Xem mẫu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4
1.1. Dụng cụ và vật liệu trong trang trí bánh kem........................................................ 4
1.2. Qui trình thực hiện bánh kem .............................................................................. 15
1.3. Các kỹ thuật cơ bản ............................................................................................. 16
Chương 2.CÁCH TRANG TRÍ ĐƯỜNG VIỀN ................................................... 20
2.1.Trang trí đường viền với chuôi sao .................................................................. 20
2.2. Cách làm nền bánh .......................................................................................... 23
2.3. Trang trí đường viền với sự phối hợp các loại chuôi khác .............................. 25
Chương 3.CÁCH TRANG TRÍ HOA VÀ MỘT SỐ MẪU THÚ ĐƠN GIẢN ... 28
3.1. Các dạng hoa phẳng ......................................................................................... 28
3.2. Các loại hoa có trụ ........................................................................................... 32
3.3. Các mẫu thú đơn giản ...................................................................................... 35
3.4. Các mẫu trang trí cảnh ..................................................................................... 39
Chương 4.ỨNG DỤNG TRANG TRÍ BÁNH ........................................................ 41
4.1. Chuẩn bị bánh và kem bơ ................................................................................ 41
4.2. Trang trí bánh với vật liệu thực tế ................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 42
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 43

2

LỜI MỞ ĐẦU
Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ (Kinh tế gia đình) (KTGĐ) bậc
Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục
và xã hội; có kiến thức, kỹ năng, năng lực giáo dục và sức khỏe để đảm bảo thực
hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên. Môn học Bắt bông kem được xây dựng trong
phần tự chọn của chương trình đào tạo, bao gồm 02 tín chỉ (30 tiết). Học phần này,
trang bị cho sinh viên ngành KTGĐ những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc
trang trí bánh kem từ các khâu: làm bánh bông lan, đánh kem bơ, cách pha màu, kỹ
thuật bắt các kiểu đường viền đơn giản và hoa thông dụng.
Trong quá trình biên soạn không tránh những thiếu sót, rất mong sự đóng góp
chân thành của độc giả. Chân thành cảm ơn.

Tác giả

3

Chương 1.
MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU:
- Biết chọn lựa được các dụng cụ và vật liệu làm bánh kem;
- Trình bày được qui trình thực hiện một bánh kem hoàn chỉnh;
- Làm được bánh bông lan, đánh kem và pha màu cho bánh kem;
- Có thái độ lao động nghiêm túc, làm việc đúng qui trình và đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm.

NỘI DUNG
1.1. Dụng cụ và vật liệu trong trang trí bánh kem
1.1.1. Dụng cụ
Để làm loại bánh nào nói chung đều phải có một số dụng cụ chuyên dụng,
riêng bánh kem cần có dụng cụ cần thiết sau:
1.1.1.1. Lò nướng
Khi chọn lò nướng cần một số điểm sau:
- Lò không cần quá to cũng không nên nhỏ quá.
- Lò có thanh nướng trên dưới, có 3-4 nấc để có thể đặt khay nướng ở những
vị trí khác nhau tùy yêu cầu từng loại bánh.
- Có đủ nút điều chỉnh nhiệt độ (tối đa từ 250-300o C) và thời gian.

Hình 1.1. Lò nướng
1.1.1.2. Máy đánh trứng
4

Có hai loại máy đánh trứng trên thị trường hiện nay:
- Máy cầm tay: Máy này thường có hai loại que đi kèm là que lồng và que
xoắn. Que lồng được dùng thường xuyên để trộn bột, đánh bông trứng hay đánh
bông kem tươi. Còn que xoắn dùng để trộn bột khi làm bánh mì nhưng thường khó
vì máy cầm tay thường không đủ công suất để trộn những khối bột đặc và dẻo quánh.

Hình 1.2a. Máy đánh trứng

- Máy đánh trứng để bàn: Bộ phận của máy có kèm theo chân quay dẹt dùng
đánh mềm bơ, trộn bột, đánh bông lòng đỏ trứng, phới lồng dùng đánh bông kem
tươi, trứng; chân quay xoắn dùng nhồi bột bánh mỳ.

Hình 1.2b. Máy đánh trứng để bàn
1.1.1.3. Cân bàn
Được sử dụng để cân bột đường và trọng lượng thường sử dụng từ 0-1kg.
Bên cạnh đó cần thêm loại cân có trọng lượng dao động 0-5kg để cân những nguyên
liệu lớn cần thiết.
5

nguon tai.lieu . vn