Xem mẫu

  1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Giảng viên: TS Lê Văn Thai
  2. CHƯƠNG 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM; VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam; về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân Tư tưởng Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh về xây dựng về nhà nước Đảng của dân, cộng sản do dân, vì dân Việt Nam Vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay
  4. I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1.1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi  Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân  Quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức Từ thực tiễn phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cách mạng "trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công.."
  5. Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình xã hội Việt Nam, Thấy rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân, Đảng là "đội tiền phong dũng cảm, bộ tham mưu sáng suốt", "tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân", "trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc", Mọi hoạt động của Đảng đều hướng vào mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, ấm no hạnh phúc cho mỗi người, xây dựng đất nước giàu mạnh, đi lên CNXH, sống hoà bình, hữu nghị với tất cả các dân tộc khác.
  6. 1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Theo nguyên lý chung: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến Phong trào yêu nước Việt Nam lôi cuốn mọi tầng lớp, mọi giai cấp tham gia. Từ yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp là con đường Bác Hồ và mọi người Việt Nam yêu nước đã đi.
  7. Chủ nghĩa Mác-Lênin Phong Đảng Phong trào CSVN trào yêu ra đời công nước nhân Sơ đồ Quy luật ra đời của Đảng CSVN
  8. Ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào phong trào công nhân, đồng thời vào phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin dẫn đến sự thành lập Đảng. Nắm vững quy luật ra đời của Đảng, chúng ta thấy rõ hai khía cạnh liên quan, gắn bó ở Hồ Chí Minh:  Một là, phải nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin;  Hai là, phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam để vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin
  9. 1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam - “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” Quyền lợi của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc cơ bản là thống nhất. "Chính vì Đảng là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam" Luận điểm đó định hướng cho việc xây dựng Đảng thành một Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Mặt khác, chúng ta cũng thấy rõ mọi người dân Việt Nam đều tự thừa nhận Đảng là Đảng của mình, tự hào và thấy có trách nhiệm trong việc xây dựng Đảng.
  10. Khi nói Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của dân tộc, chúng ta cần khẳng định bản chất giai cấp của Đảng. Đó là bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện:  Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin  Mục tiêu của Đảng: vì độc lập dân tộc và CNXH  Tuân thủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới
  11. 1.4. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin "làm cốt". Theo Hồ Chí Minh, "Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động ..." “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghia làm cốt” “.. Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin ..” Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng lưu ý: Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin là nắm tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp, biết vận dụng c.n. Mác - Lênin.
  12. 1.5. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân Đảng được nhân dân thừa nhận là đảng duy nhất có vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đảng không có lợi ích gì ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Ngày nay, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Phải coi xây dựng Đảng là then chốt, đảm bảo cho Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng.
  13. 1.6. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới Sứ mạng lịch sử của Đảng là to lớn Lịch sử đấu tranh của Đảng rất vẻ vang Uy tín của Đảng trong nhân dân rất cao ... Để mãi mãi xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính, Đảng luôn luôn tự chỉnh đốn, tự đổi mới, ra sức làm tốt công tác xây dựng Đảng. Nội dung chỉnh đốn, đổi mới Đảng:  Đảng phải trong sạch, vững mạnh về ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức.  Đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực  Hệ thống tổ chức Đảng phải chặt chẽ ...
  14. Tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách Kỉ luật Tâp trung Tự phê bình nghiêm minh và phê bình dân chủ tự giác Đoàn kết thống nhất Những nguyên tắc xây dựng Đảng
  15. Người chỉ rõ:  Sống trong xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu mọi tác động ảnh hưởng của xã hội, Phải học cái tốt, phát huy mặt tốt Phải lọc bỏ cái xấu, Phải rèn luyện tu dưỡng thường xuyên  Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người thấy rõ hai mặt của quyền lực một mặt quyền lực tạo sức mạnh to lơn để thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới mặt khác quyền lực là điều kiện dẫn đến tha hoá, biến chất cán bộ, nếu không tu dưỡng rèn luyện tốt ...
  16. "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
  17. Sơ đồ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước Nhà nước Xây dựng Nhà nước pháp nhà nước Nhà nước mang bản quyền có trong sạch chất GCCN của dân, vững có tính nhân hiệu lực do dân, dân và tính mạnh, có pháp lý vì dân dân tộc hiệu quả mạnh mẽ
  18. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân Vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chổ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai Theo Hồ Chí Minh,  Nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân: Mọi quyền bính là của toàn thể nhân dân Nhân dân uỷ quyền cho các đại diện được bầu Nhân dân có quyền miễn nhiệm nếu đại biểu không thực hiện tốt nhiệm vụ.
  19.  Nhà nước của chúng ta là nhà nước do dân: Nhân dân đấu tranh giành chính quyền; Nhân dân xây dựng nên chính quyền; Nhân dân ủng hộ, giúp đỡ nhà nước; Nhân dân góp ý phê bình, xây dựng nhà nước.  Nhà nước của chúng ta là nhà nước vì dân: Nhà nước phục vụ lợi ích cho nhân dân; Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là “công bộc” của dân, phải thực hiện: Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh Cán bộ nhà nước vừa là người dẫn đường, vừa là người đầy tớ của nhân dân ...
  20. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước a) Nhà nước là thành tố cơ bản của hệ thống chính trị. Nó luôn mang bản chất giai cấp Khi nói nhà nước của dân, do dân, vì dân không có nghĩa là nhà nước phi giai cấp. "Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo". Như vậy, nhà nước của ta mang bản chất giai cấp công nhân.
nguon tai.lieu . vn