Xem mẫu

NGUYỄN KHÁNH DUY Giảng viên Khoa Kinh tế Phát Triển Trường ĐH Kinh tế TPHCM BÀI GIẢNG (Bản thảo lần 1) THỰC HÀNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM) VỚI PHẦN MỀM AMOS Chi-square= 1595.832 e28 gts1 e29 gts2 e30 gts3 e31 gts4 .77 .79 .77 ..63 gts df= 1007 P-value= .000 Chi-square/df= 1.585 TLI= .915 CFI= .921 IFI=.922 RMSEA= .053 e32 .40 e33 e24 e25 e26 e27 e37 e38 e10 e11 e12 e13 e14 e15 gts5 .72 .54 gts6 .65 lrs1 .67 lrs2 .756 lrs .20 lrs3 lrs4 .78 .50 .79 .15 gss7 .86 cfls gss8 .88 .69 lcs1 .54 .73 .34 lcs2 .82 lcs3 .67 lcs5 .71 lcs .69 cgss1 .77 .50 cgss4 .79 gqs6 e9 .72 gqs5 e8 .80 gqs4 e7 gs_gqs .75 .73 gqs3 e6 .76 gss6 e5 .79 gss5 e4 .80 gss4 e3 .32 gss2 e2 gss1 e1 z2 .79 oss3 e41 oss oss2 40 .90 .92 oss1 e39 .41 .36 e16 e17 e18 e19 e20 e21 e22 e23 cos1 cos2 .74 cos3 .76 cos4 .72 cos5 .80 .77 cs cos6 cos7 .83 cos8 .46 .84 .21 -.11 .38 ls z.81 ls1 e42 .95 ls2 e43 .95 ls3 e44 .88 ls4 e45 .87 ls5 e46 .65 ls6 e47 e34 aws1 .71 .69 e35 aws2 .78 aws Tháng 5/2009 e36 aws3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM (Lưu hành nội bộ) 1 LỜI NÓI ĐẦU Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng từ rất lâu. Ở Việt Nam, khoảng từ năm 2000 trở lại đây, SEM đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các công trình nghiên cứu hàn lâm, cũng như các nghiên cứu ứng dụng phục vụ các chương trình tư vấn doanh nghiệp, tư vấn chính sách cho các Tỉnh/thành phố. Gần đây, việc học tập / áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nói riêng cũng như các kỹ thuật phân tích định lượng nói chung trong kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng … được đông đảo bạn trẻ gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh quan tâm để giải quyết tốt nhất những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Bài giảng này nhằm hỗ trợ các bạn bước đầu tiếp cận SEM dưới góc độ thực hành với phần mềm AMOS được dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn mà trước mắt là làm tài liệu học tập mang tính trực quan phục vụ cho chương trình bồi dưỡng cử nhân tài năng do Đoàn Khoa Kinh tế phát triển – Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức (chủ đề này học trong 2 buổi), hay các khoá đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp và Phát triển kinh tế vùng về Phân tích dữ liệu và dự báo trong kinh doanh. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, các bạn sinh viên/ học viên sẽ được phát các tài liệu đọc về mặt lý thuyết SEM, các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu có áp dụng SEM bằng tiếng Anh/ tiếng Việt khác… Do SEM khá phức tạp dưới góc độ toán học và trình độ của tác giả còn hạn chế nên những sai sót trong quá trình biên soạn là khó có thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của bạn đọc để quyển bài giảng này trong lần tái bản tiếp theo sẽ được hoàn thiện hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn đọc xa gần. Thư góp ý xin gửi về: Nguyễn Khánh Duy Khoa Kinh tế Phát triển – Trường ĐH Kinh tế TPHCM Địa chỉ: 1A Hoàng Diệu – Quận Phú Nhuận - TPHCM Email: khanhduy@ueh.edu.vn hoặc nkduy2002@yahoo.com Điện thoại: 098.900.1766 Mong rằng bạn đọc sẽ tiếp tục đón nhận những quyển sách tốt hơn liên quan đến chủ đề kinh tế lượng, phân tích dữ liệu & dự báo nâng cao do các đồng nghiệp & tôi biên soạn (được xuất bản chính thức) trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn và chúc các bạn thành công! TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009 Tác giả Nguyễn Khánh Duy 2 LỜI CẢM ƠN Tài liệu học tập này không đồ sộ và chặt chẽ như những quyển sách khác, bởi nó được viết dưới góc độ trực quan, ứng dụng… Nó được hoàn thành trong thời gian rất ngắn nhằm phục vụ trước mắt cho chương trình bồi dưỡng cử nhân tài năng do Đoàn Khoa Kinh tế Phát Triển tổ chức, cũng như các khoá học ngắn hạn về “Phân tích dữ liệu và dự báo trong kinh doanh”. Tuy vậy, quyển bài giảng này cũng là một kết quả của sự tích luỹ lâu dài từ trong quá trình học tập, giảng dạy, công việc, nghiên cứu từ trước tới nay. Và quá trình ấy, tác giả đã được sự hỗ trợ tận tình của quý thầy cô giáo, bạn bè, các em sinh viên, và những người thân trong gia đình. Năm 2004, khi AMOS, tài liệu về SEM còn rất hiếm; cô Trần Kim Dung, thầy Đinh Thái Hoàng (Khoa QTKD, Khoa Toán-Thống Kê-ĐH Kinh tế TPHCM) đã giới thiệu, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình tìm hiểu về SEM, và gửi tặng tôi những tài liệu, phần mềm có liên quan. Nhờ sự giúp đỡ của quý thầy cô mà việc tìm hiểu về SEM của tôi những thời gian đầu rất thuận lợi. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Hữu Lam; thầy đã nhiệt tình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp bậc thạc sĩ – nghiên cứu đầu tiên mà tôi sử dụng SEM (năm 2006). Trong môn phương pháp nghiên cứu, Thầy Lê Nguyễn Hậu với câu nói “SEM thật đơn giản!”, “SEM dễ hơn mô hình hồi quy nhiều!” đã khuyến khích nhiều học viên chúng tôi tìm tòi về nó. Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Thọ vì những gợi mở, những hướng dẫn tận tình của thầy đã dành cho chúng tôi. Những nghiên cứu của thầy là những tài liệu rất quý cho những người làm Marketing hay bất cứ ai đang làm nghiên cứu ngành quản trị kinh doanh, và những ai tìm hiểu về SEM... Thời gian học tập ở bậc đại học, sau đại học có biết bao kỷ niệm với bạn bè, và sự tri ân của học viên chúng tôi với tất cả quý thầy cô đã tham gia giảng dạy. Tôi muốn được gửi lời cảm ơn của mình đến thầy Hoàng Trọng vì những quyển sách về phân tích dữ liệu bằng SPSS mà thầy đã tham gia biên soạn (từ 1997 đến nay). Nó là những tài liệu thật quý giá đối với tôi cũng như những bạn đam mê, hay muốn tìm hiểu về phân tích dữ liệu trong nghiên cứu; thật không ngờ quyển sách đầu tiên của thầy (viết cùng với thầy Võ Văn Huy, cô Võ Thị Lan) mà tôi ngẫu nhiên tìm được ở nhà sách khi mới bước chân vào giảng đường đại học đã hướng tôi đến việc làm nhiều nghiên cứu khoa học với phương pháp định lượng khi còn là sinh viên. Tôi xin được chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trọng Hoài, Thầy Cao Hào Thi đã tạo điều kiện hỗ trợ, động viên, hướng dẫn tôi trong công việc giảng dạy về phân tích định lượng từ những ngày đầu mùa thu năm 2007 ở chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Xin gửi đến Thu Hương lời cảm ơn chân thành vì rất nhiều điều, bạn đã đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập/ nghiên cứu ở bậc đại học, sau đại học… Xin cảm ơn những bạn đồng nghiệp: anh Quốc Duy, anh Thanh Bình, anh Thanh Vũ … và những người bạn khác luôn hỗ trợ, động viên, trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về phân tích dữ liệu, cũng như hỗ trợ tôi trong công việc, trong nghiên cứu. Quyển bài giảng này viết ra chủ yếu dành cho các bạn sinh viên đại học khối kinh tế -quản trị. Cũng nhờ sự ham học tập, sự khát khao khám phá và những tình cảm tốt đẹp mà các bạn sinh viên đại học (mà tôi có dịp gặp gỡ ở Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Ngoại Thương (CS2), Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM, chương trình đào tạo đặc biệt của Trường ĐH Mở TPHCM) đã dành cho tôi trong thời gian qua đã giúp tôi luôn có những niềm vui trong công việc, và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các bạn! 3 Bài giảng này cũng hướng đến nhiều đối tượng bạn đọc khác, đặc biệt hướng đến các bạn sinh viên Khoa Kinh tế phát triển đang tham dự lớp bồi dưỡng cử nhân tài năng do Đoàn Khoa tổ chức. Lớp học này khó có thể thành công nếu không được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của rất nhiều thầy cô giáo, của các bạn trong ban tổ chức, các anh chị em phòng quản trị thiết bị, tổ chức hành chính, phòng công nghệ thông tin, phòng điều phối giảng đường – thời khoá biểu, chi đoàn, chi hội, ban cán sự các lớp và sự nỗ lực của từng bạn sinh viên. Các ví dụ trong quyển bài giảng này; các bài tập/ tình huống kèm theo và các quyển sách trong tương lai sẽ có những chất liệu, nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu không chỉ của tôi, mà còn của các bạn bè, của các bạn sinh viên, cũng như rất nhiều tác giả khác. Xin chân thành cảm ơn bạn Nguyễn Thị Mỹ Thuận, bạn Mai Thuỳ Ninh, anh Võ Đức Thọ, anh Lê Văn Khoa … về những dữ liệu mà các bạn, các anh đã khảo sát rất công phu. Xin cảm ơn các tác giả của các quyển sách, tạp chí, bài viết … mà tôi đã tham khảo; vì sự đam mê và nghiên cứu nghiêm túc của họ đã giúp tôi hiểu rõ hơn và nhanh hơn những vấn đề chưa biết. Xin cảm ơn anh Phạm Đức Kỳ và thầy Bùi Nguyên Hùng ở Khoa Quản lý công nghiệp – ĐH Bách Khoa TPHCM về các bài viết mà quyển bài giảng này đã giới thiệu trong phụ lục để các bạn sinh viên tham khảo thêm. Cuối cùng, tôi không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến bố, mẹ, em Khánh Hùng và những người thân về tất cả! Nguyễn Khánh Duy 4 MỤC LỤC Lời nói đầu Lời cảm ơn Mục lục Trang 1. Trao đổi với các bạn sinh viên lớp bồi dưỡng cử nhân tài năng & giới thiệu mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phần mềm AMOS......................................6 2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA_ Exploratory Factor Analysis) ..............................14 3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA_Confirmatory Factor Analysis) ..........................20 4. Mô hình cấu trúc (SEM_Structural Equation Modeling) .............................................48 5. Kiểm định Bootstrap .....................................................................................................54 6. Phân tích cấu trúc đa nhóm ...........................................................................................57 Lời kết Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn