Xem mẫu

Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” NĂNG ĐỘNG NHÓM CÔNG TÁC XÃ HỘI Chânethành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này. Vấn đàm trong CTXH SDRC - CFSI MỤC LỤC Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐÀM .................................................3 Bài 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE..............................................................................8 Bài 3: KỸ NĂNG QUAN SÁT................................................................................14 I. KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG QUAN SÁT:...............................................14 II. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN SÁT.................................................................14 III. NỘI DUNG CỦA QUAN SÁT.................................................................15 IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ QUAN SÁT.................................................15 Bài 4: KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI...........................................................................17 I. KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI ĐỐI VỚI NVCTXH/NGƯỜI PHỎNG VẤN 17 II. ĐẶT CÂU HỎI TRONG VẤN ĐÀM.......................................................17 III. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI SỬ DỤNG CÂU HỎI.......................19 Bài 5: KỸ NĂNG GHI CHÉP KHI VẤN ĐÀM.......................................................20 I. TỔNG QUAN ..........................................................................................20 II. CÁC GIAI ĐOẠN....................................................................................20 PHỤ LỤC...............................................................................................................22 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 2 Vấn đàm trong CTXH SDRC - CFSI Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐÀM 1. Khái niệm - Vấn đàm là một phần thực hành của nhiều ngành nghề khác nhau như: ngành y, luật, báo chí, nghiên cứu. Nhưng vấn đàm trong công tác xã hội (CTXH) thì có sự khác biệt, vấn đàm được xem như là một công cụ chính yếu của thực hành CTXH. Nó quan tâm đến làm thế nào để đạt được mục đích trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Vấn đàm có thể thực hiện với một người, một gia đình, một nhóm, một cộng đồng hay một tổ chức. Nhân viên xã hội (NVXH) có thể thực hiện một mình hay cùng với đồng nghiệp. - Vấn đàm là một hình thức tác động giữa các cá nhân có ý thức với mục đích kế hoạch cụ thể và nó đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp đặc biệt (Tâm Đan). - Vấn đàm trong CTXH cá nhân nói đến cuộc gặp gỡ giữa NVCTXH và TC trong một cuộc nói chuyện mặt - đối mặt. Đó không phải là cuộc nói chuyện tình cờ ngẫu nhiên mà là một hoạt động của NVCTXH, bởi vì cuộc nói chuyện được hướng tới những mục đích cụ thể hay những mục đích tổng quát. Mục đích có thể là một hay nhiều mục đích sau đây: (1) Thu thập thông tin từ TC hay chia sẻ thông tin cho TC. (2) Khảo cứu và đánh giá vấn đề của TC và tình huống liên quan. (3) Đưa ra sự giúp đỡ cho TC (Grace Mathew). - Trong bối cảnh CTXH ở Việt Nam người ta không dùng từ phỏng vấn (interviewing) mà dùng từ vấn đàm bởi vì nó được thực hiện như một cuộc trò chuyện chính thức và không chính thức với thân chủ. TC có cảm giác rằng không đang bị phỏng vấn hay điều tra. - Mục đích Vấn đàm dùng để có thông tin về TC, về vấn đề của TC. Mặt khác, để cung cấp thông tin cho TC và cùng TC giải quyết vấn đề. Vấn đàm dùng để tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua truyền thông có lời và không lời, nhằm phát hiện nhu cầu, mong muốn và vấn đề của TC (Kadushin 1951). - Đặc diểm của vấn đàm Có mục đích cụ thể Có kế hoạch Có phương pháp và kỹ năng 2. Các giai đoạn của cuộc vấn đàm - Giai đoạn chuẩn bị Xác định mục đích, ý nghĩa, phương pháp và bối cảnh của cuộc tiếp cận Chuẩn bị các câu hỏi Hẹn thời gian, địa điểm cho buổi tiếp cận Nếu có thể, tham khảo một số tài liệu thông tin về TC trước khi tiếp cận Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 3 Vấn đàm trong CTXH SDRC - CFSI - Giai đoạn mở đầu Chào hỏi thân chủ Giới thiệu bản thân và cơ quan Giải thích mục đích của buổi tiếp cận vấn đàm Tạo niềm tin và không khí thoải mái Bảo đảm với TC sẽ giữ bí mật nội dung của buổi vấn đàm - Giai đoạn chính Định hướng và theo sát mục tiêu của buổi vấn đàm Khai thác những lĩnh vực cần thiết qua các câu hỏi mở và khuyến khích đối tượng cung cấp thông tin Thảo luận về tính chất và nguyên nhân của vấn đề với TC Tỏ sự đồng cảm với TC - Giai đoạn kết thúc Kết thúc buổi vấn đàm với TC Để thời giờ cho TC đặt câu hỏi hoặc bổ sung những điều cần thiết Thảo luận với TC về những bước kế tiếp trong tiến trình giúp đỡ Giải thích cho đối tượng biết những thông tin thu thập được trong buổi vấn đàm này sẽ được sử dụng như thế nào Nếu phải chia sẻ thông tin về TC với người khác, nên thảo luận và xin sự đồng ý của TC Nếu thấy cần gặp những người liên hệ đến TC để thu thập thêm thông tin trong việc nhận diện vấn đề, thì bàn với TC để bố trí cuộc gặp. Hẹn lần gặp sau với TC nếu cần. 3. Kỹ năng vấn đàm/phỏng vấn - Lắng nghe tích cực: tập trung cao độ vào người nói, phản ánh tâm trạng và ý nghĩ của TC. Làm sáng tỏ để khẳng định đã hiểu đúng ý của TC. Tránh diễn giải phân tích quá nhiều. - Kỹ năng quan sát: chú ý các biểu hiện trên gương mặt, cử chỉ, động tác của thân chủ. Cần chú ý nếu có sự khác biệt giữa thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nên làm sáng tỏ bằng cách hỏi lại ý hoặc nhận định với TC rằng có sự khác biệt và xin TC giải thích. - Nói chuyện với thân chủ: Đưa ra những nhận xét, đề nghị, thông tin, lời giải thích. Giúp TC giữ bình tĩnh và cảm thấy yên tâm. Nếu TC tỏ ra không thoải mái, thì NVCTXH kể những chuyện vui, tỏ ra đồng cảm, hỏi lý do, và không thúc đẩy TC quá mức. Không nên đặt câu hỏi suốt buổi. Giọng nói và âm điệu nên giữ mức bình tĩnh nhưng sinh động, không la lớn tiếng hoặc nói thầm. - Định hướng cho buổi vấn đàm: Mặc dù có sự linh hoạt và theo đà của TC, nhưng vẫn theo sát mục tiêu. Điều động những câu hỏi, giải thích hoặc để TC đặt câu hỏi. Không nên để TC nói dài dòng, xa chủ đề, phải đặt câu hỏi để định hướng lại cho TC. - Đặt câu hỏi: Đặt những câu hỏi đúng lúc và đúng cách. Mở đầu một đề tài bằng những câu hỏi mở để gợi những biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ. Đặt những câu hỏi định hướng để thu thập những thông tin chính xác về tính chất của vấn Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4 Vấn đàm trong CTXH SDRC - CFSI đề như: thời gian, địa điểm, sự kiện, để làm sáng tỏ chi tiết hoặc đặc điểm. Sử dụng những câu hỏi đơn giản, sáng nghĩa. 4. Những điều kiện cần thiết cho một cuộc vấn đàm - Xây dựng mối quan hệ khi vấn đàm Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa NVXH và TC là làm sao cho hai bên có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau, hỗ trợ nhau giải quyết sự việc có hiệu quả. Đôi khi NVCTXH phải mất nhiều thời gian, nhiều lần mới có được mối quan hệ tin cậy, từ đó mới có thông tin trung thực. Muốn thế, NVXH phải: Có thái độ lịch sự, ân cần quan tâm đến sự việc mà TC trình bày. Chăm chú lắng nghe để hiểu tình huống và vấn đề cụ thể của TC. Trong khi nghe có thể đặt ra những câu hỏi để TC giúp mình hiểu rõ hơn về vấn đề của họ. Tỏ sự thông cảm với TC: khi NVXH đã hiểu được tình huống và biết TC suy nghĩ ra sao về tình huống ấy, chắc chắn sẽ có sự cảm thông. Sự cảm thông sẽ giúp cho hai bên gần nhau hơn, hỗ trợ nhau có hiệu quả hơn. Từ sự cảm thông, NVCTXH dễ dàng chia sẻ những nỗi đau khổ của TC, làm cho họ thấy thiện chí của NVCTXH, từ đó tăng thêm niềm tin tưởng vào sự giúp đỡ của NVCTXH. NVCTXH không nên vồn vã quá mức làm TC nghi ngờ về mục đích của cuộc vấn đàm. - Không gian (phòng ốc, địa điểm…) Vấn đàm vừa là một cuộc phỏng vấn, nhưng được thực hiện như trò chuyện nên cần một không gian phù hợp để TC có thể thổ lộ hết nỗi niềm và vấn đề của mình. Địa điểm có thể là văn phòng của cơ quan cung ứng dịch vụ, với điều kiện không ồn ào, không có nhiều người qua lại nhòm ngó. Có khi địa điểm ở bên ngoài cơ quan như nơi sinh sống của TC, nhà của TC. Thường người thân hay bạn bè tò mò về cuộc gặp gỡ giữa TC và NVCTXH, do đó nên tìm cách tách rời TC với họ. Tổ chức thực hiện các cuộc vấn đàm ở văn phòng của cơ sở có những thuận lợi nhất định. Có được sự riêng tư và ngăn ngừa được sự phân tán. Có được mức độ trang trọng và tính nghề nghiệp nhất định. Nhưng với một số TC, tính chất trang trọng ở văn phòng cơ sở có thể gây ra sự sợ hãi, đòi hỏi họ phải mang “mặt nạ” để che giấu các bản ngã và cảm nghĩ thực của họ. Đối với những người như thế có một hay hai cuộc vấn đàm ở nhà, sẽ làm giảm cảm giác nặng nề. Cũng có ý kiến cho rằng vãng gia là một công cụ quan trọng và cần thiết của CTXH cá nhân. Trước hết, chắc chắn TC nhận thức rằng NVCTXH đến thăm nhà họ là thể hiện sự quan tâm đến an sinh của họ. Sự thừa nhận của TC về sự quan tâm của NVCTXH là cần cho sự tiến bộ trong tiến trình của CTXH cá nhân. Hơn nữa có những TC có thái độ phó mặc trước các vấn đề của cuộc sống, và sự nhẫn nhục tất yếu trước các vấn đề ngăn cản không cho họ làm bất cứ việc gì. NVCTXH phải đến với họ hơn là ngồi chờ họ đến với mình tại cơ sở. Một hay hai cuộc vãng gia có thể không mang đến kết quả nào, nhưng nhiều lần thăm viếng lại rất cần thiết. Những cuộc vãng gia nhiều lần của NVCTXH được ghi lại trong hồ sơ (Grace Mathew). - Tâm lý của thân chủ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn