Xem mẫu

  1. Bài 1. Một phân tử AND dài 102000 Ǻ và có X= 18000. Trên một mạch của phân tử AND này có A= 10000, G= 5000. AND trên nhân đôi mấy đợt biết rằng số nu loại G môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi là 126000.< bài này nó cho số nu loại G môi trường nội bào cung cấp thì xài công thức: (2ⁿ - 1) N đc không> sao tớ làm không ra số nguyên j hết??? Bài 2. Một gen có hiệu số giữa A vối một loại nu khác bằng 300, còn tích số của chúng bằng 54.100 a) Tính số lượng từng loại nu do môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần. b) Mỗi gen con hình thành phiên mã 5 lần. Tính số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các rinucleotit ? Bài 3. Một gen dài 3368,4 Ǻ, có 2739 liên kết hidro. Gen tái sinh đã tạo ra một mạch đơn lấy từ các nu của môi trường nội bào, trong đó có 149 A và 247 X để góp phần hình thành một gen con. a) Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nu của gen. b) Gen đó phiên mã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 500 U, thì số lượng từng loại nu của mỗi phân từ mARN là bao nhiêu? c) Quá trình dịch mã cần 11550 aa chức năng thì trung bình mỗi phân tử mARN được tổng hợp từ quá trình phiên mã nói trên đã để cho bao nhiêu lượt riboxom trượt qua? Bài 4. Người ta dùng 2 loại ribonuleotit Adenin và Uraxin để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. tốc độ liên kết là 10 ribonucleotit sau 4 giây. Phân tử protein tương ứng được tổng hợp chứa 500 aa và gồm 5 loại aa: phenylalanyl (UUU), asparazyl (AAU), Tirozin (UAU), isoleuxin (AUA), leuxin (UUA) với tỉ lệ tương ứng 10%, 15%, 20%, 25%, 30%. Hạy xác định: a) Số kiểu bộ ba đối mã (anticođon), bộ ba mã gốc(triplet) được tạo thành từ các kiểu bộ ba mã sao( côdon) tương ứng nói trên b) Thời gian tổng hợp xong 1 phân tử mARN c) Số lượng từng loại nu tương ứng trong các bộ ba mã gốc và các bộ ba đối mã được sử dụng để mã hoá các aa chức năng nói trên Bài 5. Trong quá trình giảm phân, những cơ chế nào tạo ra các loại giao tử có các NST khác nhau. - Trao đổi chéo (tiếp hợp theo chiều dọc và 2 NST kép tương đồng trao đổi các đoạn bị đứt với nhau) - Cơ chế phân li của các NST kép và NST đơn : + ở GP1 thì các NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân li về 2 cực của tế bào . + ở Gp2 thì các NST kép tách nhau ở tâm động và các NST đơn phân li đều về cực của tế bào . Bài 6. Cà độc được có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Người ta phân tích tế bào sinh dưỡng của 1 cây cà độc dược thấy có 48 NST. Đó là đột biến gì? Nêu cơ chế hình thành.
  2. Cà độc được có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Người ta phân tích tế bào sinh dưỡng của 1 cây cà độc dược thấy có 48 NST. Đó là đột biến gì? Nêu cơ chế hình thành. Đột biến số lượng NST , thể đa bội . Cơ chế: - là do sự kết hợp của 2 giao tử đột biến có bộ NST là 2n => 2n + 2n =4n -Hoặc do sự kết hợp của 2 giao tử 2n của cây 4n từ trước . -Do trong quá trình nguyên phân không có sự phân li của các NSt thế là sau nguyên phân tạo ra 1 tế bào ko có NST và 1 tế bào có bộ NST là 4n - Do sự kết hợp của giao tử 2n + 4n = 6n.sau đó 6n giảm phân cho giao tử 3n ,sau đó lấy 3n + n = 4n cứ cộng vào kiểu kia thế nào cũng đc..ngồi liệt kê khoảng 1 tiếng thì hết Bài 7. Gen B có 2400 nucleotit có hiệu A với nucleotit khác là 30% a. Xác định chiều dài gen B. b.Quá trình tự sao của gen B diễn ra liên tiếp 3 lần, hãy xác định số nu từng loaị trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt cuối cùng. a. Chiều dài B : (2400 : 2 )x 3,4 = 4080 A b.2A + 2G = 2400 => A + G = 1200 %A + %G = 100% %A - %G = 30% => %A = 65% G% = 100% - 65% = 35 % => A = 780 =T G = 420 =X => sau 3 lần nhân đôi có : nu A = T = 2^3 x 780 = 6240 nu Sau 3 lần tự nhân đôi có nu G = nu X = 2^3 x 420 = 3360 nu Bài 8. Bộ NST 2n của người bằng 46. Tổng số tế bào sinh ra trong các thế hệ nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào lưỡng bội ban đầu là 62. Xác định số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi Bộ NST 2n của người bằng 46. Tổng số tế bào sinh ra trong các thế hệ nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào lưỡng bội ban đầu là 62. Xác định số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi 62 x 46 =2852 Bài 9: Hai gen đều có tỉ lệ Nu A đều bằng 30% a. Có thể kết luận 2 gen trên có số Nu từng loại giống (bằng) nhau được không? Tại sao? b. Giả sử mỗi gen đều có chiều dài 2040 A (Amt), xác định số lượng Nu mỗi loài của 1 gen. a, Có thể kết luận được hai gen có số Nu từng loại bằng nhau vì tỉ lệ các loại Nu X =G có thể xác định. b,Tổng số Mu của 1 gen = 2040 :3,4 x 2 = 1200 ( Nu) => Số Nu loại A =T= 1200 x 30% = 360 ( Nu) => Số loại Nu loại X=G= (1200 - 360x2) :2 = 240 (
  3. Nu) Bài 10: a. Một phân tử Pr có 300 acid amin, tính chiều dài của gen quy định cấu trúc phân tử protein nói trên. b. Một gen có X = 700, T = 800. Nếu khi bị đột biến, gen đột biến có X = 699, T = 800, đó l à đột biến gì ? a, Số Nu của gen = 300 : 3 +2 = 102 ( Nu) => Chiều dài của gen = 102 :2 x3,4= 173,4 A b, Đây là dạng đột biến mất 1 cặp Nucleotit. Bài 11: a. Một gen ở vi khuẩn có chiều dài 0,51 m và có 3600 liên kết Hidro xác định số lượng từng loài Nu của gen và tỉ lệ % của chúng. b. Xét về cấu tạo hoá học, các gen khác nhau phân biệt nhau ở những điểm n ào ? c. Nếu trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự cặp đôi nhầm (ví dụ A với G) thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? a, ta có: 0,51\mum = 5100 ATR=> tổng số Nu trong gen = 5100 :3,4 x 2 = 3000 Nu Ta có: 2A+3G= 3600 mà 2A+2G= 3000 ( giải hệ pt) => G = 600 ( nu) => X=G = 600 nu => A=T = 900 Nu b, Gen khác nhau phân biệt ở trình tự phân bố các Nu, thành phần cấu tạo các Nu, và số lượng các Nucleotit. c, Sẽ dẫn đến hậu quả: làm rối loạn tính hài hoà đc thể hiện trong tính chất bổ sung của các mạch ADN với nhau. => làm thay đổi thông tin di truyền => mARN thay đổi=> chuỗi a.a=> protein. Tóm lại là làm thay đổi tính trạng của cơ thể... Bài 12: Gen A có chiều dài 2550 Å, gen B có 96 vòng xoắn. Hai gen nhân đôi với số lần không bằng nhau tạo 20 gen con. Biết gen A có số lần nhân đôi nhiều h ơn gen B. Hãy xác định: 1, Số lượng nuclêôtit của mỗi gen. 2, Số lần nhân đôi của mỗi gen. 3. Số lượng nuclêôtit của toàn bộ các gen con. 1, Số nuclêôtit của gen A N= (2L : 3,4 A^0) = ( 2.2550 : 3,4) = 1500 nu - Số nuclêôtit của gen B: 96.2.10 = 1920 nu 2, Nếu gọi x là số lẩn nhân đôi của gen, ta có tổng số gen con bằng 2^x, có thể l à: 2^1=2; 2^2=4; 2^3=8; 2^4=16… Hai gen A và B nhân đôi tạo tổng số 20 gen con, ta có:
  4. 20 = 4 + 16 = 2^2 + 2^4 Vậy x = 2 và x = 4.Gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn nên gen A nhân đôi 4 lần và gen B nhân đôi 2 lần. 3, - Số nuclêôtit có trong gen A: 2^4 . 1500 = 24000 nu - Số nuclêôtit có trong gen B: 2^2 . 1920 = 7680 nu (nhớ đóng góp ý kiến cho mình nhá) - Tổng số nuclêôtit trong toàn bộ các gen con: 24000 + 7680 = 31680 nu Bài 13: Một gen có 75 chu kì xoắn 1. Tính chiều dài phân tử ADN được tổng hợp từ gen trên. 2. Nếu đột biến làm mất 1 cặp Nu và chỉ liên quan đến 1 bộ ba mã hoá thì vị trí đột biến xảy ra ở bộ ba nào của gen. Bài 14: Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử (khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp NST). Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định: 1. Bộ NST 2n của loài. 2. Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng. 3. Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên. 1/ số tb sinh tinh = 1048576/4 = 262144 ==> bộ NST là 2n = 3145728/ 262144 =12 2/ NP ak? là : hic...... 2^n = 262144 ---> n= ?? ---> số NST mtcc cho NP của tb mầm là: (2^n -1)*12 Bài 15: Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bào này đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm. 1. Các xác định bộ NST lưỡng bội của loại. 2. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm ? 3. Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 91 NST đơn. a) Giải thích cơ chế hình thành hợp tử. b) Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối cùng.
  5. - bộ NST của hợp tử = 91/7 = 13 (7= (2^3 -1)) - cơ chế: tế bào trứng có n=7(khi tê bào sinh trứng GP có thế bị ĐB ở kì sau GP1 hoặc ĐB ở kì sau GP2) kết hợp vớ tinh trùng bt n= 6 ---> hợp tử 2n =13 b/ thế hệ cuối cùng là khi kết thúc NP 3 lần nhỉ? là : (2^3)*13 =104 NSt Bài 16: 1 gen có chiều dài 0,306 micromet. Xác định: a) Số nucleotit và số vòng xoắn b)Số ribonucleotit của phân tử mARN do gen tổng hợp c)Số nucleotit môi trường cung cấp nếu gen nhân đôi 4 lần.(Biết 1 micromet = 10^4 ăngtơrông) Bài 17: 1 phân tử mARN được tổng hợp chứa 1200 ribonucleotit. Gen tạo r5a phân tử mARN tự nhân đôi 3 lần. Xác định số lượng nucleotit, chiều dài của gen và số lượng nucleotit có trong các gen con được tạo ra sau nhân đôi. Bài 18: Có 5 gen có cấu trúc giống nhau đều nhân đôi với số lần bằng nhau, các gen con tạo ra có chứa tổng số 60 000 nucleotit, biết mỗi gen có chiều dài 5100 ăngtơrông. Xác định: a) Số lần tự nhân đôi của mỗi gen b) Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho các gen nhân đôi. Bài 19 Một gen dài 0.408(um) và có tỉ lệ từng lọai Nu bằng nhau. Trên mạch thứ nhất của gen có X1=12.5%, T1=10%. Gen nói trên tự nhân đôi 5 lần. Tính số lượng Nu của từng lọai A và G? Bài 20: Một tế bào có 2 gen dài bằng nhau. Gen 1 có A%.T%=4%, gen 2 có G%.T%=6%. Liên kết H ở gen 1 nhiều hơn gen 2 là 150. Nếu xét riêng từng gen, ở mạch 1 của gen 1 có A%.T%=0,84 và G/X=2/3. Ở mạch 1 của gen 2, tỉ lệ A: T: G: X là 1: 2: 3: 4. a.Tính chiều dài của gen b.tính số liên kết H c.Tính số nu mỗi loại.
nguon tai.lieu . vn