Xem mẫu

MÔN TIN HỌC
Chương 8

CÁC LỆNH THỰC THI VB
8.1 Tổng quát về ngôn ngữ VB
8.2 Các lệnh gán.
8.3 Các lệnh kiểm tra điều kiện & rẽ nhánh
8.4 Các lệnh lặp
8.5 Vấn đề lồng nhau giữa các lệnh
8.6 Thoát đột ngột khỏi khỏi cấp điều khiển
8.7 Lệnh gọi hàm/thủ tục
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 8: Các lệnh thực thi VB
Slide 209

8.1 Tổng quát về các lệnh thực thi VB
Ta đã biết giải thuật để giải quyết 1 vấn đề nào đó là trình tự các công việc
nhỏ hơn, nếu ta thực hiện đúng trình tự các công việc nhỏ hơn này thì sẽ
giải quyết được vấn đề lớn.
VB (hay ngôn ngữ lập trình khác) cung cấp 1 tập các lệnh thực thi, mỗi
lệnh thực thi được dùng để miêu tả 1 công việc nhỏ trong 1 giải thuật với ý
tưởng chung như sau:
Nếu tồn tại lệnh thực thi miêu tả được công việc nhỏ của giải thuật thì
ta dùng lệnh thực thi này.
Nếu công việc nhỏ vẫn còn quá phức tạp và không có lệnh thực thi
nào miêu tả được thì ta dùng lệnh gọi thủ tục (Function, Sub, Property)
trong đó thủ tục là trình tự các lệnh thực hiện công việc nhỏ này...
Hầu hết các lệnh thực thi có chứa biểu thức và dùng kết quả của biểu
thức này để quyết định công việc kế tiếp cần được thực hiện ⇒ ta thường
gọi các lệnh thực thi là các cấu trúc điều khiển.

Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 8: Các lệnh thực thi VB
Slide 210

Tổng quát về các lệnh thực thi VB (tt)
Để dễ học, dễ nhớ và dễ dùng, VB (cũng như các ngôn ngữ khác) chỉ
cung cấp 1 số lượng rất nhỏ các lệnh thực thi:
Nhóm lệnh không điều khiển:
o Lệnh gán dữ liệu vào 1 biến.
o Lệnh gán tham khảo đến đối tượng vào 1 biến tham khảo.
Nhóm lệnh tạo quyết định:
o Lệnh kiểm tra điều kiện luận lý If ... Then ... Else
o Lệnh kiểm tra điều kiện số học Select Case
Nhóm lệnh lặp:
o Lệnh lặp Do ... Loop
o Lệnh lặp For ... Next
o Lệnh lặp For Each ... Next
Nhóm lệnh gọi thủ tục:
o Lệnh gọi thủ tục
o Lệnh thoát khỏi cấu trúc điều khiển Exit

Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 8: Các lệnh thực thi VB
Slide 211

8.2 Lệnh gán dữ liệu
Lệnh được dùng nhiều nhất trong 1 chương trình là lệnh gán giá trị dữ liệu
vào 1 vùng nhớ để lưu trữ lại dữ liệu này hầu sử dụng lại nó sau đó. Chúng ta
đã thấy lệnh này nhiều lần trong các chương trước, bây giờ chúng ta nói rõ
hơn về nó.

Cú pháp:
lvar = expr
biểu thức bên phải sẽ được tính để tạo ra kết quả (1 giá trị cụ thể thuộc 1
kiểu cụ thể), giá trị này sẽ được gán vào ô nhớ do lvar qui định. Trước khi
gán, VB sẽ kiểm tra kiểu của 2 phần tử (qui tắc kiểm tra sẽ được trình bày
sau).
lvar thường là 1 biến dữ liệu cơ bản, nhưng có thể đệ qui theo qui tắc:
o nếu lvar là biến dãy thì 1 phần tử dãy có thể là lvar.
o nếu lvar là biến dữ liệu người dùng thì 1 field của nó có thể là lvar.
o nếu lvar là biến đối tượng thì 1 thuộc tính của đối tượng có thể là lvar.
Ví dụ:
dblDispValue = dblDispValue + intNegative * d * (10 ^ -bytPosDigit)
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 8: Các lệnh thực thi VB
Slide 212

Lệnh gán tham khảo đến đối tượng
Như đã được trình bày trong chương 5, biến đối tượng (có kiểu là Object hay
tên class module nào đó) chỉ chứa tham khảo đến đối tượng chứ không chứa
trực tiếp đối tượng. Khi mới định nghĩa, những biến này chưa tham khảo đến
đối tượng cụ thể nào, do đó trước khi dùng chúng, ta phải gán tham khảo của
đối tượng cụ thể vào biến.

Cú pháp:
Set lvar = expr
biểu thức bên phải sẽ được tính để tạo ra kết quả là 1 tham khảo đến đối
tượng, tham khảo này sẽ được gán vào ô nhớ do lvar qui định. Trước khi
gán, VB sẽ kiểm tra kiểu của 2 phần tử (qui tắc kiểm tra sẽ được trình bày
sau).
lvar thường là 1 biến đối tượng cơ bản, nhưng có thể đệ qui theo qui tắc:
o nếu lvar là biến dãy thì 1 phần tử dãy có thể là lvar.
o nếu lvar là biến dữ liệu người dùng thì 1 field của nó có thể là lvar.
o nếu lvar là biến đối tượng thì 1 thuộc tính của đối tượng có thể là lvar.
Ví dụ:
Set objClipbd = New Clipboard
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 8: Các lệnh thực thi VB
Slide 213

nguon tai.lieu . vn