Xem mẫu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp (Lưu hành nội bộ) Người biên soạn: Nguyễn Thị Cúc Uông Bí, năm 2011 MỤC LỤC Nội dung học phần Trang 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 Một vài ký hiệu 1 CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ 1 HỘI HỌC Xã hội học là gì? 1 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 1 Quan hệ giữa xã hội học với cá khoa học khác` 2 Chức năng của xã hội học 3 Nhiệm vụ của xã hội học 4 Câu hỏi ôn tập CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC 5 2.1 Sự ra đời của xã hội học là nhu cẩu của khách quan 5 2.2 Những điều kiện và tiền đề của xã hội học 6 2.2.1 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 6 2.2.2 Những tiền đề về tư tưởng, lí luận khoa học 8 2.3 Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học 9 2.3.1 AugusteComte (1798 - 1857) 9 2.3.4 Emile Durkhenim (1858 - 1917) 10 2.3.5 Max Weber (1864 - 1920) 10 2.3.3 Herbert Spencer (1820 - 1903) 11 2.3.2 Karl Marx (1818 - 1883) 16 2.4 Sự ra đời và phát triển của xã hội học Mác – Lênin. Câu hỏi ôn 17 3 CHƯƠNG 3: CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC 19 3.1 Về cơ cấu xã hội học 19 3.2 Các lĩnh vực nghiên cứu xã hội học 20 3.2.1 Xã hội học đại cương 20 3.2.2 Xã hội học chuyên ngành 21 4 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA XÃ HỘI HỌC 23 4.1 Quan hệ xã hội 23 4.2 Tương tác xã hội 24 4.3 Vị thế xã hội 25 4.4 Địa vị xã hội 26 4.5 Vai trò xã hội 26 4.6 Hành động xã hội 27 4.7 Thiết chế xã hội 28 4.8 Bất bình đẳng xã hội 29 4.9 Phân tầng xã hội 30 4.10 Di động xã hội. Câu hỏi ôn tập 32 5 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 34 5.1 Xã hội học nông thôn 34 5.2 Xã hội học đô thị 41 5.3 Xã hội học gia đình 49 5.4 Xã hội học về chính sách xã hội 55 5.5 Xã hội học về dư luận xã hội và thông tin đại chúng 55 5.6 Xã hội học giáo dục. Câu hỏi ôn tập 61 6 CHƯƠNG 6: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI 63 HỌC 6.1 Một số vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu 63 6.2 Phương pháp nghiên cứu 73 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu xã hội học 73 6.2.2 Hệ phương pháp 73 6.2.3 Kỹ thuật nghiên cứu 73 6.2.4 Lập giả thuyết và thao tác hoá khái niệm 73 6.2.5 Phương pháp chọn mẫu 76 6.2.6 Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu 82 6.2.7 Phương pháp phỏng vấn 82 6.2.8 Phương pháp quan sát 83 6.2.9 Xử lý thông tin và đánh giá kết quả 84 7 CHƯƠNG 7: CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI, QUÁ TRÌNH XÃ HỘI 86 HOÁ 7.1 Con người và xã hội 86 7.2 Bản chất xã hội của con người 93 7.3 Qúa trình xã hội hoá - những nhân tố, cơ chế và môi trường của 94 xã hội hoá. Câu hỏi ôn tập 8 CHƯƠNG 8: CƠ CẤU XÃ HỘI 98 8.1 Khái niệm cơ cấu xã hội 98 8.2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản 101 8.2.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp 101 8.2.2 Cơ cấu xã hội – dân tộc 111 8.2.3 Cơ cấu xã hội – dân số 112 8.2.4 Cơ cấu xã hội - giới tính 114 8.2.5 Cơ cấu xã hội – lãnh thổ 114 8.2.6 Cơ cấu xã hội - học vấn, nghề nghiệp 114 9 CHƯƠNG 9: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA XÃ HỘI VÀ TÍNH HIỆN ĐẠI 116 9.1 Khái quát chung về sự biến đổi xã hội và tính hiện đại 116 9.2 Các quan điểm về biến đổi xã hội và tính hiện đại 121 9.3 Những nhân tố của sự biến đổi xã hội và tính hiện đại 124 9.3.1 Những nhân tố của sự biến đổi xã hội và tính hiện đại 124 9.3.2 Một số vấn đề về sự biến đổi của xã hội Việt Nam hiện nay 127 10 Tài liệu tham khảo 131 LỜI NÓI ĐẦU Xã hội học là một môn khoa học cụ thể nằm trong hệ thống các môn khoa học về xã hội và nhân văn. Xã hội học ra đời muộn hơn nhiều môn khoa học khác nhưng đã nhanh chóng phát triển, trở thành một môn khoa học độc lập. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về xã hội học, có quan điểm cho rằng xã hội học là triết học về mặt xã hội, trái ngược với quan điểm trên là đối lập xẫ hội học với triết học,... Các quan điểm trên hoàn toàn sai lầm, thực chất giữa xã hội và triết học có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt rõ rệt. Xã hội học ra đời cùng với sự ra đời của nhiều trường phái xã hội học khác nhau, tiêu biểu là hai trường phái: trường phái xã hội học Mácxít và trường phái xã hội học phi Mácxít. Bài giảng dưới đây sẽ bàn về những vấn đề nêu trên đó là sự khác biệt giữa xã hội học với triết học, và sự khác nhau giữa trường phái xã hội học Mac-Lênin với các trường phái xã hội học khác. Bài giảng là sự cố gắng của người biên soạn nhưng cũng không tránh khỏi sai sót. Mong quý thầy cô cùng các bạn đọc đóng góp ý kiến để bài giảng được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Người biên soạn GV. Nguyễn Thị Cúc Bài giảng xã hội học đại cương Nguyễn Thị Cúc - TTĐT CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 1.1. Thuật ngữ XHH Có nhiều định nghĩa khác nhau về XHH như: E.Durkheim “XHH là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội”; M.Weber cho rằng đó là “Khoa học về hành động xã hội”; V.A. Jadov: “XHH là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng; là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cá nhân và cộng đồng; là khoa học về quy luật của các hành động xã hội và các hành vi của quần chúng”. Hay: “XHH là một bộ môn khoa khoa học xã hội nghiên cứu tính chỉnh thể của các quan hệ xã hội; nghiên cứu các quy luật phổ biến và đặc thù của các hình thái kinh tế xã hội; về các cơ chế hoạt động, các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của các cá nhân, các nhóm, tập đoàn xã hội….” Tóm lại, Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, sự tương tác giữa các chủ thể xã hội cùng các hình thái biểu hiện của chúng. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của XHH Cuộc tranh luận về xác định đối tượng nghiên cứu của XHH đã diễn ra từ lâu và ngày nay vẫn đang tiếp diễn. Quan niệm XHH Macxít không đồng nhất với chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời cũng không phủ nhận và đối lập với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quan niệm này ngày càng trở nên có sức thuyết phục hơn và được coi như là một quan điểm về con đường hợp lí để giải quyết nhiều vấn đề chưa được giải quyết của khoa học này. Không thể quy đối tượng của XHH về đối tượng của triết học xã hội. Sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ, XHH xem xét xã hội qua các phạm trù và các khái niệm đặc biệt hơn so với triết học xã hội. Ngoài ra, còn qua các khái niệm gắn với các nhân tố được kiểm nghiệm, điều đó được bảo đảm bằng cách triển khai hệ biến vị XHH đại cương và các lĩnh vực XHH cục bộ của XHH. Đối tượng của chủ nghĩa duy vật lịch sử hay của triết học xã hội là các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của xã hội, còn đối tượng của XHH chủ yếu lại là cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó. Các phạm trù cơ bản của triết học xã hội là tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong khi đó XHH lại nghiên cứu cấu trúc xã hội, hệ thống xã hội, các tổ chức xã hội và các đồng nhóm… Không phải là con người với tính cách là chủ thể của xã hội mà là nhân cách với tính cách là một loại hình xã hội và các quá trình xã hội hoá các cá thể; không phải là các quan hệ xã hội trong bản chất sâu xa của chúng mà chủ yếu lại là các TTXH và các mối liên hệ qua lại của xã hội. Triết học xã hội xem xét các quá trình xã hội ở cấp độ trừu tượng cao nhất, nó không gắn trực tiếp với các dữ kiện thực nghiệm mà cơ sở là các khái quát khoa học cụ thể, được phát triển trong các khoa học cục bộ về xã hội, trong đó bao hàm cả XHH. Còn XHH, đặc biệt là 1 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn