu USD. • Những kết quả đạt được của hải quan Việt Nam: Việc chuyển đổi mô hình thực hiện TTHQ điện tử từ một Chi cục HQ điện tử sang mô hình các Chi cục HQ đồng thời thực hiện 2 phương thức TTHQ điện tử và TTHQ truyền thống là một quyết định đúng đã tạo sức lan tỏa lớn, phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển hiện tại của Hải quan Việt Nam, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các Cục hải quan tỉnh, thành phố; tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển ở giai đoạn sau; mở ra cho cộng đồng doanh nghiệp khắp cả nước cơ hội và khả năng tham gia thực hiện TTHQ điện tử rất lớn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính hiện đ ại hóa h ải quan theo đề án 30 của Chính phủ. Qua 01 năm thực hiện mô hình mới đã đạt được những bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như chất lượng: 13 Cục hải quan với số lượng là 70 Chi cục đã triển khai, tăng gấp 35 lần so với năm 2009. Trong đó có 08/13 Cục hải quan đã triển khai thủ tục hải quan điện tử tại 100% các Chi cục, có 11/13 Cục đạt trên 70% các Chi cục. Số lượng loại hình thực hiện: 03 loại hình chính (kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu) và 06 loại hình khác (chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất, XNK dự án đầu tư, XNK tại chỗ, XNK trả lại, chuyển cửa khẩu). Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  16. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục được cung cấp phần mềm khai báo miễn phí của Tổng cục Hải quan, Công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ thông tin G.O.L và Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn là hai đơn vị đã được Tổng cục Hải quan chấp nhận kết nối phần mềm khai hải quan điện tử. Ngoài phần mềm khai báo được cung cấp miễn phí, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn một số gói sản phẩm có trả phí của hai công ty này để hỗ trợ phần mềm khai báo. Điểm khác biệt là doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan tại đúng chi cục có hàng hóa cần thông quan, không thể ở một địa điểm làm thủ tục cho tất cả các c ảng như trước đây.Ngoài ra, phần mềm mới được áp dụng đầu tiên tại TPHCM, chưa đồng bộ trên cả nước nên sẽ có tình trạng doanh nghiệp phải sử dụng song song hai phần mềm nếu làm thủ tục hải quan ở nhiều nơi. Biện pháp mở rộng khai báo hải quan điện tử. 4. Mục tiêu của ngành Hải quan là đến năm 2015 sẽ đưa thủ tục hải quan điện tử trở thành một phương thức phổ biến với tỷ trọng kim ngạch thực hiện hải quan điện tử đạt 70% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu , tỷ trọng tờ khai hải quan điện t ử đạt 70% trên tổng số tờ khai trên địa bàn với phạm vi 70% số chi cục hải quan th ực hiện, góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu như trên với thực trạng còn nhiều khó khăn trong việc triển khai hiện nay thì một s ố giải pháp đã được đề xuất như sau: Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số trong khai báo hải quan. Đây là một loại  chữ ký mã hóa thông tin đi kèm theo dữ liệu ( hình ảnh, văn bản, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Ưu điểm của chữ ký điện tử là khả năng xác định nguồn gốc. Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Để sử dụng chữ ký số thì văn bản cần phải được mã hóa bằng hàm  băm (văn bản được "băm" ra thành chuỗi, thường có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản) sau đó dùng khóa bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta đ ược chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã (với khóa công khai) để lấy lại chuỗi gốc (được sinh ra qua hàm băm ban đầu) và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu 2 giá trị (chuỗi) này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật. Tất nhiên là chúng ta không thể đảm bảo 100% là văn bản không bị giả mạo vì hệ thống vẫn có thể bị phá vỡ. Bên cạnh đó, loại chữ ký này còn bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản được gửi vì nếu văn bản bị Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  17. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng thay đổi thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện.Một ưu điểm nữa của việc sử dụng loại chữ ký này rằng nó là bằng chứng không thể chối nhận trong giải quyết tranh chấp trong giao dịch. Khi ký kết một hợp đồng nào đó, đ ể phòng bên kia sẽ từ chối nhận một văn bản do mình gửi thì bên nhận sẽ yêu cầu bên gửi kèm chữ ký số với văn bản . Cùng với việc phát triển chữ ký số là việc khởi tạo, phát hành và sử  dụng hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp chủ động trong giao dịch với thuế, giảm được chi phí in ấn, thời gian đi lại và các phiền hà khác… Công tác lưu trữ cũng được đảm bảo hơn… Tuy nhiên, do đây là loại hình ứng dụng mới nên các doanh nghiệp còn e dè về: tính pháp lý, rủi ro trong giao dịch, có th ể gây mất bút ký, thiếu an toàn, chi phí, cách thức sử dụng… Nhưng sau khi được các cơ quan thuế, các nhà cung cấp giải pháp phần mềm kế toán, chữ ký số… giải đáp và hướng dẫn thì doanh nghiệp lại muốn sớm được sử dụng hình thức hóa đơn điện tử. Sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng trong giao dịch điện tử.  Về phía ngành hải quan:  • Tiếp tục triển khai nâng cấp hạ tầng CNTT phục vụ cho thủ tục hải quan điện tử như phần mềm, thiết bị phần cứng, đường truyền, an ninh bảo mật...,kết nối các trang thiết bị kiểm tra hiện đại như máy soi container…,kết nối với hệ thống thanh toán qua ngân hàng, hệ thống thông tin qua kho bạc, cập nhật đầy đ ủ cơ sở dữ liệu để nâng cao mức độ tự động hóa của hệ thống. • Tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành và các đơn vị lien quan để chuẩn hóa, mã hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu hang hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, các danh mục hàng hóa chuyên ngành. • vào thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu • Để hạn chế những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình DN tiếp xúc trực tiếp với hải quan và giảm thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  18. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng khẩu, Tổng cục Hải quan đang gấp rút mở rộng áp dụng việc khai báo điện tử đối với tất cả các loại hình xuất nhập khẩu • Đơn giản hóa các chứng từ và các thủ tục phù hợp với những tác đ ộng lớn nhằm thúc đẩy giao dịch thương mại vì bộ chứng từ này cung cấp cơ sở chung cho việc thực hiện các biện pháp tương tự được tiến hành ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Về phía doanh nghiệp: phải nâng cấp hệ thống CNTT trong nội bộ  doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để tiếp cận và s ử dụng hi ệu quả công nghệ điện tử trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Kết Luận Tóm lại, Hải Quan Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình. Một sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành Hải Quan để đất nước hội nhập tốt trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện chiến lược phát triển của đất nước. Để Hải Quan Việt Nam càng tốt hơn nữa, đặc biệt hải quan điện tử càng được đưa vào sử dụng rộng rãi, cần một sự hợp tác tích cực từ nhà nước, hải quan đến doanh nghiệp. Để trong 5 năm tới các Chi Cục Hải Quan sẽ đạt được mục tiêu đề ra và sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn. Danh sách tổ 5 lớp Quản lý công: Họ và tên đệm Công Việc STT Tên Ghi chú Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
  19. Môn: Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Giảng Viên: Doãn Minh Thắng Tổ trưởng Câu 5, chương 1 01 Hoaøng Thò Hoaøi Câu 5, chương 1 02 Trieäu Vi Hoaøng Hoaøi Câu 5, chương 1 03 Leâ Xuaân Thònh Câu 5, chương 1 04 Thoungxay Chanthabandith Câu 12, chương 05 Löu Tröôøng Giang 1 Câu 12, chương 06 Y Klem 1 Câu 12, chương 07 Traàn Thò Nga 1 Câu 12, chương 08 Nguyeãn Ñöùc Tuyeán 1 Câu 12, chương 09 Ñaøng Thò Myõ Haïnh 1 Câu 7, chương 2 10 Buøi Thò Nguyeân Câu 7, chương 2 11 Leâ Thò Phöôïng Tổ phó Câu 5, chương 1 12 Nguyeãn Vaên Quang Câu 7, chương 2 13 Phaïm Thò Tuyeát Câu 7, chương 2 14 Ñoã Thò Dung Câu 7, chương 2 15 Ñaëng Thò Ngoïc Mai Câu 7, chương 3 16 Hoà Vaên Pin Câu 7, chương 3 17 Voõ Thò Thu Câu 7, chương 3 18 Leâ Vaên Tuøng Nguyễn Thị Hiền Câu 7, chương 3 19 Hoàng Thị Nguyệt Câu 7, chương 3 20 Nhóm 5 lớp KS10 Quản lý Công
nguon tai.lieu . vn