Xem mẫu

Giảng viên: TS. Nguyễn Ngọc Tuyển TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Website: http://www.nuce.edu.vn 11/20/2014 Bộ môn Cầu và Công trình ngầm Website: http://bomoncau.tk/ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CẦU THÉP 2 TS. NGUYỄN NGỌC TUYỂN Website môn học: http://cauthep2.tk/ Link dự phòng: https://sites.google.com/site/tuyennguyenngoc/courses‐in‐ vietnamese/ cau‐thep‐2 Hà Nội, 11‐2014 Thi công cầu giàn thép (t.theo) • (2). Lắp ráp kết cấu nhịp theo p.pháp lắp hẫng – Phương pháp lắp hẫng thường được áp dụng khi cầu có từ 2 nhịp trở lên và có điều kiện địa hình, sông nước khó khăn cho vấn đề thiết lập giàn giáo sàn đạo liên tục dưới cầu. 96 Bộ môn Cầu và CTN ‐ ĐHXD 1 Giảng viên: TS. Nguyễn Ngọc Tuyển 11/20/2014 Thi công cầu giàn thép (t.theo) – Một số vấn đề phải giải quyết khi lắp hẫng • Đảm bảo sự ổn định không bị lật • Đảm bảo sự chịu lực của kết cấu đặc biệt là các thanh làm việc khác dấu so với thiết kế chịu tải trọng khai thác – Nếu đoạn đường đầu cầu có thể cho phép lắp hẫng sẵn trước một nhịp thì dùng ngay nhịp đó làm đối trọng để lắp hẫng nhịp chính thức. • Nhịp đối trọng được lắp ráp như thực hiện lắp trên giàn giáo liên tục 97 Thi công cầu giàn thép (t.theo) – Trường hợp không thể lắp nhịp đối trọng trên đoạn đường đầu cầu thì có thể làm một đoạn giàn giáo để lắp ráp một phần nhịp làm đối trọng. • Đôi khi có thể chất thêm tải để tăng đối trọng bảo đảm sự ổn định – Chiều dài đoạn hẫng khi lắp ráp quyết định bởi điều kiện ổn định và điều kiện chịu lực của kết cấu 98 Bộ môn Cầu và CTN ‐ ĐHXD 2 Giảng viên: TS. Nguyễn Ngọc Tuyển 11/20/2014 Thi công cầu giàn thép (t.theo) – Có thể áp dụng một số giải pháp sau đây cho phương pháp lắp hẫng: • Dùng cột và dây căng để: (1) Giải quyết vấn đề ổn định; (2) Giải quyết vấn đề chịu lực; và (3) Điều chỉnh cao độ đầu nút. • Gia cố các thanh để giải quyết vấn đề chịu lực • Kích điểm kê trên trụ để đầu mút kết cấu có thể gối được lên trụ chính Kích 99 Thi công cầu giàn thép (t.theo) – Thông thường chiều dài đoạn hẫng khoảng (0.3‐0.5) L – Khi lắp hẫng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: • Phần kết cấu đã lắp ráp phải là tam giác khép kín để không thể biến hình (cả về giàn chủ và hệ liên kết, hệ dầm mặt cầu…). • Thanh lắp trước không cản trở thao tác lắp thanh sau. • Mối liên kết tại các nút không được chậm quá 2 nút đối với nút đang lắp tạm • Trong trường hợp cầu nhiều nhịp và công tác lắp hẫng tiến hành từ 2 bờ vào giữa thì hợp long sẽ đòi hỏi độ chính xác rất cao. => Đôi khi để giảm bớt khó khăn, khi thiết kế có thể sử dụng giải pháp các lỗ đinh của nửa bản nút hợp long sẽ khoan tại công trường vào công đoạn lắp ráp cuối cùng. 100 Bộ môn Cầu và CTN ‐ ĐHXD 3 Giảng viên: TS. Nguyễn Ngọc Tuyển 11/20/2014 Thi công cầu giàn thép (t.theo) • (3). Phương pháp lao kéo kết cấu nhịp vào vị trí cầu – Phương pháp này có một ưu điểm lớn là rút ngắn thời gian thi công vì: • Song song với việc xây dựng mố và trụ, công tác lắp ráp kết cấu nhịp được tiến hành tại công trường • Sau khi hoàn thành mố trụ sẽ đa kết cấu nhịp vào vị trí bằng phương pháp lao kéo 101 Thi công cầu giàn thép (t.theo) – Đường lao được cấu tạo như đường lao đối với cầu dầm. Tuy nhiên điều khác biệt là đường lao chỉ đặt tại vị trí các nút của giàn chủ 102 Bộ môn Cầu và CTN ‐ ĐHXD 4 Giảng viên: TS. Nguyễn Ngọc Tuyển 11/20/2014 Thi công cầu giàn thép (t.theo) – Kết cấu nhịp được lắp ráp trên đường đầu cầu, sau đó sẽ lao ra vị trí theo đường tim cầu. => khi đó phương pháp lao gọi là lao kéo dọc. – Trường hợp thay kết cấu nhịp cầu cũ thì kết cấu nhịp mới phải lắp ráp ở bên (song song với tuyến cũ) để vẫn đảm bảo giao thông. => kết cấu nhịp được lao kéo dọc rồi lao ngang vào vị trí. • Khi lao ngang vào vị trí thường thiết lập đường lao ở vị trí trụ và mố. Nếu cần thiết có thể mở rộng để dễ dàng cho công việc thao tác. • Đường lao ngang thường đặt dưới dầm ngang đầu nhịp 103 Thi công cầu giàn thép (t.theo) 104 Bộ môn Cầu và CTN ‐ ĐHXD 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn