Xem mẫu

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ Bài 1. Các số liệu về năng suất lao động (đầu ra tính bằng giờ lao động cho một sản phẩm) như sau: Quốc gia Sản phẩm Pháp Nhật Rượu vang 1 3 Đồng hồ 4 2 a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước. b. Phân tích lợi ích thương mại (quy đổi thành giờ lao động) của 2 bên và thế giới dựa trên lợi thế tuyệt đối nếu tỷ lệ trao đổi là 1chai vang = 1 chiếc đồng hồ. Bài làm a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước. ­ Lợi thế tuyệt đối của 2 nước: ­ Nước Pháp sản xuất 01 chai rượu vang mất 1h công lao động. ­ Nước Nhật sản xuất 01 chai rượu vang mất 3 h công lao động nước Pháp có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất rượu vang ­ Nước Pháp sản xuất 01 chiếc đồng hồ mất 4h công lao động. ­ Nước Nhật sản xuất 01 chiếc đồng hồ mất 2h công lao động nước Nhật có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất đồng hồ * Xác định lợi thế so sánh: ­ Ở nước Pháp: 1 chai rượu vang = 1/4 chiếc đồng hồ và 01 chiếc đồng hồ = 4 chai rượu vang. ­ Ở nước Nhật: 01 chai rượu vang = 3/2 chiếc đồng hồ và 01 chiếc đồng hồ = 2/3 chai rượu vang. Giá tương đối của rượu vang tại Pháp thấp hơn tại Nhật vì tại Pháp 01 chai rượu vang = 1/4 chiếc đồng hồ < tại Nhật 1 chai rượu vang = 3/2 chiếc đồng hồ. Và giá tương đối của đồng hồ tại Nhật thấp hơn tại Pháp vì: tại Nhật 01 chiếc đồng hồ = 3/2 chai rượu vang < tại Pháp 01 chiếc đồng hồ = 4 chai rượu vang. Vì vậy, Pháp là nước có lợi thế so sánh về rượu vang do ở Pháp rẻ hơn ở Nhật. Nước Nhật có lợi thế so sánh về đồng hồ do ở Nhật rẻ hơn ở Pháp. b. Ban đầu ta có: Sản phẩm Quốc gia Thế giới Pháp Nhật Rượu vang Đồng hồ 1(chai) ­ 1h 1(chiếc) ­ 4h 1(chai) ­ 3h 1(chiếc) ­ 2h 2(chai) ­ 4h 2 (chiếc) ­ 6h Nếu chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi quốc tế sẽ có lợi cho từng nước và thế giới như sau: Quốc gia Sản phẩm Thế giới Pháp Nhật Rượu vang Đồng hồ 5(chai) ­ 5h 0 0 2,5(chiếc) ­ 5h 5(chai) ­ 5h 2,5 (chiếc) ­ 5h Khi trao đổi với tỷ lệ 1 đồng hồ = 1 rượu vang thì: * Tại nước Pháp: + Trước khi trao đổi: 5 rượu vang + 0 đồng hồ = 5h + Sau khi trao đổi: 1 rượu vang + 1 đồng hồ + 3 rượu vang = 5h nước Pháp sau khi trừ tiêu dùng còn thừa 03 chai rượu vang tương đương 03 giờ công lao động. * Tại nước Nhật: + Trước khi trao đổi: 0 rượu vang + 2,5 đồng hồ = 5h + Sau khi trao đổi: 1 rượu vang + 1 đồng hồ + 0,5 đồng hồ = 5h Nước Nhật sau khi trừ tiêu dùng còn thừa 0,5 đồng hồ tương đương 01 giờ công lao động. * Thế giới: + Trước khi chuyên môn hóa: 2 rượu vang + 2 đồng hồ <=> 4h (2 vang) + 6h (2 đồng hồ) = 10h + Sau khi chuyên môn hóa: 5 rượu vang + 2,5 đồng hồ <=> 5h (5 vang) + 5h (2,5 đồng hồ) = 10h. => Sau khi chuyên môn hóa sản lượng của thế giới tăng 3 rượu vang và 0,5 đồng hồ. ____________________ Bài 2. Các số liệu trong bảng dưới đây cho biết số giờ công lao động cần thiết đế sản xuất 1m vải và 1kg thép ở Việt Nam và Nhật Bản Mặt hàng Vải Thép Việt Nam 3h 5h Nhật Bản 2h 2,5h a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước. b. Xác định tỷ lệ trao đổi quốc tế hợp lý để 2 bên cùng có lợi. Bài làm a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước. * Lợi thế tuyệt đối của hai nước: ­ Tại iệt Nam sản xuất 1m vải mất 3h. ­ Tại Nhật Bản sản xuất 1m vải mất 2h. Nhật Bản là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải, vì sản xuất 1m vải chỉ mất 2h so với Việt Nam là 3h. ­ Việt Nam sản xuất 1kg thép mất 5h. ­ Nhật Bản sản xuất 1kg thép mất 2,5h. Nhật Bản là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép, vì sản xuất 1kg thép chỉ mất 2,5h so với Việt Nam là 5h. *Lợi thế so sánh: Tỷ lệ trao đổi nội địa cùa 2 nước như nhau: ­ Tại Việt Nam: 1m vải = 3/5kg thép và 1kg thép = 5/3m vải. ­ Tại Nhật Bản: 1m vải = 2/2,5kg thép và 1kg thép = 2,5/2m vải. Việt Nam là nước có lợi thế trong sản xuất vải vì: tại Việt Nam 1m vải = 3/5kg thép < tại Nhật Bản 1m vải = 2/2,5kg thép. Và Nhật Bản là nước có lợi thế so sánh trong sản xuất thép vì: tại Nhật 1kg thép = 2,5/2m vải < hơn tại Việt Nam 1kg thép = 5/3m vải. b. Tỷ lệ trao đổi hợp lý là tỷ lệ nằm trong khoảng 2 tỷ lệ trao đổi nội địa, nghĩa là nằm trong khoảng: 2/2,5 kg thép > 1m vải > 3/5 kg thép. Chỉ trao đổi theo tỷ lệ này thì thương mại mới xảy ra vì đem lại lợi ích cho cả 2 nước, ngoài tỷ lệ này, lợi ích chỉ thuộc 01 bên, bên còn lại sẻ từ chối trao đổi. _______________ Bài 3. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá USD/VND sẽ thay đổi thế nào trong các trường hợp sau: a. Tốc độ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam cao hơn của Mỹ b. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ c. Mức lãi suất của VND cao hơn của USD tại Việt Nam d. Mỹ tăng nguồn FDI vào Việt Nam Bài làm Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá USD/VND sẽ thay đổi như sau: a. Tốc độ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam cao hơn của Mỹ thì tỷ giá USD/ VND sẽ giảm do sức mua của VND tăng nhanh hơn USD b. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ thì tỷ giá USD/ VND tăng do sức mua của VND giảm nhanh hơn USD. c. Mức lãi suất của VND cao hơn của USD tại Việt Nam, cầu về USD sẽ giảm do đó giá USD giảm, tỷ giá USD/VND giảm d. Mỹ tăng nguồn FDI vào Việt Nam, làm tăng nguồn cung USD, kéo theo xu hướng giảm tỷ giá USD/ VND. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn