Xem mẫu

  1. BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT 5 CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
  2. Tập làm văn Kiểm tra bài cũ: Luyện tập làm đơn Đọc đơn đề nghị em đã làm .
  3. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người I- Nhận xét:
  4. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả I- Nhận xét: người Đọc bài văn “Hạng A Cháng” và trả lời câu hỏi : (SGK/119) 1.Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào ? 2.Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bậc? 3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào ? 4.Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó. 5. Từ bài văn trên nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
  5. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người I- Nhận xét: 1. Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào ? Phần mở bài: “Nhìn thân hình….Đẹp quá !” Tác giả giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng - bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khỏe đẹp của A Cháng.
  6. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người I- Nhận xét: 2. Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật? Ngoại hình của A Cháng có những điểm nổi bậc : Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Khi đeo cày, trông anh hùng dũng như một hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
  7. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người I- Nhận xét: 3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào ? Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
  8. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người I- Nhận xét: 4.Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó. - Phần kết bài: Câu văn cuối bài “Sức lực tràn trề… chân núi Tơ Bo”. - Ý chính của nó: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
  9. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người I- Nhận xét: 5. Từ bài văn trên nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người . II- Ghi nhớ Bài văn tả người gồm có ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: a) Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bậc về tầm vóc, cách ăn mặc, khuông mặt, mái tóc,cặp mắt, hàm răng,… b) Tả tính tình, hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…) 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
  10. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả người III. Luyện tập Lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).
  11. Dàn bài chi tiết tả bà của em. 1)Mở bài: Giới thiệu người định tả (Bà ngoại là người em yêu nhất) 2) Thân bài: a. Tả hình dáng: Bà bao nhiêu tuổi, còn khỏe hay yếu, có những nét gì đặc biệt ? - Lưng còng, tóc bạc,…… - Mặt có nhiều nếp nhăn, mắt mờ,… - Nước da chuyển sang màu nâu,… - Tay nổi rõ những đường gân,… b. Tả tính tình,hoạt động: - Bà hiền từ, thương yêu con cháu, bà thường kể chuyện cho chúng tôi nghe, quan hệ với mọi người tốt,… - Bà thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm, chăm sóc cây) 3)Kết bài: Tình cảm của em
  12. Chúc quý thầy cô mạnh khoẻ Chúc các em chăm ngoan học giỏi
nguon tai.lieu . vn