Xem mẫu

  1. ĐỐI CHIẾU PHỤ ÂM TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Nhóm 1: Nhật Duy- Thu Hiền- Trần Thanh Tâm- Minh Hiếu- Nguyệt Quế- Võ Yên- Huỳnh Yên- Thành Luân.
  2. BƯỚC 1: MIÊU TẢ • Phụ âm (consonant): về cơ bản là tiếng động, được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối thoát của nó. • So sánh nguyên âm và phụ âm Phụ âm Nguyên âm a.Khi phát âm, không khí ra tự do. a.Khi phát âm, không khí đi ra bị cản lại ở một chỗ nào đó. a.Bộ máy phát âm căng thẳng toàn a.Bộ máy phát âm căng thẳng bộ bộ. phận (ở nơi bị cản) a.Nguyên âm là tiếng thanh a.Phụ âm là tiếng ồn a.Nguyên âm cường độ yếu a.Phụ âm cường độ mạnh
  3. Cơ sở miêu tả phụ âm • Đặc điểm cơ bản của phụ âm là khi phát âm chúng được cấu tạo bằng luồng không khí bị cản trở. Sự cản trở này diễn ra bằng những cách khác nhau và ở những bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm. • Do đó xét về đặc điểm cấu âm, các phụ âm được miêu tả theo tiêu chí cơ bản sau:
  4. Tiêu chí 1: Theo phương thức cấu âm Các âm tắc Phụ âm bật hơi: có tiếng nổ nhẹ và có cọ xát ở khe hở giữa 2 mép dây thanh khi thoát ra. Ví dụ: Âm c ([k]) trong tiếng Anh hay th ([t’]) trong tiếng Việt Phụ âm mũi: không khí thoát ra theo đường mũi chứ không phải miệng. Ví dụ: [m], [n] Âm tắc nổ: không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở ấy để thoát ra ngoài và gây tiếng nổ nhẹ.Ví dụ: [p], [t], [k] Các âm xát: sinh ra bởi luồng không khí đi ra bị cản trở 1 phần, phải lách qua khe hở với sự cọ xát của bộ phận cấu âm. Ví dụ: [f], [v] Các âm rung: luông không khí thoát ra luân phiên bị lưỡi chặn nhưng lại thoát ra ngay do chỗ chặn mở ra Ví dụ: [R], [r]
  5. Tiêu chí 2: Theo vị trí cấu âm Theo nguyên tắc phân tích bộ phận cản trở không khí phát ra, có thể có các loại phụ âm sau dựa theo vị trí cản trở đó như sau Âm môi: không khí đi qua bị cản trở bởi môi. Môi – môi: [p], [b] ; Môi – răng: [f,] [v] Âm đầu lưỡi: tùy theo cách đặt lưỡi mà có sự phân loại Đầu lưỡi – răng: [t] ; Đầu lưỡi – lợi: [d]; Quặt lưỡi / lưỡi ngạc: [r], [t̺ʰ] Âm họng / thanh hầu: [h] Âm mạc – gốc lưỡi: [k], [g] Âm ngạc – mặt lưỡi: [ɲ], [j]
  6. • Tiêu chí 3: Theo đặc trưng âm học • Phân chia theo tỉ lệ tiếng động và tiếng thanh • Các âm vang: tiếng thanh là cơ bản • [m], [n], [ŋ], [ɲ] • Các âm ồn: tiếng động/ồn là cơ bản – Âm hữu thanh: [b], [d], [g], [z] – Âm vô thanh: [p], [t], [k], [s]
  7. Miêu tả phụ âm trong tiếng Anh và tiếng Việt
  8. Phụ âm trong tiếng Anh Trong tiếng Anh, có 24 phụ âm là : /p, b, m, f, v, t, d, k, g, l, s, z, h, n, j, r, w, ŋ, θ, t∫, dЗ, З, ∫, ð/ được phân loại theo bảng sau:
  9. Vị trí Môi-môi Môi-răng Răng Lợi Ngạc-lợi Ngạc Mạc Họng (bilabia) (labiodental) (dental) Alveolar) (palatoalveolar) (palatal) (Velar) (glottal) Phương thức Tắc (plosive) p, b t, d k, g Xát (fricative) θ, ð s, z ∫, ʒ h Tắc-xát t∫, dʒ (affricative) Mũi (nasal) m n ŋ Bên (lateral) l Gần đúng (approxima w r J nt)
  10. Phụ âm trong tiếng Việt Trong tiếng Việt có tất cả 30 phụ âm gồm 22 phụ âm đầu: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ,/ và 8 phụ âm cuối: /m, n, ŋ, p, t, k/
  11. Vị trí Đầu lưỡi Môi Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu Phương thức Bẹt Quặt Tắc Ồn Bật hơi t’ Vô thanh t th c k ? Không bật hơi Hữu thanh b d Vang (mũi) m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s ş χ h Hữu thanh v z ʐ ɣ Vang l
  12. Vị trí Lưỡi Môi Đầu lưỡi Gốc lưỡi Phương thức Ồn p t k Không mũi -w -j Vang Mũi m n ŋ
  13. BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CÁI CÓ THỂ ĐỐI CHIẾU • Phương thức cấu âm. • Vị trí cấu âm. • Số lượng phụ âm. • Vị trí của phụ âm trong âm tiết.
  14. BƯỚC 3: ĐỐI CHIẾU GIỐNG NHAU: + Đều sử dụng phương thức cấu âm và vị trí cấu âm với các tiêu chí giống nhau để phân loại các phụ âm. Ví dụ: Phương thức cấu âm: tắc, xát, mũi Vị trí cấu âm: môi, lưỡi + Số lượng phụ âm tương đối giống nhau Ví dụ: /p/, /b/, /m/, /n/, v...v... + Đa số phụ âm của 2 ngôn ngữ đều trùng với chữ viết Ví dụ: Tiếng Việt: b, m, v, t n, l, h Tiếng Anh: p, t, f, s, h, m, b, g, v, l, r, w
  15. KHÁC NHAU Trường hợp: XL1 ≠ XL2 1, Phương thức phát âm: giữa tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm giống nhau, tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau. Trong âm tắc Tiếng Việt Đi vào phân chia: - Tắc ồn bật hơi : [t’](thỉnh thoảng, thảnh thơi…) - Tắc ồn, không bật hơi, vô thanh : [t], [c], [k], [th](tung tăng, chim chóc, kiểm kê…) - Tắc ồn, không bật hơi, hữu thanh : [b], [d](bạn bè, bay bổng…) - Tắc, vang, mũi : [m], [n], [ɲ], [ŋ](mẹ, nũng nịu, minh mẫn, nhung nhớ, nghiêng nghiêng, nghe ngóng, nghĩ ngợi…) Tiếng Anh Vừa tắc vừa có kết hợp tắc - xát: - Tắc: [p], [b], [t], [d], [k], [g]…(happy, postcard, beer, body, birthday, tea, pretty, tennis, key, kind, milk, createguest, together, glass, - Tắc xát: [dʒ], [tʃ] (large, jam, church, cherry, chip, watch, choose, lunch,…)
  16. 2, Vị trí của phụ âm trong âm tiết: trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm giống nhau, như : có những âm đầu và âm cuối trong tiếng Việt cũng là âm đầu và âm cuối trong tiếng Anh, tuy nhiên Tiếng Anh Các phụ âm trong tiếng Anh có thể đứng ở đầu, giữa hay cuối âm tiết. Ví dụ: s (sea - was), r (rose - her), d (drink – good), k (kind – breakfast), w (with – yellow), n (national – chicken), l (like – beautyfull),  Phân biệt phụ âm mạnh và phụ âm yếu. Tiếng Việt Phụ âm đứng đầu âm tiết như: b, th, ph, v, đ, d, g, l, tr, q, k, s, r, kh, h, x, p, m, n,….. Ví dụ: bảo đảm, thương yêu, xuất phát, nhà cửa, di tích, hàng hóa, việc làm, lao động, chiến sĩ, phương pháp, giáo dục, rảnh rỗi, khuya khoắc, khúc khích… Trong tiếng Việt còn có những phụ âm đứng cuối âm tiết như: -p, -t, -ch, - c, -m, -n, -nh, -ng… Ví dụ: nhường nhịn, chúc tụng, anh em, trấn an, lớp học, hớt hải… Ngoài ra trong tiếng Việt còn có một số phụ âm vắng mặt Ví dụ: an ủi, ăn uống, uyên ương, âm ỉ, ào ạt, ồn ào, ầm ầm,
  17. Trường hợp: XL1 Ф XL2 Trong âm xát + Tiếng Việt không có các âm là [ʤ, ʧ, ʒ, θ, ð].(tiếng Anh có) + Tiếng Anh không có các âm là [x, γ, Ş, tr, nh, kh, ng].( tiếng Việt có) Trong âm mũi + Tiếng Anh không có phụ âm là [ɲ]. + Trong lúc phụ âm [k, g] trong tiếng Anh là TẮC MẠC thì [k] trong tiếng Việt là TẮC GỐC LƯỠI còn [ɣ] lại XÁT GỐC LƯỠI. Ví dụ: Trong tiếng Anh âm "g" là phụ âm tắc mạc như ở các từ “given, gold, gate, girl, get”. Trong tiếng Việt, âm "γ" là phụ âm xát gốc lưỡi như ở các từ “ghế, ghi, ghép, gom góp”. + Tiếng Anh cũng có những âm mà tiếng Việt không có: Âm gần đúng: [w], [j],
  18. Về số lượng: – Tiếng Anh: 24 phụ âm – Tiếng Việt: 30 phụ âm ( 22 phụ âm đầu + 8 phụ âm cuối).
  19. KẾT LUẬN Ta thấy rằng phụ âm của tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng về phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và số lượng phụ âm cũng như chữ viết có nhiều điểm tương ứng. Các tiêu chí đánh giá cũng tương tự nhau như tắc, xát, vô thanh, hữu thanh, bật hơi, không bật hơi. Do vậy, khi phát âm hai ngôn ngữ có nhiều điểm gần nhau. Bên cạnh đó, giữa phụ âm của tiếng Anh và tiếng Việt cũng có nhiều điểm khác nhau trên các phương diện phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
nguon tai.lieu . vn