Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------***------ MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP Đề tài: NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ĐỨC Nhóm 1 thực hiện: 1. Phùng Ngọc Bảo Nguyên 2. Nguyễn Lan Phương 3. Tạ Như Quỳnh 4. Nguyễn Văn Tân 5. Nguyễn Phạm Vân Thảo 6. Phạm Thạch Thảo 7. Nguyễn Thị Tuyên 8. Công Thu Trang 9. Đoàn Thị Phương Vy Hà Nội, tháng 10 năm 2019
  2. NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ĐỨC I.  VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẾ CỦA NGUYÊN THỦ  QUỐC GIA 1) Vị trí pháp lý của nguyên thủ quốc gia - Tập hợp những quy định pháp luật nói về trình tự bầu cử thẩm quyền,  các mối quan hệ của người đứng đầu bộ máy nhà nước, được gọi là  chế định của luật hiến pháp ­ chế định nguyên thủ quốc gia. - Chế định Nguyên thủ quốc gia là một chế định đã có từ lâu đời. Nó  xuất hiện từ khi có sự xuất hiện của nhà nước (đầu tiên là nhà nước  chiếm hữu nô lệ). - Thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay về  cơ bản đều được xây dựng trên thiết chế của nhà nước tư bản. - Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nhà  nước về đối nội và đối ngoại; về nguyên tắc đều là đại diện tượng  trưng cho sự bền vững và tập trung của nhà nước. - Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế  chính trị. Nhưng ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi, vị trí,  chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ  chức nhà nước, hay nói cách khác là phụ thuộc vào hình thức chính thể  của những nhà nước đó.  2) Vị trí thực tế của nguyên thủ quốc gia Đức trong chính thể cộng hòa  đại nghị - Nguyên thủ quốc gia Đức là tổng thống. - Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, vị trí giống như các vị hoàng  đế trong chính thể quân chủ. - Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức xác định nguyên thủ quốc gia có  một vị trí độc lập trong tổ chức quyền lực nhà nước và là biểu tượng  quốc gia. - Vị trí pháp lý, Điều 62 Luật Cơ bản quy định: Chính phủ liên bang (hay Nội các ­ Kabinett) gồm có Thủ tướng  (Bundeskanzler) và các Bộ trưởng (Bundesminister). Chính phủ  liên bang là cơ quan có quyền đưa ra và quyết định chính sách  chính trị của liên bang để điều hành đất nước (Khoản 1 Điều 32  và Điều 59 Luật Cơ bản). Thẩm quyền quan trọng nhất tạo nên 
  3. vị trí pháp lý của Chính phủ là quyền trình dự án luật và ban hành  văn bản pháp quy. Thẩm quyền trình dự án luật thể hiện sự tác  động trực tiếp của Chính phủ vào hoạt động lập pháp. Quyền  ban hành văn bản pháp quy (thực hiện lập pháp ủy quyền) thể  hiện tính độc lập của Chính phủ với các thiết chế khác. - Nguyên thủ quốc gia được bầu cử có nhiệm kỳ 5 đến 7 năm, hoặc ít  hơn tùy theo quy định của mỗi nước. - Nguồn gốc hình thành, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức không phải  là thiết chế trực tiếp do nhân dân bầu. Việc thành lập Chính phủ theo  Điều 63, 64 Luật Cơ bản gồm hai bước: Bước một là Hạ nghị viện  (Bundestag) bầu người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng (Điều 63  Luật Cơ bản). Bước hai là các thành viên Chính phủ (các Bộ trưởng  liên bang) được Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng  (Điều 64 Khoản 1 Luật Cơ bản). Như vậy trách nhiệm chính trong  việc thành lập Chính phủ Liên bang Đức được trao cho Hạ nghị viện  và Thủ tướng. - Nguyên thủ quốc gia Đức thường không do nhân dân trực tiếp bầu ra  mà được bầu dựa trên cơ sở của Nghị viện hoặc do Nghị viện trực  tiếp bầu. - Tổng thống Đức thường không có thực quyền. II.  THẨM QUYỀN CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA  1. Thẩm quyền của nguyên thủ các quốc gia  - Quyền hạn, trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia là một trong  những yếu tố quan trọng tạo nên vị trí pháp lý của nguyên thủ  quốc gia. Quyền hạn này hoàn toàn phụ thuộc vào chính thể. - Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, quyền hạn và trách nhiệm  của nguyên thủ quốc gia có liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt  động của bộ máy nhà nước. Vì vậy quyền hạn của nguyên thủ  quốc gia có thể chia (tập hợp) thành 5 nhóm: 1. quyền của quốc  trưởng trong lĩnh vực hành pháp; 2. trong lĩnh vực lập pháp; 3.  trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh quốc gia; 4. trong lĩnh vực tư  pháp; 5. trong những trường hợp đặc biệt khác. 2. Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia Đức a. Trong lĩnh vực hành pháp ● Quyền hạn về mặt nguyên tắc:
  4. + Bổ nhiệm các quan chức cao cấp của cơ quan hành pháp + Lãnh đạo hoạt động hành pháp + Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, phong hàm cao cấp trong lực  lượng vũ trang ● Tuy nhiên, quyền hạn này chỉ mang tính hình thức:  - Quốc trưởng/tổng thống/hoàng đế ­ về mặt nguyên tắc có quyền lựa  chọn (bổ nhiệm hoặc đề nghị Nghị viện bầu) thủ tướng. Nhưng  nguyên thủ quốc gia không thể bổ nhiệm hoặc đề nghị Quốc hội bầu  một người nào đó khác hơn là thủ lĩnh đảng chiếm đa số ghế trong  Nghị viện, hoặc thủ lĩnh có uy tín trong Nghị viện làm thủ tướng. - Quyền hạn của quốc trưởng được nâng cao khi hạ nghị viện không có  đảng chiếm đa số ghế. => Đối với các hành động hành pháp, để thể hiện quyền hạn của mình,  Quốc trưởng chỉ làm động tác hợp lý hóa những quyết định của Chính  phủ.  - Đối với quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang, phong hàm cấp trong  lực lượng vũ trang, Quốc trưởng chỉ thực hiện theo sự áp đặt của  Chính phủ. Ví dụ: Con đường đắc cử của thủ tướng Angela Merkel (Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Merkel giành được sự đề cử của liên minh  CDU/CSU để trở thành đối thủ của Thủ tướng Gerhard Schroder của  đảng SPD trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005. Đảng của bà bắt đầu  chiến dịch vận động tranh cử, dẫn trước với tỷ lệ 21% theo các cuộc thăm  dò dư luận. Kết quả cuộc bầu cử toàn quốc ngày 18 tháng 9 năm 2005 là bất phân  thắng bại cho liên minh CDU/CSU của Merkel và đảng SPD của  Schroder, với CDU/CSU dành 35,2% phiếu bầu (CDU 27,8% và CSU  7,4%) trong khi SPD chiếm 34,2%. Cả liên minh SPD ­ đảng Xanh và liên  minh CDU/CSU với đảng Dân chủ Tự do đều không có đủ số ghế cần  thiết để chiếm thế đa số tại Bundestag, nên Schroder và Merkel đều  không thể tuyên bố chiến thắng. Một đại liên minh giữa CDU/CSU và  SPD gặp trở ngại là cả hai đều muốn nắm giữ cho mình chức thủ tướng.  Tuy nhiên, sau ba tuần lễ thương thảo, hai đảng đi đến thỏa thuận theo  đó Merkel sẽ là thủ tướng trong khi SPD nắm giữ 8 trong số 16 vị trí trong 
  5. nội các. Thoả hiệp này được chuẩn thuận bởi hai đảng vào ngày 14 tháng  11. Merkel được bầu vào chức vụ thủ tướng bởi đa số phiếu của đại biểu  (397­217) trong kỳ họp của Bundestag ngày 22 tháng 11, song có đến 51  thành viên của liên minh cầm quyền bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống. => Không có sự can thiệp quá lớn của tổng thống Đức trong cuộc bầu cử  này. Cuộc bầu cử diễn ra theo nguyên tắc: Theo đề nghị của Tổng  thống liên bang, Nghị viện bầu Thủ tướng liên bang theo nguyên tắc đa  số. b.Lĩnh vực lập pháp ● Quyền hạn về mặt nguyên tắc: - Tham gia vào quá trình lập pháp. - Công bố với nhân dân những văn bản luật đã được Nghị viện thông  qua. - Khi thực hiện các quyền này, Quốc trưởng có quyền “phủ quyết” các  đạo luật đã được Nghị viện thông qua.           *Phân loại quyền phủ quyết Veto của nguyên thủ quốc gia: -  Quyền phủ quyết tuyệt đối  + Là quyết định cuối cùng, dự án không cần xem xét và không thể trở  thành đạo luật
  6. +  Không tồn tại ở Đức -  Quyền phủ quyết tương đối  + Nguyên thủ quốc gia yêu cầu nghị viện xem xét lại dự án luật đã được  thông qua kèm theo lời phê của mình. + Nghị viện xem xét có thể chấp hành yêu cầu của quốc trưởng, hoặc có  thể không chấp nhận và vẫn giữ nguyên dự án luật mới mức biểu  quyết cao hơn chắc hơn là ⅔ tổng số nghị sĩ, hoặc phải là ¾ tùy theo  quy định của mỗi nước. -  Quyền phủ quyết lựa chọn/ phủ quyết một phần  + Áp dụng đối với trường hợp sự không đồng ý của quốc trưởng chỉ thể  hiện ở một số điều khoản của dự án Ví dụ Năm 1981, Tổng thống Carstens phải cân nhắc xem có nên phê chuẩn  đạo luật về chế độ trách nhiệm của Nhà nước hay không. Trong quy  trình lập pháp đã xảy ra tranh cãi về việc có cần sự đồng ý của  Thượng viện hay không. Chính phủ và Hạ viện cho rằng thẩm quyền  lập pháp trong trường hợp này là thuộc Hạ viện và đạo luật này không  cần thiết phải có sự đồng ý của Thượng viện. Tổng thống Carstens lúc  đầu đã trì hoãn, nhưng sau đó đã chấp nhận phê chuẩn dự luật. Tổng  thống cho biết ông nghi ngờ về tính hợp Hiến của đạo luật nhưng ông  đã phê chuẩn, vì các chứng cứ chống lại cũng có “trọng lượng nhất  định”. Việc phê chuẩn sẽ mở đường cho thủ tục kiểm tra của Tòa án  Hiến pháp.1 1 http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=131&NewsId=18176
  7. Tổng thống Đức Karl Carstens (nhiệm kỳ 1979 – 1984) Năm 1991, Tổng thống Weizsacker đã chối từ phê chuẩn đạo luật tư  nhân hóa bảo hiểm chuyến bay vì thiếu cơ sở Hiến định cần thiết. Sau  khi Hiến pháp được sửa đổi, đạo luật mới được Tổng thống  Weizsacker ký phê chuẩn.2 Tổng thống Đức Weizsacker (nhiệm kỳ 1984 – 1990) 2 http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=131&NewsId=18176
  8.  c.    Lĩnh vực đối ngoại  - Theo hiến pháp:  Nguyên thủ quốc gia có quyền thay mặt cho nhà nước  về đối ngoại.  - Trên thực tế: Nếu không phải là người đứng đầu hành pháp, thì nguyên  thủ quốc gia hầu như không được ký kết các hiệp ước quan trọng với  các nước ngoài. - Ở Cộng hòa Liên bang Đức: Nguyên thủ quốc gia là nhân vật tượng  trưng cho nhà nước giữ vai trò đại diện quốc gia về đối nội, đối ngoại.  Nguyên thủ quốc gia thực hiện rất hình thức, chi khỉ có sự đồng ý của  Chính phủ. Điều 79 Hiến pháp Đức năm 1949 ghi nhận: “ Tổng thống Liên bang  đại diện Liên bang trong các mối quan hệ quốc tế và nhân danh liên  bang ký kết các điều ước quốc tế với nước ngoài. Tổng thống liên  bang bổ nhiệm và tiếp nhận đại sứ”.                  Ông Frank­Walter Steinmeier trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2016 trên cương vị Ngoại   trưởng Đức.
  9.       Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Đức. Nguồn: Thế giới & Việt Nam.  d.Lĩnh vực tư pháp - Bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán tòa án tối cao/tòa án địa phương  (theo sự đề nghị của chính phủ) - Ân xá, giảm hình phạt, thay lời buộc tội - Quyền hạn vương giả: Thưởng huân, huy chương, danh hiệu, vinh dự  nhà nước… - Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, áp dụng tình  trạng thiết quân luật, dùng mọi biện pháp thậm chí có thể vi phạm  Hiến pháp trong khoảng một thời gian nhất định để duy trì lại trình  trạng bình thường Ví dụ: Tổng thống Đức có quyền công bố "Trường hợp phòng vệ"  (Verteidigungsfall) (khi nước Đức bị tấn công bằng quân sự) và  trao các bảng tuyên bố theo luật lệ quốc tế sau khi cuộc tấn công  bắt đầu. - Quyết định mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước (bổ nhiệm thủ tướng,  tỉnh trưởng, thị trưởng; thay đổi quyết định của bộ máy nhà nước. - Giải tán nghị viện, thay đổi một phần/lật đổ toàn bộ Chính phủ.
  10. - Thay đổi một phần hoặc lật đổ toàn bộ Chính phủ ­ cơ quan được  thành lập do chính mình đề xuất, hoặc trực tiếp thành lập. - Mọi hoạt động của tổng thống đều phải có chữ ký kèm theo của bộ  trưởng hoặc người đứng đầu bộ máy hành pháp. Chính chữ ký kèm  (“phó tự”) theo này là sự bảo đảm cho văn bản của nguyên thủ quốc  gia được thi hành. III.  THỦ TỤC BẦU CỬ TỔNG THỐNG  - Nguyên thủ quốc gia ­ tổng thống ­ do bầu cử mà ra. - Việc bầu cử dựa trên cơ sở của nghị viện, hoặc do nghị viện bầu ra,  nhân dân không trực tiếp bầu. - Điều kiện đối với mỗi ứng viên: + Người gốc quốc tịch Đức + Độ tuổi từ 35 đến 40 + Không đồng thời là thành viên của CHính phủ và thành viên của  cơ quan lập pháp liên bang. - Tổng thống liên bang được bầu bằng Hội nghị liên bang, bao gồm: + Nghị sĩ của Hạ viện + Đại biểu của cá lãnh địa - Điều kiện để ứng cử viên trở thành tổng thống: + Ứng cử viên nhận được đa số tuyệt đối phiếu thuận của hội  nghị liên bang. Nếu không bầu được ở vòng 1 sẽ tiếp tục bầu lại  ở vòng 2, rồi vòng 3. + Ứng cử viên nhận được đa số tương đối nếu phải bầu cử ở  vòng 3. - Khi nhận chức Tổng thống liên bang: Tổng thống tuyên thệ trước các  thành viên của Nghị viện liên bang và Hội đồng liên bang. Theo chương 56 của Hiến pháp: "Tôi xin thề sẽ dành hết sức lực  và trí tuệ của mình cho sự phồn vinh của dân tộc Đức, làm tăng  thêm lợi ích dân tộc, tuân thủ và bảo vệ HIến pháp. và các luật  khác của liên bang, hoàn thành một cách có lương tâm và danh dự  nhiệm vụ của mình, duy trì mọi công bằng cho công dân. Đức  chúa trời sẽ giúp tôi thực hiện lời tuyên thệ này."
nguon tai.lieu . vn