Xem mẫu

  1. Bài học về lãnh đạo thực sự từ Steve Jobs. Gặp gỡ trực tiếp Tuy rằng là một công dân của thế giới số, hoặc cũng có thể anh biết rõ những đặc tính của thế giới này có thể khiến anh ít giao tiếp hơn, Jobs vẫn có niềm tin mạnh mẽ vào những cuộc gặp gỡ trực tiếp. “Rất nhiều người trong thời đại số cho rằng các ý tưởng có thể được triển khai thông qua e-mail hay là iChat”, ông nói với tôi. “Thật là điên rồ. Sự sáng tạo phải đến từ các cuộc gặp gỡ tự nhiên, từ những thảo luận ngẫu nhiên. Bạn chạy đến với ai đó, hỏi họ đang làm gì và thảo luận, và đột nhiên bạn sẽ nảy ra cả tá ý tưởng.”
  2. Ông xây dựng tòa nhà Pixar có thiết kế phù hợp với những cuộc gặp gỡ và hợp tác mà không được lên kế hoạch trước. “Nếu một tòa nhà mà không khuyến khích những việc đó, bạn sẽ mất đi cả núi cơ hội từ sự sáng tạo ngẫu nhiên, nó như một phép màu vậy”, ông nói. “Chúng tôi thiết kế tòa nhà này để giúp mọi người khi ra khỏi văn phòng làm việc có thể tụ tập ở cửa chính với những người mà họ không quen biết.” ”Những cửa trước và những hành lang đều dẫn đến sảnh chính, quán cà phê và mailbox đều ở đây cả, phòng hội nghị cũng có cửa sổ để nhìn ra đây; và nhà hát 600 chỗ của chúng tôi cùng với hai phòng chiếu
  3. phim cũng hướng ra sảnh”. “Những ý tưởng của Jobs đã phát huy ngay từ những ngày đầu tiên,” Lasseter nhắc lại. “Tôi chạy đến những đồng nghiệp mà tôi không gặp cả mấy tháng rồi, thật vui, tôi chưa bao giờ thấy một tòa nhà như vậy, nó khuyến khích những mối quan hệ thân giao và sự sáng tạo đến lạ kỳ.” Jobs rất ghét lối nói chuyện khuôn phép, ông thích những cuộc gặp gỡ tự nhiên trực tiếp. Ông ấy tập hợp đội ngũ cộng sự của mình lại rồi đưa ra các ý tưởng mà chẳng cần phải tổ chức một cuộc họp hay nghị sự nào cả, và ông sử dụng buổi chiều thứ tư hàng tuần để làm việc với tổ tiếp thị và quảng cáo. Trình chiếu để thuyết trình còn bị cấm. Ông nói: “Tôi ghét cái cách mọi người cứ dùng những slide show để diễn thuyết thay vì suy nghĩ trực tiếp. Mọi người hãy đối mặt với một vấn đề bằng cách đứng lên thuyết trình, tôi muốn họ vào cuộc, băm nhỏ mọi thứ trên
  4. bàn này chứ không phải đưa ra cả mớ trình chiếu trên màn hình làm gì. Những người mà biết họ đang nói gì không bao giờ cần dùng đến Powerpoint.” Nắm rõ cả bức tranh lớn và những chi tiết nhỏ Những đam mê công việc của Jobs được áp dụng từ những việc lớn cho đến rất nhỏ. Có nhiều CEOs có tầm nhìn rất rộng, một vài người quản lý lại tin rằng Chúa ở trong những chi tiết nhỏ, nhưng Jobs lại muốn tất cả. CEO của Time Warner Jeff Bewkes tâm sự rằng: Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Jobs theo ông là ham muốn nắm bắt một cách bao quát toàn bộ chiến lược của công ty đồng thời tập trung chú ý vào những mặt nhỏ nhất của thiết kế. Ví dụ, vào năm 2000 ông nảy ra một ý tưởng lớn là máy tính cá nhân có thể trở thành một “trung tâm kỹ thuật số” có thể quản lý tất cả nhạc, videos, ảnh và các nội dung khác
  5. của người dùng, từ đó ông kéo Apple chuyên về những sản phẩm kỹ thuật số cá nhân như iPod hay iPad. Vào năm 2010, ông nảy ra một ý tưởng tiếp theo- cái “trung tâm” này phải được cải tiến hơn nữa- sau đó Apple bắt đầu xây dựng những cơ sở dữ liệu cực lớn giúp cho người dùng thuận tiện trong việc tải lên và đồng bộ hóa một cách dễ dàng với những thiết bị cá nhân khác. Thậm chí, dù nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời như vậy, ông vẫn cảm thấy không hài lòng về hình dáng và màu sắc của những con ốc bên trong chiếc iMac. Kết hợp nhân cách và khoa học “Tôi luôn nghĩ rằng mình là một người có nhân cách giống như một đứa trẻ, nhưng là một đứa trẻ yêu thích ngành điện tử”, Jobs nói với tôi vào ngày mà ông quyết định hợp tác để viết cuốn tiểu sử này. “Khi tôi đọc được thứ gì đó từ những thần tượng của tôi,
  6. Edwin Land, nói về tầm quan trọng của việc con người có thể đứng ở một ngã ba đường giữa nhân cách và khoa học, và tôi đã quyết định đó chính là những thứ tôi muốn làm. Đó là lúc mà tôi cảm tưởng như thể ông ấy đang diễn tả bức tranh của cuộc đời ông ấy trước mặt. Khi tôi càng học được nhiều từ ông, tôi nhận ra rằng phần cốt lõi của câu chuyện về cuộc đời của Edwin là: ông đã kết nối nhân cách với khoa học, sự sáng tạo với kỹ thuật công nghệ, nghệ thuật với chế tạo.” Có nhiều nhà kỹ nghệ giỏi như Wozniak hay Gates, và tất nhiên họ cũng sẽ rất giỏi trọng thiết kế và nghệ thuật. Nhưng không một ai trong thời đại của chúng ta biết kết hợp giữa nghệ thuật và những bộ vi xử lý theo cái cách thúc đẩy sáng tạo như vậy. Và ông làm theo trực giác thúc đẩy và đều gắn với chiến lược kinh doanh. Hầu hết trong các sản phẩm hoàn thành trong thế kỷ
  7. qua, Jobs đều thể hiện được sự giao cắt giữa khoa học nhân văn và công nghệ kỹ thuật. Tính sáng tạo đến khi mà nhân cách và khoa học cùng tồn tại trong một cá tính mạnh mẽ, đó là điều làm tôi thích thú nhất trong tiểu sử của Franklin và Einstein, và tôi tin rằng đó là chìa khóa sẽ xây dựng nên nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21. Đó là chân lý của khoa học ứng dụng, nó giải thích vì sao cả nhân cách và khoa học là nền tảng cho mọi xã hội có tính sáng tạo cao trong tương lai. Thậm chí khi đang vận lộn với bệnh tật, Jobs vẫn có đam mê tham gia vào nhiều ngành công nghiệp khác. Ông có ý tưởng biến sách giáo khoa thành một sản phẩm kỹ thuật số trong máy tính Mac- thứ mà Apple đã tuyên bố vào tháng 1 năm 2012. Ông cũng mơ về việc sản xuất một công cụ kì diệu cho máy ảnh kỹ
  8. thuật số và các phương tiện khác làm cho việc sử dụng tivi dễ dàng hơn. Những thứ này, không còn nghi ngờ gì, sẽ được Apple thực hiện.Và thậm chí là ông không còn nữa để nhìn chúng ra đời, nhưng những nguyên tắc thành công đã giúp ông xây dựng một công ty không chỉ biết chế tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, mà còn đứng ở giữa sự sáng tạo và công nghệ như những gì Jobs đã gây dựng thuở ban đầu. Hãy cứ khao khát và khờ dại Steve Jobs là kết quả của hai biến cố xã hội lớn bắt nguồn từ cảng San Fransisco trong những năm cuối thập nhiên 60 thế kỷ trước. Đầu tiên là tự giao thoa văn hóa giữa những người Híp-pi và những nhà hoạt động phản chiến, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của thuốc phiện, nhạc rock và chống chủ nghĩa bạo quyền. Thứ hai là Thung lũng Silicon công nghệ cao và văn hóa
  9. hacker, nơi mà tràn ngập những kỹ sư, chuyên viên máy tính, những kẻ đột nhập điện thoại, chuyên gia tin học, người có sở thích mạnh mẽ, và những doanh nhân. Hòa nhập trong môi trường có nhiều lối đi cho hình thành nhân cách- Phật giáo hay đạo Hin Đu, thiền hay yoga, liệu pháp bản chất hay liệu pháp xa cảm. Sự pha trộn của những nền văn hóa này được tìm thấy trong một ấn phẩm của Stewart Brand “Whole earth catalogue.” Trên trang bìa của nó là tấm ảnh nổi tiếng của Trái Đất được chụp từ vệ tinh, và phụ đề của nó là “access to tools” (tiếp cận mọi công cụ) với ý nghĩa đơn giản là khoa học kỹ thuật có thể là bạn của chúng ta. Jobs- một người Híp-pi, một người chống lại những điều bình thường, kẻ tìm kiếm đam mê hay một người ham thíchđiện tử, tất cả cùng hội tụ về ông.
  10. Ông trở thành người hâm mộ của ấn phẩm đặc biệt là khi nó ra bản cuối cùng vào những năm 1971 khi ông còn học trung học, ông mang nó theo tới trường đại học và sau đó đến trang trại All One Farm. “Trên bìa sau của ấn bản cuối cùng” Jobs nhớ lại, “là một bức ảnh một con đường quê vào buổi sáng sớm, và bạn có thể thấy mình đang bước trên đó nếu bạn là người ưa khám phá. Phía dưới bức ảnh là câu: ‘Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ.’” Jobs đã “khao khát và dại khờ” trong suốt cả sự nghiệp của ông bằng cách khẳng định rằng công việc kinh doanh và chế tác trong tính cách con người ông luôn được hoàn thiện bởi một những giá trị không đến từ híp-pi kể từ ngày ông trở thành một nghệ sĩ, một người chống lại các điều tầm tường luôn đi tìm ánh sáng cho riêng mình. Trong mọi mặt của cuộc sống- người phụ nữ ông đã cưới, cái cách mà ông đối mặt với căn bệnh ung thư,
  11. cách ông điều hành công ty- cách cư xử của ông ấy phản ánh sự trái ngược nhưng nhất quán, và là sự kết hợp của nhiều tính cách khác nhau. Kể cả khi Apple trở thành một công ty, Jobs khẳng định rằng tính nổi loạn và chống lại các quy ước xã hội của ông vẫn được thể hiện trong những đoạn quảng cáo, như thể rằng nó muốn khẳng định ông vẫn là một hacker và một người Híp-pi. Đoạn quảng cáo nổi tiếng năm 1984 chiếu một người phụ nữ nổi loạn chạy nhanh hơn một tay cảnh sát vớ lấy một chiếc búa tạ trên màn hình tại Orwellian Big Brother. Và khi ông trở lại Apple, Jobs đã góp phần tạo nên đoạn quảng cáo mang tên “suy nghĩ khác”. “Đó là một đoạn quảng cáo điên rồ,” nhiề người phật ý, “ người nổi loạn, kẻ gây rắc rối…” Nhưng nếu có bất cứ nghi ngờ nào, có ý thức hay không cố ý, rằng anh ấy đang diễn tả chính mình, anh ấy xua đi với dòng chữ cuối: “Khi nhiều người nhìn
  12. họ là những kẻ điên rồ, chúng tôi nhìn họ là những thiên tài. Bởi vì những người đủ điên để nghĩ rằng mình có thể thay đổi thế giới thì họ sẽ là những người sẽ dám thực hiện.”
nguon tai.lieu . vn