Xem mẫu

  1. BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN CACBONHIĐRAT – POLIME & VẬT LIỆU POLIME. Bài 1: Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất lỏng: rượu etylic, glixerin, dd glocozơ và benzen. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết chất chứa torng từng lọ. Viết các pt phản ứng. Đáp án:  Cho một ít Cu(OH)2 vào mẫu thử từng chất: - Mẫu thử hòa tan Cu(OH)2 ngay ở nhiệt độ phòng tạo ra dd màu xanh lam trong suốt là glixerin. - Đun nóng những mẫu thử còn lại, nếu xuất hiện kết tủa đỏ gạch là glucozơ.  Lấy mẫu thử của 2 chất còn lại cho tác dụng với Na: - Mẫu thử phản ứng sủi bọt khí là rượu etylic. - Mẫu thử không phản ứng là benzen. Bài 2: Bằng pp hóa học hãy phân biệt các chất trong từng cặp chất sau đây: 1. Glucozơ và Saccarozơ 2. Saccarozơ và Glixerin 3. Saccarozơ và Mantozơ. Đáp án: 1. Cho mẫu thử từng chất tác dụng với Ag2O trong NH3, mẫu thử tham gia phản ứng tráng gương là gucozơ, mẫu thử không có phản ứng là saccarozơ. 2. Cho vào ống nghiệm mẫu thử của từng chất, sau đó cho thêm vài giọt H2SO4, đun nóng. Sản phẩm phản ứng cho tác dụng với Ag2O trong NH3. Nếu có phản ứng tráng gương là saccarozơ. Nếu sản phẩm không có hiện tượng với Ag2O trong NH3 là glixerin. 3. Cho mẫu thử mỗi chất tác dụng với Ag2O trong NH3. Nếu có phản ứng tráng gương là mantozơ, không có phản ứng là saccarozơ. Bài 3: Từ khí thiên nhiên (CH4) vá các chất vô cơ cần thiết khác, viết các pt phản ứng điều chế: 1. Nhựa PE. 2. Nhựa PVC. 3.Cao su Buna. 4. PVA. Đáp án: 1. CH4 C2H2 CH2 = CH2 PE. 2. CH4 C2H2 CH2 = CH – Cl PVC. 3. CH4 C2H2 CH2 = CH – C ≡ CH C CH2 = CH – CH = CH2 cao su buna. 4. CH4 C2H2 2 CH3 – CHO CH3COOH C CH2 = CH – O – COCH3 PVA. Bài 4: Viết CTCT và gọi tên các monome dùng để điều chế các polime sau: 1. –(CH2 – CH)–n 2. –(O – CH2 – CH2)–n 3. –(NH – CH2 – CO)–n 4. –(CH2 – CH)–n CH3 OOCCH3 Đáp án: 1. CH2 = CH – CH3: propylen 2. HO – CH2 – CH2 – OH: etylen glicol. 3. NH2 – CH2 – COOH: axit amino axetic. 4. CH2 = CH – COOCH3: vinyl axetat. Bài 5: Cho các chất O2N – (CH2)6 – NO2 và Br – (CH2)6 – Br. 1. Viết các pt phản ứng tạo ra nilon 6,6. 2. Tại sao tơ nilon 6,6 kém bền torng môi trường axit và kiềm. Bài 6: Ba ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt từng dd sau, hãy dùng quỳ tím để phân biệt từng chất. 1. CH3 – COOH 2. H2N – CH2 – COOH 3. H2N – CH2 – CH2 – CH – COOH. NH2 Bài 7: 1. Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa sitren và buta 1,3 – đien thu được polime A. Cứ 2,834 gam polime A phản ứng vừa hết với 1,731 gam brom. Tính tỷ lệ số mắt xích butadien và striren torng loại polime trên, từ đó viết CTCT của A. 2. Tiến hành trùng hợp 5,2 gam stiren. Sau phản ứng ta thêm 400 ml dd nước brom 0,125 M khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Sau đó lại thêm lượng dư dd KI, toàn bộ lượng I2 sinh ra phản ứng vừa hết với 92 ml dd Na2S2O3 1M. Tính số gam polime tạo ra. Đáp án: Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1
  2. BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN CACBONHIĐRAT – POLIME & VẬT LIỆU POLIME. Bài 8: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100 ml dd A. Cho A phản ứng với dd AgNO3 dư trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Tính khối lượng mỗi chất ban đầu. Lấy 100 ml dd A đun nóng với 100 ml dd H2SO4 0,02 M. Tính nồng độ mol/l các chất trong dd sau phản ứng, biết thể tích dd không đổi. Bài 9: Cho 2,5 kg C6H12O6 chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Trong khi chế biến, rượu bị hao hụt 10%. 1. Tính khối lượng rượu thu được. 2. Nếu ½ lượng rượu pha loãng bằng nước sẽ thu được bao nhiêu lít rượu 40oC biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml. 3. Nếu cho ½ lượng rượu còn lại đem lên men giấm (H = 100%) thì thu được bao nhiêu gam giấm chứa 10% axit axetic. Đáp án: 1. 1,92 gam. 2. 1,4371 lít. 3. 6 kg. Bài 10: Cho gulcozơ lên men thành rượu etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dd Ba(OH)2 dư tạo ra 49,25 gam kết tủa. Tính khối lượng glucozơ đã dùng biết H = 80%. Đáp án: 28,125 gam. Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam hợp chất thiên nhiên CxHyOz thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. Hợp chất này có vị ngọt hơn đường mía; khi đun với AgNO3 trong amoniac cho Ag và tác dụng được với hiđro có Ni xúc tác. Hãy xác định CTPT và CTCT, biết phân tử khối là 180 đvC. Đáp án: C6H12O6 – Fructozơ Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1
nguon tai.lieu . vn