Xem mẫu

  1. Tài liệu khóa học: Luyện thi Vip 2010 BÀI LUYỆN TẬP PHẦN KIM LOẠI NHÓM B 1. Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử sắt: A. Luôn bị oxi hóa thành ion Fe2+. B. Có thể bị khử thành ion âm. C. Luôn bị oxi hóa thành ion Fe3+. D. Có thể bị oxi hóa thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+. 2. Cho phản ứng: Fe + H2SO4 → X + Y + Z. X, Y, z lần lượt là: A. FeSO4; SO2; H2O. B. Fe2(SO4)3; SO2; H2O. C. Fe2(SO4)3; H2; H2O. D. FeSO4; SO2; H2. 3. Để chuyển muối FeCl3 thành muối FeCl2, tôt nhất là dùng kim loại: A. Fe. B. Cu. C. Na. D. Ag. 4. Quặng giàu sắt nhất nhưng hiếm gặp trong tự nhiên là: A. Xiderit. B. Pirit. C. Hematit. D. Manhetit. 5. Cho từ từ từng giọt dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là: A. Xuất hiện kết tủa trắng và thoát khí không màu. B. Có khí không màu thoát ra và xuất hiện kết tủa nâu đỏ. C. Xuất hiện kết tủa trắng. D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và có khí thoát ra. 6. Muối FeCl3 có thể tác dụng với tát cả các chất trong dãy sau: A. dd KBr, Cu, SO2, dd Na2SO4. B. Fe, H2S, dd AgNO3, dd H2SO4 đặc nóng. C. Fe, H2S, dd AgNO3, dd HNO3 loãng. D. dd KI, Fe, H2S, dd AgNO3. 7. Có 5 ống nghiệm đựng riêng 5 dung dịch loãng là: FeCl 3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4, AlCl3. Một hóa chất có thể phân biệt các chất trên là: A. dd BaCl2. B. Quỳ tím. C. dd AgNO3. D. dd NaOH. 8. Ion Fe thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng sau: 2+ A. FeCl2 + Cl2 → FeCl3. B. Fe2(SO4)3 + Fe → FeSO4. C. FeSO4 + NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4. D. FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe. 9. Muối FeSO4 có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy: A. dd KMnO4; dd HNO3 đặc nóng; dd Cu(NO3)2; Cu; dd NaOH. B. dd KMnO4; dd BaCl2; Mg; dd NaOH; dd AlCl3. C. dd KMnO4; dd BaCl2; Mg; dd NaOH; dd HNO3 loãng. D. dd HNO3 đặc nóng; dd Cu(NO3)2; Cu; dd NaOH; khí clo. 10. Để phân biệt dung dịch FeCl3 và FeCl2, có thể dùng thêm một hóa chất làm thuốc thử là: A. dd NaOH. B. dd H2SO4. C. dd AgNO3. D. Khí CO2. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
  2. Tài liệu khóa học: Luyện thi Vip 2010 11. A là một hợp chất của sắt. Hòa tan A trong axit HNO3 thấy có khí nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện. A là: A. FeCO3. B. FeS. C. Fe3O4. D. Fe2O3. 12. Sắt kim loại có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy sau: A. dd NaOH; khí clo; cacbon; dd CuSO4; hơi nước. B. dd HCl; khí clo; dd HNO3 đặc nóng; khí oxi; dd Fe(NO3)3. C. dd H2SO4 đặc nguội; khí nitơ; lưu huỳnh; dd CuSO4; dd HNO3. D. dd HCl; khí clo; hơi nước; khí oxi; dd MgSO4. 13. Xét các phản ứng: 1. FeCl2 + Cl2 → FeCl3. 2. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. 3. FeSO4 + NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4. 4. FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe. Ion Fe2+ bị oxi hóa trong các phản ứng: A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 1 và 4. D. 1 và 3. 14. Sản phẩm của phản ứng giữa FeS2 và axit H2SO4 loãng là: A. Fe2(SO4)3; H2S. B. FeSO4; H2S. C. FeSO4; H2S; S. D. Fe2(SO4)3; H2S; S. 15. Khi nung nóng trong không khí để Fe(OH)2 phân hủy hoàn toàn, sản phẩm thu được là: A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3 và FeO. D. Fe2O3. 16. FeO thể hiện tính bazo trong phản ứng: A. FeO + H2 → Fe + H2O. B. FeO + HCl → FeCl2 + H2O. C. FeO + CO → Fe + CO2. D. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. 17. Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sản phẩm của phản ứng là: A. Fe(NO3)2; NO; CO2; H2O. B. Fe(NO3)2; NO2; CO2; H2O. C. Fe(NO3)3; NO2; CO2; H2O. D. Fe(NO3)3; NO; CO2; H2O. 18. Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe3O4 với axit H2SO4 đặc nóng là: A. FeSO4; H2O. B. Fe2(SO4)3; H2O. C. FeSO4; Fe2(SO4)3; H2O. D. Fe2(SO4)3; SO2; H2O. 19. Sản phẩm của phản ứng giữa H2S và dung dịch FeCl3 là: A. FeCl2; HCl; S. B. FeCl2; HCl; SO2. C. FeS; HCl; S. D. FeS; SO2; S. 20. Ion Fe thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng sau: 3+ A. Fe2(SO4)3 + NaOH → Na2SO4 + Fe(OH)3. B. FeCl2 + Cl2 → FeCl3. C. Fe2(SO4)3 + Mg → MgSO4 + FeSO4. D. FeCl3 + Na2CO3 + H2O → Fe(OH)3 + CO2 + NaCl. 21. Hòa tan 2 gam một oxit sắt cần vừa đủ 26,07 ml dung dịch HCl 10% ( d = 1,05 g/ml). Công thức của oxit sắt là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
  3. Tài liệu khóa học: Luyện thi Vip 2010 A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Không xác định. 22. Để bảo quản dung dịch Fe2(SO4)3 tránh hiện tượng thủy phân, người ta thường nhỏ vào ít giọt: A. dd H2SO4. B. dd NaOH. C. dd NH3. D. dd BaCl2. 23. Để thu được kết tủa FeS, cho dung dịch FeSO4 tác dụng với dung dịch: A. H2S. B. Na2S. C. SO2. D. dd H2SO4. 24. Phương pháp đơn giản nhất để tách Cu ra khỏi hỗn hợp với Cu(NO3)2 là: A. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch Fe(NO3)3. B. Hòa tan hỗn hợp vào nước rồi lọc bỏ chất rắn. C. Cho hỗn hợp vào dung dịch HNO3 loãng. D. Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 rồi lọc bỏ chất rắn. 25. Một chiếc lọ bằng đồng có thể dùng chứa chất nào sau đây: A. HNO3. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. H2SO4 đặc nguội. 26. Thêm từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch X thấy kết tủa xanh xuất hiện sau đó kết tủa ta, thu được dung dịch xanh thẫm. Dung dịch X là: A. AlCl3. B. Fe2(SO4)3. C. CuSO4. D. ZnCl2. 27. Có thể phân biệt 2 kim loại Zn và Al bằng thuốc thử: A. dd NaOH, dd HCl. B. dd NaOH, khí CO2. C. dd HCl, dd NH3. D. dd NaOH, dd NH3. 28. Để tách các muối ra khỏi dung dịch hỗn hợp gồm: CuCl2, AlCl3, ZnCl2 có thể dùng những hóa chất nào sau đây: A. Cu và Cl2. B. Al và Cl2. C. Zn và Cl2. D. Zn và HCl. 29. Hòa tan một oxit sắt X vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch A. Nhỏ 1 ml dung dịch KMnO4 vào dung dịch A thì màu tím mất. Oxit X là: A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO và Fe3O4. 30. Để thu hồi Au từ hợp kim Cu-Fe-Au, có thể ngâm hợp kim trong dung dịch: A. HCl dư. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 đặc nguội. D. AgNO3 dư. 31. Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột gồm Al2O3 và CuO mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng các hóa chất sau: A. dd HCl, dd NaOH. B. dd NaOH, khí CO2. C. Nước. D. dd NH3. 32. Trong công nghiệp người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để điều chế muối CuSO4: A. Cho Cu phản ứng với dung dịch Ag2SO4. B. Cho Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. C. Cho Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng có sục khí O2. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
  4. Tài liệu khóa học: Luyện thi Vip 2010 33. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện. Chứng tỏ: A. H2S có tính axit mạnh hơn H2SO4. B. H2SO4 có tính axit mạnh hơn H2S. C. Kết tủa CuS không tan trong axit mạnh. D. Xảy ra phản ứng oxi hóa – khử. 34. Cho từ từ dd NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì: A. Không có kết tủa xuất hiện. B. Có kết tủa keo xanh xuất hiện sau đó tan. C. Có kết tủa keo xanh xuất hiện và không tan. D. Sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa. 35. Cho từ từ kiềm vào dung dịch ZnSO4 đến dư, hiện tượng quan sát được là: A. Xuất hiện kết tủa màu trắng bền. B. Xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó kết tủa tan dung dịch trở nên trong suốt. C. Xuất hiện kết tủa màu xanh. D. Không có hiện tượng gì xảy ra. 36. Trong qua trình sản xuất gang từ quặng manhetit ( chứa 80% là Fe 3O4, còn lại là tạp chất trơ), lượng sắt bị hao hụt là 1%. Khối lượng quặng manhetit cần để luyện được 800 tấn gang ( có hàm lượng sắt 95% ) là: A. 1325,16 tấn. B. 132,516 tấn. C. 106,013 tấn. D. 1060,13 tấn. 37. Hỗn hợp A gồm a gam Fe và 0,2 mol Fe2O3. Hòa tan hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư, thu dung dịch B. Dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu kết tủa D, nung D trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 36 gam chất rắn E. a có giá trị bằng: A. 1,4 gam. B. 14,0 gam. C. 2,8 gam. D. 3,6 gam. 38. Trộn 5,4 gam Al với 4,8 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sauk hi phản ứng kết thúc thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là: A. 0,224 gam. B. 10,2 gam. C. 4,08 gam. D. 2,24 gam. 39. Hỗn hợp X gồm Zn, Mg, và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí ( đktc). Để tác dụng vừa hết 23,40 gam X cần 12,32 lít clo ( đktc). Xác định khối lượng của Fe trong hỗn hợp: A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 2,8 gam. D. 8,4 gam. 40. Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 2,24 lít CO ( đktc). Tính khối lượng Fe thu được: A. 15 gam. B. 16 gam. C. 20 gam. D. 18 gam. 41. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít ( đktc) hỗn hợp B gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là: A. 4,30 gam. B. 34,0 gam. C. 3,40 gam. D. 43,0 gam. 42. 1,405 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là ( gam): Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
  5. Tài liệu khóa học: Luyện thi Vip 2010 A. 3,405. B. 2,500. C. 4,405. D. 3,500. 43. Cho 7,28 gam Fe tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO 3 thu được dung dịch X và thoát ra khí NO duy nhất. Trong dung dịch X chứa chất tan là: A. Fe(NO3)3; Fe(NO3)2; H2O. B. Fe(NO3)3; HNO3. C. Fe(NO3)3; Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3; H2O. 44. Trộn 0,54 gam Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO, rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch HNO 3 dư, thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 ( không có sản phẩm khử khác). Thể tích khí NO và NO2 ( đktc) lần lượt là: A. 0,672 lít và 0,224 lít. B. 2,24 lít và 6,72 lít. C. 6,72 lít và 2,24 lít. D. 0,224 lít và 0,672 lít. 45. Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO. Để hòa tan hết 20,24 gam X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,35 mol H2SO4 loãng, phản ứng xong thu được dung dịch Y và có 0,1 mol khí thoát ra. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan: A. 52,84 gam. B. 48,94 gam. C. 48,49 gam. D. 49,84 gam. 46. Khử hoàn toàn 8 gam một oxit sắt bằng CO. Kết thúc thí nghiệm khối lượng chất rắn giảm 2,4 gam. Công thức của oxit sắt là: A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. Không xác định. 47. Khối lượng đồng điều chế được từ 1 tấn pirit đồng ( chứa 60% CuFeS2, hiệu suất quá trình bằng 90% ) là: A. 0,54 tấn. B. 0,31 tấn. C. 0,21 tấn. D. 0,19 tấn. 48. Cần bao nhiêu tấn quặng hematite chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95,96%: A. 1325,16. B. 2351,16. C. 3512,61. D. 5231,61. Giáo viên: Nguyễn Bích Hà Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
nguon tai.lieu . vn