Xem mẫu

MÔN TIN HỌC
Chương 2

THỂ HIỆN DỮ LIỆU
TRONG MÁY TÍNH SỐ
2.1 Cơ bản về việc lưu trữ và xử lý tin trong máy tính
2.2 Cơ bản về hệ thống số
2.3 Các phương pháp chuyển miêu tả số
2.4 Biểu diễn dữ liệu trong máy tính
2.5 Hệ thống file
2.6 Quản lý hệ thống file
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số
Slide 21

2.1 Cơ bản về việc lưu trữ và xử lý tin trong máy tính
Phần tử nhớ nhỏ nhất của máy tính số chỉ có thể chứa 2 giá trị: 0 và 1
(ta gọi là bit).
Ta kết hợp nhiều phần tử nhớ để có thể miêu tả đại lượng lớn hơn. Thí
dụ ta dùng 8 bit để miêu tả 28 = 256 giá trị khác nhau. Dãy 8 bit nhớ
được gọi là byte, đây là 1 ô nhớ trong bộ nhớ của máy tính.
Bộ nhớ trong của máy tính được dùng để chứa dữ liệu và code của
chương trình đang thực thi. Nó là 1 dãy đồng nhất các ô nhớ 8 bit, mỗi ô
nhớ được truy xuất độc lập thông qua địa chỉ của nó (tên nhận dạng).
Thường ta dùng chỉ số từ 0 - n để miêu tả địa chỉ của từng ô nhớ.
Mặc dù ngoài đời ta đã quen dùng hệ thống số thập phân, nhưng về
phần cứng bên trong máy tính, máy chỉ có thể chứa và xử lý trực tiếp
dữ liệu ở dạng nhị phân. Do đó trong chương này, ta sẽ giới thiệu các
khái niệm nền tảng về hệ thống số và cách miêu tả dữ liệu trong máy
tính.
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số
Slide 22

2.2 Cơ bản về hệ thống số
Hệ thống số (number system) là công cụ để biểu thị đại lượng. Một hệ
thống số gồm 3 thành phần chính:
1. cơ số: số lượng ký số (ký hiệu để nhận dạng các số cơ bản).
2. qui luật kết hợp các ký số để miêu tả 1 đại lượng nào đó.
3. các phép tính cơ bản trên các số.
Trong 3 thành phần trên, chỉ có thành phần 1 là khác nhau giữa các hệ
thống số, còn 2 thành phần 2 và 3 thì giống nhau giữa các hệ thống
số.
Thí dụ: - hệ thống số thập phân (hệ thập phân) dùng 10 ký số:
0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- hệ nhị phân dùng 2 ký số: 0,1.
- hệ bát phân dùng 8 ký số: 0,1,2,3,4,5,6,7.
- hệ thập lục phân dùng 16 ký số: 0 đến 9,A,B,C,D,E,F.
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số
Slide 23

Cơ bản về hệ thống số - Qui luật miêu tả lượng
Biểu diễn của lượng Q trong hệ thống số B (B>1) là:
dndn-1...d1d0d-1...d-m ⇔
Q = dn*Bn + dn-1*Bn-1 +...+d0*B0 +d-1*B-1 +...+d-m*B-m
trong đó mỗi di là 1 ký số trong hệ thống B.
Trong thực tế lập trình bằng ngôn ngữ cấp cao, ta thường dùng hệ
thống số thập phân để miêu tả dữ liệu số của chương trình (vì đã
quen). Chỉ trong 1 số trường hợp đặc biệt, ta mới dùng hệ thống số
thập lục phân (dạng ngắn của nhị phân) để miêu tả 1 vài giá trị
nguyên, trong trường hợp này, qui luật biểu diễn của lượng nguyên Q
trong hệ thống số B sẽ đơn giản là:
dndn-1...d1d0 ⇔
Q = dn*Bn + dn-1*Bn-1 +...+d1*B1+d0*B0
trong đó mỗi di là 1 ký số trong hệ thống B.
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số
Slide 24

Cơ bản về hệ thống số - Vài thí dụ
Thí dụ về biểu diễn các lượng trong các hệ thống số:
- lượng "mười bảy" được miêu tả là 17 trong hệ thập phân vì:
17 = 1*101+7*100
- lượng "mười bảy" được miêu tả là 11 trong hệ thập lục phân vì:
11 = 1*161+1*160
- lượng "mười bảy" được miêu tả là 10001 trong hệ nhị phân vì:
10001 = 1*24+0*23+0*22+0*21+1*20
Trong môi trường sử dụng đồng thời nhiều hệ thống số, để tránh nhằm
lẫn trong các biểu diễn của các lượng khác nhau, ta sẽ thêm ký tự
nhận dạng hệ thống số được dùng trong biểu diễn liên quan. Thí dụ ta
viết:
- 17D để xác định sự biểu diễn trong hệ thống số thập phân.
- 11H (hệ thống số thập lục phân.)
- 10001B (hệ thống số nhị phân.)
Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn: Tin học
Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số
Slide 25

nguon tai.lieu . vn