Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG  VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TS. PHẠM VĂN PHỔ Chuyên gia EduViet Consultancy Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và  kinh doanh Hà Nội
  2. HỌC VẤN – VĂN HOÁ • Được sống giữa những con người có văn hoá bao giờ cũng là một cuộc sống dễ chịu, hạnh phúc và đáng mơ ước. • Có người học vấn cao nhưng chưa chắc đã có văn hoá, ngược lại, có người tuy học ít nhưng sống có văn hoá. • (Sống có văn hoá. Báo Phụ nữ Thế Giới)
  3. HỌC VẤN – VĂN HOÁ • VÀNG TRẮNG NHA TRANG (1) • ...Tạo hoá sinh ra muôn loài, nhưng chẳng có loài nào làm nhà bằng máu thịt của chính mình như yến Hàng. • Suốt một năm, chúng đi sớm về khuya để tích luỹ thứ nhựa sống kỳ diệu. Đông y gọi thứ nhựa ấy là “Tâm dịch”, “Ngọc dịch” hay “Huyền tương”, ta gọi thứ nhựa ấy là nước dãi. Trước tết Nguyên đán, chim yến “rút ruột” làm tổ. Chúng nhả ra dòng “Tâm dịch” trong suốt, “đan” thành chiếc tổ xinh xắn, trắng ngà. • Yến Hàng sống với nhau tử tế và có “văn hoá cao”: chim đực, chim mái cùng nhau làm tổ, ấp trứng, nuôI con. Đặc biệt, yến Hàng không bao giờ tranh giành tổ của nhau, bởi vậy, trong xã hội loài yến không có xung đột, khiếu kiện về đất đai, nhà cửa.
  4. HỌC VẤN – VĂN HOÁ • VÀNG TRẮNG NHA TRANG (2) • Có người bảo chim yến “dạy" con tình yêu quê hương từ nhỏ. Những tiếng kêu “chíp chíp” của chim con phát ra, đập vào vách đá, dội lại tai chúng, tạo nên trong não tín hiệu “quê hương”. • Con người đã thử nghiệm mang chim yến đến một nơi đầy “hoa thơm, mật ngọt”, nhưng chúng vẫn tìm về nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình. Con người có thể lạc lối, còn chim yến thì không. • (“Thanh Niên”. 6/5/2005)
  5. VĂN HOÁ • Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống. (Dòng chữ tại bảo tàng Kabul, Afganistan) • Làm thầy thuốc mà lầm, thì giết một người. • Làm thầy địa lý mà lầm, thì giết một họ. • Làm chính trị mà lầm, thì giết một nước. • Làm văn hoá mà lầm, thì giết cả một thế hệ. • (Lão Tử – Khoảng 369 – 286 trước Công nguyên, thời Xuân Thu - Chiến Quốc)
  6. • Cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi. Cái đó chính là văn hoá. (E. Heriot)
  7. VĂN HOÁ • Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng), đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiều thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình. UNESCO
  8. VĂN HOÁ • Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới. • Nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ. (R. Tagor, nhà văn Ấn Độ, 1861 - 1941)
  9. VĂN HOÁ DÂN TỘC VÀ HỘI NHẬP • “Tất cả những sản phẩm của con người mà chúng ta hiểu được và hưởng thụ được đều trở thành của chúng ta, bất kể xuất xứ của chúng. Tôi tự hào về nhân loại của tôi khi tôi có thể công nhận thi sĩ và nghệ sĩ các nước khác như là của mình. Tôi vui mừng vô bờ bến rằng mọi vinh quang vĩ đại của con người đều thuộc về tôi”. (R. Tagor, nhà văn Ấn Độ, 1861 - 1941)
  10. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VĂN HOÁ • Là sản phẩm của con người (con người là chủ thể của văn hoá). • Có thể học hỏi. • Có thể lưu truyền. • Nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. • Thường gắn với một xã hội nhất định
  11. VĂN HOÁ • Văn hoá là một bộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc về con người. Tất cả những gì không thuộc về tự nhiên, thì đều là văn hoá. Herskovits
  12. • Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn. Hồ Chí Minh
  13. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HOÁ • Các thông tục • Các phong tục tập quán. • Ngôn ngữ. • Tôn giáo. • Các chuẩn mực đạo đức. • Các giá trị, quan điểm và lối sống. • Giáo dục. • Nghệ thuật (Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, dân ca, ca kịch...). • Các thể chế xã hội - Gia đình. - Nhà trường. - Cơ sở tôn giáo, nhà thờ, nhà chùa. - Công sở. - Cơ sở kinh doanh. - Thể chế chính trị
  14. HỌC VẤN – VĂN HÓA • VĂN HÓA khác HỌC VẤN về khái niệm và bản chất. • HỌC VẤN là bằng cấp, còn VĂN HÓA là tầng ứng xử, là đối nhân xử thế. (Nguồn: “TS. Thế Hùng” Cẩm nang ứng xử”)
  15. VĂN HÓA (PHƯƠNG ĐÔNG) • Văn hóa là Từ Hán • Một trong những người đầu tiên quan tâm đến khái niệm văn hóa là triết gia Lưu Hướng (thời Tây Hán) • Theo Lưu Hướng, VĂN là đẹp, HÓA là giáo hóa. • Văn hóa là dùng văn để hóa • Văn hóa nghĩa là lấy cái đẹp để giáo hóa con người.
  16. VĂN HOÁ (PHƯƠNG TÂY) Xuất phát từ tiếng La Tinh: CULTUS CULTUS: Trồng trọt, gieo trồng, vun xới •Trồng trọt, vun xới cây cối, thảo mộc xanh tươi, tươi tốt. •Trồng trọt, vun xới tinh thần (tâm hồn): Giáo dục, đào tạo con người hay một cộng đồng người để họ trở nên tốt đẹp hơn, sống với nhau tử tế, tôn trọng, thương yêu, không làm tổn thương và không xúc phạm. VĂN HOÁ TỐT, ĐẸP trong 2 mối quan hệ: Con người và thiên nhiên, con người và con người Chân, Thiện, Mỹ.
  17. VĂN HÓA • VĂN HÓA TỐT, ĐẸP trong 2 mối quan hệ: - CON NGƯỜI THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI CON NGƯỜI VĂN HÓA: CHÂN, THIỆN, MỸ
  18. VĂN HOÁ • Tình yêu thiên nhiên là thước đo văn hoá của con người. Chỉ có những con người hoàn chỉnh về nhân cách mới có cách ứng xử đúng đắn với thiên nhiên. M. Prisvin (Nguồn: “Hà Nội mới cuối tuần”, 16/12/2006
  19. NỀN VĂN HOÁ BỐI CẢNH YẾU • - Luật pháp và văn bản được coi trọng. • - Đặc trưng: Bắc Âu và Hoa Kỳ. • - Chiến lược: Hợp tác.
  20. NỀN VĂN HOÁ BỐI CẢNH MẠNH • - “Lệ” được coi trọng. Thí dụ: Ở Nhật Bản và Trung Quốc, người mua có quyền hơn người bán. • - Đặc trưng: Trung Quốc, Đài Loan. • - Chiến lược cạnh tranh.
nguon tai.lieu . vn