Xem mẫu

Bài tập Kỹ thuật xử lý nước thải Thành viên nhóm 4: 1. Nguyễn Thị Hương (DC00202833) 2. Nguyễn Thị Hương (DC00202830) 3. Hoàng Thị Khuyên 4. Phạm Thị Lý 5. Nguyễn Thị Hậu 6. Lưu Thị Hồng Phượng 7. Mai Khánh Hà 8. Nguyễn Thu Hường 9. Lương Thị Lan 1 Bài tập Kỹ thuật xử lý nước thải I. Tính toán số liệu đầu vào Dân số: N = 400000 người. Tiêu chuẩn thải: q = 80 l/ng.ngđ. Tổng lưu lượng nước thải của khu dân cư: Xử nước thải đầu ra đạt nguồn loại A. Xác định nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt (Theo 8.1.7­Tr36­ TCVN 7957:2008) ­ Chất rắn lơ lửng (SS) : 65g/người.ngày ­ BOD của nước thải đã lắng: 35g/người.ngày Lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải khu dân cư là: Nước thải ra từ các họ gia đình đã qua bể tự hoại nên nồng độ SS giảm khoảng 55­65%. Chọn 60% Lượng BOD5 trong nước thải: 2 Bài tập Kỹ thuật xử lý nước thải II. Đề xuất dây chuyền công nghệ Phương án 1: 3 Bài tập Kỹ thuật xử lý nước thải Phương án 2: 4 Bài tập Kỹ thuật xử lý nước thải Thuyết minh: Phương án 1: Ở phương án này, nước thải qua song chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được đưa đến sân phơi bùn cặn còn nước thải đã được tác loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Sau một thời gian, cát lắng từ bể lắng cát đứng được đưa đến sân phơi cát. Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng ngang đợt I, tại đây các chất thô không hoà tan trong nước thải được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến bể Mêtan còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể Biofin Bùn hoạt tính sẽ được lắng ở bể lắng II và thành phần không tan được giữ ở bể lắng I. Qua bể lắng ngang đợt II, hàm lượng cặn và BOD trong nước thải đã đảm bảo yêu cầu xử lý xong. Trong nước thải ra ngoài vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây hại nên ta phải khử trùng trước khi xả ra nguồn. Toàn bộ hệ thống thực hiện nhiệm vụ này gồm trạm khử trùng, máng trộn, bể tiếp xúc. Sau các công đoạn đó nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận. Toàn bộ lượng bùn cặn của trạm xử lý sau khi được lên men ở bể Mê tan được đưa ra sân phơi bùn (hoặc thiết bị làm khô bùn cặn). Bùn cặn sau đó được dùng cho mục đích nông nghiệp. Phương án 2: Nước thải vào qua song chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được đưa đến sân phơi bùn cặn còn nước thải đã được tách loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Sau một thời gian, cát lắng từ bể lắng cát ngang được đưa đến sân phơi cát. Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng ngang đợt I, tại đây các chất thô không hoà tan trong nước thải được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến bể Mêtan còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể Aerôten Để ổn định nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerôten giúp tăng hiệu quả xử lý, tuần hoàn lại một phần bùn hoạt tính về trước bể, lượng bùn hoạt tính dư được đưa lên bể nén giảm dung tích, sau đó đến bể metan Bùn hoạt tính sẽ được lắng ở bể lắng II và thành phần không tan được giữ ở bể lắng I. Qua bể lắng ngang đợt II, hàm lượng cặn và BOD trong nước thải đã đảm bảo yêu cầu xử lý xong. Trong nước thải ra ngoài vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây hại nên ta phải khử trùng trước khi xả ra nguồn. Toàn bộ hệ thống thực hiện nhiệm vụ này gồm trạm khử trùng, máng trộn, bể tiếp xúc. Sau các công đoạn đó nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn