Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1
  2. Nội dung chương 5 1. Tổng quát về phân tích tài chính của dự án 2. Huy động vốn và phân tích khả năng trả nợ của dự án 3. Xác định suất chiết khấu 4. Tác động lạm phát đến dự án 5. Giá trị tiền tệ theo thời gian 6. Xây dựng dòng ngân lưu tài chính của dự án  Vốn và nguồn vốn đầu tư  Kế hoạch khấu hao  Kế hoạch trả nợ  Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án  Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án  Kế hoạch lãi lỗ của dự án  Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án (theo các quan điểm) 2
  3. Nội dung chương 5 5. Đánh giá dự án đầu tư  Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV)  Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)  Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)  Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)  Phân tích điểm hoà vốn 6. Phân tích rủi ro dự án  Phân tích độ nhạy của dự án  Phân tích mô phỏng Monte Carlo 3
  4. Phân tích tài chính TỔNG QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 4
  5. Một số thuật ngữ Dòng tiền (Ngân lưu - Cash Flow - CF): Là những luồng tiền đến và đi khỏi doanh nghiệp hay đối tượng kinh tế. Thu nhập là dòng tiền dương, chi phí là dòng tiền âm. Dòng tiền ròng (Ngân lưu ròng - Net Cash Flow - NCF): Là dòng tiền còn lại sau khi đã lấy dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra. Chi phí chìm (chi phí lịch sử): là những khoản chi phí phát sinh trong quá khứ. Chi phí chìm không được tính tới khi phân tích tài chính của dự án 5
  6. Công cụ phân tích tài chính của dự án Phân tích lợi ích và chi phí:  Xác định các dòng lợi ích: Doanh thu, thanh lý,..  Xác định các dòng chi phí: đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động, lãi vay,….  Xác định dòng tiền ròng 6
  7. Cách ghi nhận lợi ích và chi phí Lợi ích và chi phí có thể phát sinh bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tất cả các lợi ích và chi phí đó phải đưa về cuối năm. 7
  8. Xác định năm gốc (năm 0)  Đối với các dự án đầu tư có quy mô không lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình đầu tư vào sản xuất kinh doanh không dài thì thời điểm tính toán thường được xác định là thời điểm hiện tại hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.  Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng dài. Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công trình và đưa công trình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, các chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được tính chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị tương lai.  Tuy nhiên trong thực tế, để thuận tiện cho tính toán, nhiều dự án thời điểm tính toán thường được chọn là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án. 8
  9. Xác định số năm phân tích (vòng đời) dự án  Để ước lượng số năm phân tích của dự án người ta thường căn cứ vào tuổi thọ công nghệ, tuổi thọ thiết bị chính được chọn đầu tư, hoặc căn cứ vào vòng đời của sản phẩm để xác định tuổi thọ dự án, ….  Trong thực tế, ta chỉ tính tuổi thọ của dự án giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với khả năng dự báo của chúng ta trong tương lai. Hoặc thông qua ý kiến chuyên gia. 9
  10. Xác định năm thanh lý dự án Sau khi kết thúc dự án, cần có thời gian bán tài sản và ghi nhận giá trị thanh lý. Do đó, nếu dự án giả định kết thúc vào năm thứ n thì giá trị thanh lý của dự án sẽ được ghi nhận vào năm thứ n+1. 10
  11. Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án (+) GĐ hoạt động Ngân lưu ròng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 GĐ đầu từ Năm dự án (-) 11
  12. Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án  Những năm đầu thường chi phí đầu tư lớn hơn doanh thu từ dự án nên ngân lưu ròng của tài chính của dự án thường bị âm. (Thông thường những năm đầu xây dựng chỉ có chi phí đầu tư, chưa có doanh thu)  Trong những năm sau khi bắt đầu hoạt động SXKD nên ngân lưu ròng thường dương do có doanh thu từ hoạt động SXKD.  Một số dự án có ngân lưu âm vào những năm cuối của chu kỳ dự án do có phát sinh những chi phí khôi phục địa điểm dự án hoặc chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động,… 12
  13. Phân tích tài chính HUY ĐỘNG VỐN VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN 13
  14. Các đối tượng có quyền lợi trong dự án Nhà cung Người dân ứng vật liệu Chủ đầu tư địa phương C.ty quản lý & vận hành Các tổ chức tín dụng Nhà thầu DỰ ÁN xây dựng T. chức T. chính phi NH Nhà cung Nhà đầu tư trài phiếu ứng thiết bị Tổ chức đa phương Cơ quan Khách hàng QLNN
  15. Các nhà tài trợ vốn cho dự án Các nhà tài trợ vốn cho dự án được chia thành hai loại: Đầu tư vốn chủ sở hữu (CSH) Chủ đầu tư bỏ vốn vào dự án và là người hưởng lợi sau cùng của dự án (dưới dạng cổ tức) sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ trả nợ vay Vốn vay Chủ nợ cho dự án vay với cam kết sẽ nhận lại vốn gốc và lãi theo một công thức và lịch thời gian nhất định Các đối tượng có quyền lợi trong dự án đều có thể tham gia tài trợ vốn cho dự án dưới vai trò nhà đầu tư vốn CSH hay cho vay. 15
  16. Huy động vốn cho dự án Dự án cần được huy động vốn để đủ trang trải cho chi phí đầu tư cũng như một số chi phí ban đầu trước khi đi vào hoạt động  Chi phí đầu tư ban VỐN CSH đầu  Chi phí tiền mặt cho  Chủ đầu tư các hạng mục của dự  Nhà đầu tư chiến lược án Vốn huy động Tài trợ  Quỹ đầu tư  Lãi vay trong t/g XD DỰ ÁN  Dự phòng  Vốn lưu động ban NỢ VAY đầu  NHTM  Cân đối tiền mặt để trả lương và chi phí  Tài chính phi NH hoạt động để chuẩn  Tài chính đa phương bị vận hành 16
  17. Đầu tư vốn CSH Các nhà đầu tư vốn CSH mong đợi nhận được một suất sinh lợi hợp lý trên vốn đã đầu tư (cổ tức thu về trong quá trình dự án hoạt động) Các loại nhà đầu tư vốn CSH:  Chủ đầu tư (sáng lập) dự án (project investors)  Nhà nước  Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners)  Quỹ đầu tư và thị trường vốn 17
  18. Đầu tư vốn CSH Chủ đầu tư (sáng lập) dự án (project investors/sponsors)  Người khởi xướng, kiểm soát, thiết lập cơ cấu và dàn xếp các hợp đồng then chốt của dự án  Có thể hiểu tương tự như cổ đông sáng lập của doanh nghiệp  Thường là đối tượng bỏ vốn với tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn CSH của dự án  Chịu rủi ro cao nhất và mong đợi lợi nhuận kỳ vọng cao nhất Nhà nước  Đầu tư vốn ngân sách  Đầu tư vốn CSH dưới hình thức liên doanh hay cổ đông thiểu số  Góp vốn phi tiền mặt (đất, chính sách ưu đãi) Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners)  Đầu tư vốn cổ phần  Có thể tham gia xây dựng, vận hành.  Có thể thuộc lĩnh vực liên quan (ví dụ, đối tác dầu khí trong dự án điện, đối tác điện trong dự án xi-măng) Quỹ đầu tư và thị trường vốn Đầu tư vốn cổ phần một cách thụ động (không tham gia quản lý). 18
  19. Uy tín/Hình thức vay nợ của dự án Uy tín vay nợ của dự án phụ thuộc vào:  Sự vững mạnh về mặt tài chính của dự án: NPV/IRR  Uy tín vay nợ của các chủ đầu tư vào dự án  Số vốn CSH do các chủ đầu tư dự án đóng góp so với tổng vốn đầu tư.  Mức độ rủi ro của dự án và khả năng thiết kế, thực hiện các hợp đồng. Hai hình thức vay nợ  Chủ đầu tư đứng tên vay nợ rồi dùng vốn huy động được để tài trợ cho dự án.  Chủ đầu tư thành lập công ty dự án với trách nhiệm hữu hạn; công ty dự án đứng tên vay nợ: đây là hình thức “tài trợ dự án”. 19
  20. Tỷ lệ nợ/ vốn CSH khả thi tối đa Lợi ích của việc tăng đòn bẩy nợ:  Tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (do suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư lớn hơn lãi vay)  Tăng lợi ích từ lá chắn thuế của nợ vay Chi phí của việc tăng đòn bẩy nợ:  Tăng rủi ro tài chính của dự án (dẫn tới tăng chi phí nợ vay cũng như chi phí vốn chủ sở hữu) Tỷ lệ nợ/vốn CSH thực tế của dự án phụ thuộc vào:  Khả năng sinh lợi của dự án  Kiểu hình ngân lưu tự do của dự án  Các loại rủi ro và cơ chế chia sẻ, quản lý rủi ro  Uy tín vay nợ của chủ đầu tư và mức độ bảo lãnh rủi ro của chủ đầu tư đối với dự án 20
nguon tai.lieu . vn