Xem mẫu

MÔN TÓAN RỜI RẠC & LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ NỘI DUNG HỌC 45 TIẾT LÝ THUYẾT Chương 1: Cơ sở logic (6T) Chương 2: Phép đếm (8T) Chương 3: Hàm Boole và mạch tổ hợp (8T) Chương 4: Đại cương về đồ thị (8T) Chương 5: Bài tóan đường đi (8T) Chương 6: Cây (7T) Tài liệu tham khảo. 1. Đỗ Văn Nhơn – Giáo trình Tóan rời rạc – ĐHQG TpHCM. 2. Kenneth HH. Rosen – Tóan học rời rạc ứng dụng trong tin học (bản dịch tiếng Việt) – NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1997. 3. Nguyễn Đức Nghĩa – Lý thuyết đồ thị - NXB Giáo dục. 1998. Chương 1. Cơ sở Logic I. LOGIC MỆNH ĐỀ. 1.KHÁI NIỆM MỆNH ĐỀ VÀ CHÂN TRỊ.  Mệnh đề tóan học là một phát biểu xác định rõ được tính đúng hay sai của phát biểu đó.  Tính đúng hay sai gọi là chân trị của mệnh đề: o Đúng ký hiệu là 1 o Sai ký hiệu là 0 Ví dụ: Các phát biểu sau đây là các mệnh đề (toán học). a= “6 là một số nguyên tố.” (0) b= “5 là một số nguyên tố.” (1) c= “1 < 2” (1) Ví dụ: Các phát biểu sau đây không phải là các mệnh đề (toán học) vì tính đúng sai của chúng không xác định. a= “Ai đang đọc sách?” (một câu hỏi) b= “Cho x là một số nguyên dương.” c= “x + y >z”. 2. CÁC PHÉP TOÁN MỆNH ĐỀ . A. PHÉP PHỦ ĐỊNH. Cho p là một mệnh đề, "Phép phủ định của p" được định nghĩa như sau đây:  Kí hiệu trong tóan học là:  p (hoặc ~p hoặc )  Kí hiệu trong ngôn ngữ lập trình C là: !p  Trong tiếng Việt là: không p  Trong tiếng Anh là: not p  Bảng chân trị. p  p 1 0 0 1 Ví dụ: Cho các mệnh đề a= 6 là một số nguyên tố. (0) b= 5 là một số nguyên tố. (1) c= 1 < 2 (1) thì phủ định của chúng là a= 6 không là một số nguyên tố. (1) b= 5 không là một số nguyên tố. (0) c= 1 ≥ 2 (0) B. PHÉP HỘI. Cho p và q là hai mệnh đề. “Phép hội của p với q” được định nghĩa như sau đây:  Kí hiệu trong tóan học là: p  q  Kí hiệu trong ngôn ngữ lập trình C là: p && q  Trong tiếng Việt là: p và q  Trong tiếng Anh là: p and q  Bảng chân trị. p q p  q 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 Ví dụ: Cho mệnh đề p = An học giỏi và Tuấn học giỏi. Thì p sai trong 3 trường hợp  Cả An, Tuấn cùng không học giỏi.  Chỉ An học giỏi, còn Tuấn không học giỏi.  Chỉ Tuấn học giỏi, còn An không học giỏi. p đúng trong 1 trường hợp  Cả An, Tuấn cùng học giỏi. Ví dụ: Cho 3 số thực a,b,c điều kiện để chúng là độ dài 3 cạnh của một tam giác như sau Viết theo tiếng Việt (a=b+c) hay (b>=a+c) hay (c>=a+b) Viết theo kí hiệu tóan học (a>=b+c)  (b>=a+c) (c>=a+b) Viết theo câu lệnh của ngôn ngữ lập trình C if (a>=b+c)  (b>=a+c)  (c>=a+b)) printf(“3 số a,b,c không tạo ra tam giác”); ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn