Xem mẫu

  1. Sinh viên: Nguyễn Thị Lành                  BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Lớp: ĐHSP Mĩ thuật Phạm Văn  MÔN: PHÂN TÍCH TRANH Đồng        ĐỀ BÀI: Vai trò của Hội họa đối với đời sống xã hội? BÀI LÀM Đến nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hội họa được  ứng dụng nhiều trong các thiết kế mẫu mã công nghiệp, nói đơn giản như:  cái chén, cái đĩa…chúng ta ăn cơm hay bộ đồ ta mặc trên người với kiểu  cách, màu sắc… đều mang đặc trưng yếu tố của hội họa. Cách phối màu  trong nhà, đồ vật, công trình xây dựng, đèn giao thông, xe máy, ô tô… cũng  được nhìn nhận dưới sự hài hòa của hội họa. Đôi khi sự đa dạng, phong phú  trong cách diễn đạt đường nét, hình ảnh, phối màu sắc của hội họa cũng đã  truyền cảm hứng sáng tạo cho những người thợ xây để họ có thể kiến tạo  nên những ngôi nhà có giá trị về mặt thẩm mỹ, tạo cho bức tranh cuộc sống  thêm đẹp, thêm tươi. Dễ nhận thấy hơn cả đó là khi đất trời chuyển sang đông, sang xuân  thì khắp mọi  nơi trên phố phường, thôn quê như được “khoác” áo mới. Như một cuộc  “đại trùng tu”, mỹ thuật hội họa góp phần trang hoàng cơ quan, nhà cửa  thêm nhiều sinh động, hòa vào lòng người háo hức chờ đợi khoảnh khắc,  thời khắc giao mùa. Và những hành động tất bật, hối hả trang trí, sắp xếp  nếu không là để tôn vinh cái đẹp và những giá trị văn hóa tinh thần cần có  của cuộc sống hiện đại thì còn điều gì cao quý hơn nữa. Ngay cả trong những ngày vui của mỗi người trong chúng ta thì từ  cách trưng bày, trang trí lễ đường, bàn thờ gia tiên hay cách thức sắp xếp  mâm quả cưới hỏi, trang phục bê quả, bàn ghế, bày trí bàn tiệc, món ăn…  sao cho đẹp mắt thỏa lòng trai gái hai bên thì rất cần bàn tay khéo léo và trí  óc của những người thực hiện. Cái đẹp càng ở cấp độ cao càng thể hiện vai  trò vô cùng quan trọng của nghệ thuật, hội họa và trình độ của chủ nhân tạo  ra những giá trị vật chất, tinh thần đó.
  2. Hiện nay, khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường, hội nhập  quốc tế thì với chức năng và thế mạnh vốn có của mình, mỹ thuật hội họa  đã làm cho bức tranh thương mại, toàn cầu hóa thêm phong phú bởi ngày  càng nhiều những sản phẩm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa  được sáng tạo ra góp phần đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng; tạo ra lợi  thế cạnh tranh và nhờ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ những vấn đề nêu trên có thể khẳng định rằng Hội họa có một vai  trò rất lớn trong đời sống xã hội của con người.
  3. Sinh viên: Nguyễn Thị Lành                       BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Lớp: ĐHSP Mĩ thuật Phạm Văn Đồng      MÔN: PHÂN TÍCH TRANH ĐỀ BÀI: Theo Anh (chị) thế nào là bức tranh đẹp? Hãy phân tích một bức tranh mà  mình yêu thích? BÀI LÀM Tranh đẹp trước hết phải là tranh phản ánh cái đẹp, đối tượng phản ánh  trong tranh phải được thể hiện trên quan điểm thẩm mỹ, người họa sĩ sử dụng  các phương tiện ngôn ngữ như màu sắc, đường nét, hình khối, ánh sáng…để phản  ánh theo quy luật cái đẹp, cho nên đẹp trở thành thuộc tính, bản chất, sức mạnh  của tranh. Cái đẹp trong tranh là sự phản ánh sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống. Mặc khác, tranh đẹp là tranh phải làm cho người xem thích thú, thích ngắm, thích  nhìn, thích “suy nghĩ” theo tranh. Khi xem tranh con người cảm thấy thư thái, bình  thản, vui vẻ và quên đi những mệt nhọc đời thường, có khi tranh gợi cho người  xem nhiều cảm xúc phong phú, lành mạnh, tích cực: vui, buồn, thương nhớ, lắng  đọng, mãnh liệt…, tác động đến tâm tư, tình cảm người xem, tạo cho họ sự liên  tưởng và sự suy nghĩ, hành động đẹp. Mạc nói: “Muốn thưởng thức nghệ thuật phải được giáo dục bằng nghệ  thuật”, thật vậy, muốn thưởng thức vẻ đẹp của tranh, người xem phaiir trang bị  cho mình một số kiến thức nhất định về mỹ thuật và cuộc sống để có cơ sở nhận  thức, tìm hiểu, đồng thời thưởng thức và đánh giá đúng giá trị của bức tranh.
  4. Qua học tập và tìm hiểu, bản thân em thích rất nhiều bức tranh nhưng bức  tranh để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất là bức tranh Đôi giày cũ của  họa sĩ Vanh xan Van Gốc:  
nguon tai.lieu . vn