Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI THỌC ĐÔNG Á KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Biên soạn: Ths.Trần Thái Hằng Th.S Trần Thị Thái Hằng 1 Thanh toán quốc tế LỜI NÓI ĐẦU Nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học bậc đại học trong năm học 2011 - 2012, tập bài giảng “THANH TOÁN QUỐC TẾ” được biên soạn với sự tham gia đóng góp ý kiến của các giảng viên giảng dạy trong Khoa. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tập bài giảng này không tránh khỏi những thiếu sót. Khoa Tài chính – Kế toán mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, sinh viên và tất cả bạn đọc. Đà Nẵng, tháng 11 năm 2011 KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH Th.S Trần Thị Thái Hằng 2 Thanh toán quốc tế CHƯƠNG 1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1 KHÁI NIỆM Trong điều kiện kinh tế thị trường để thực hiện thanh toán giữa các nước với nhau, cần thiết phải sử dụng đồng tiền nước này hay nước khác, nói chung là phải sử dụng ngoại tệ cũng như các phương tiện có thể thay cho ngoại tệ. Như vậy chúng cần phân biệt giữa ngoại tệ và ngoại hối. Ngoại tệ: là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Ngoại tệ: là đồng tiền của quốc gia này được lưu thông trên thị trường tiền tệ của quốc gia khác. Ví dụ: Tại Việt Nam thì USD, GBP, EUR, JPY... là ngoại tệ. Ngoại tệ thể hiện dưới hình thức tiền mặt hay các số dư trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng. Hiện nay hầu hết các nước đều có xu hướng sử dụng ngoại tệ mạnh trong thanh toán và đầu tư quốc tế. Ngoại hối: là phạm trù rộng lớn so với ngoại tệ, ngoại hối bao gồm ngoại tệ và các phương tiện có giá trị như ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán giữa các nước với nhau. Tại Việt Nam theo pháp lệnh ngoại hối số 28 được Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005, quy định ngoại hối bao gồm: - Đồng tiền của các quốc gia khác. - Phương tiện thanh toán có giá bằng ngoại tệ, gồm: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, các loại giấy có giá khác. - Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu và các loại giấy có giá khác. - Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, miếng trong trường hợp mang vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào, chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc sử dụng trong thanh toán quốc tế. Hối đoái: là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác. Ví dụ: chuyển đồng tiền Việt Nam (VND) sang đôla Mỹ (USD) - Sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau. Th.S Trần Thị Thái Hằng 3 Thanh toán quốc tế - Dựa trên một tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền. Tỷ lệ đó gọi là tỷ giá hối đoái hay gọn hơn là tỷ giá. Tỷ giá hối đoái: (exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Tỷ giá hối đoái: là tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền các nước với nhau. 1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ 1.2.1. Ký hiệu tiền tệ Quy ước tên đơn vị tiền tệ: -Về tên, mỗi nước có tên gọi tiền tệ riêng nhằm phân biệt giữa tiền tệ nước này với nước khác. -Ký hiệu tiền tệ của đồng tiền các nước trên thế giới được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế gọi tắt ISO (International standard organization) quy ước tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết ba ký tự, hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự sau cùng là tên gọi đồng tiền của quốc gia đó. Ví dụ: - Tên đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD + Hai ký tự đầu US viết tắt của The United States + Ký tự sau cùng (D) viết tắt của Dollar. - Tên đơn vị tiền tệ của Anh là GBP + Hai ký tự đầu GB viết tắt của Great British + Ký tự sau cùng (P) viết tắt tên của Pound Tên đồng tiền Ký hiệu Bảng Anh GBP Dolla Mỹ USD Đồng EURO EUR Dolla CANADA CAD Dolla Hồng Kông HKD Dolla Singapore SGD Franc Thủy Sĩ CHF Yên Nhật JPY Ví dụ: USD = 20.500VND, có nghĩa là 1 USD có giá trị là 20.500 VND, hoặc 20.500 VND có thể đổi được 1 USD. Th.S Trần Thị Thái Hằng 4 Thanh toán quốc tế Khi công bố giá trên thị trường, tỷ giá được viết và mô tả ngắn gọn như sau: USD =20.500 VND USD Đồng tiền yết giá Đồng tiền cơ sở 20.500 VND Đồng tiền định giá Đồng tiền đối ứng Đồng tiền yết giá (Commodity currency) còn gọi là đồng tiền cơ sở (Base currency) hay đồng tiền hàng hoá: Vì đồng tiền này được coi như là hàng hóa ngoại tệ được mua vào hoặc bán ra trên thị trường với ngoại tệ khác. Nó luôn có số lượng là 1 đơn vị tiền tệ. Đồng tiền định giá (Terms currency) còn gọi là đồng tiền đối ứng (Counter currency): Vì đồng tiền này dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá trên thị trường. Cách yết giá: Theo thông lệ quốc tế, khi yết giá quy định đặt đồng tiền yết giá đứng trước và đồng tiền định giá đứng sau dấu phân cách (/). Đồng tiền yết giá thường thể hiện là 1 đơn vị. 100 hoặc 1000. Đồng tiền định giá thường thể hiện là số lượng nhất định đơn vị tiền tệ nhằm biểu thị giá trị của đồng tiền yết giá. Thông thường vào một thời điểm nhất định, tại một ngân hàng thương mại tỷ giá được công bố như sau: USD/SGD = 1.5723/1.5731 = 1.5723/31 Theo cách yết giá nêu trên thì ngân hàng sẽ mua vào USD thanh toán bằng SGD theo tỷ giá mua 1.5723, đồng thời bán ra USD lấy SGD theo tỷ giá bán 1.5731. Điểm (Pips): Còn gọi là points, tỷ giá các đồng tiền so với USD thường được công bố 4 số lẻ. Điểm là 1/10000 của một đơn vị tiền tệ, điểm là khoản tăng nhỏ nhất khi tỷ giá biến đổi. Tuy nhiên pips còn có thể được hiểu là hai con số cuối các cặp báo giá chỉ công bố hai số lẻ như USD/JPY 104.24/40, điểm sẽ là 1/100 của một đơn vị tiền tệ. Figure (số): Thông thường là hai số thập phân sau dấu chấm của tỷ giá. Số ít được các nhà giao dịch quan tâm, chỉ đề cập đến khi nào cần thiết để xác định lại giao dịch hoặc trong các trường hợp thị trường hết sức biến động. Th.S Trần Thị Thái Hằng 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn