Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Phạm Thị Ý Nguyện Năm 2019 0
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG ............................................................... 1 1.1. Khu vực công........................................................................................................ 1 1.1.1. Khái niệm khu vực công .................................................................................... 1 1.1.2. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản ................................................... 1 1.1.3. Khu vực công và vai trò của chính phủ .............................................................. 2 1.2. Khái niệm và đặc điểm Tài chính Công ................................................................ 3 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 3 1.2.2. Đặc điểm............................................................................................................ 4 1.3. Sự phát triển Tài chính Công ................................................................................ 4 1.3.1. Tài chính công cổ điển ....................................................................................... 4 1.3.2. Tài chính công hiện đại ...................................................................................... 6 1.4. Bản chất và chức năng Tài chính Công ................................................................. 7 1.4.1. Bản chất ............................................................................................................. 7 1.4.2. Chức năng .......................................................................................................... 8 1.5. Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính quốc gia ............................... 10 CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI ............................................. 13 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc................................................. 13 2.2. Hiệu quả Pareto .................................................................................................. 13 2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 13 2.2.2. Các điều kiện đạt hiệu quả Pareto..................................................................... 14 2.3. Các định lý về hiệu quả trong kinh tế học phúc lợi .............................................. 20 2.3.1. Định lý thứ nhất ............................................................................................... 20 2.3.2. Định lý thứ hai ................................................................................................. 22 2.3.3. Thất bại của thị trường trong phân bổ nguồn lực .............................................. 25 2.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng ............................................................ 27 2.4.1. Khái niệm công bằng ....................................................................................... 27 2.4.2. Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng .......................................................... 28 2.4.3. Đo lường sự bất bình đẳng ............................................................................... 28 CHƯƠNG 3 NGOẠI TÁC ............................................................................................................. 34 3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 34 3.2. Lý thuyết ngoại tác ............................................................................................. 34 3.2.1. Ngoại tác tiêu cực ............................................................................................ 34 1
  3. 3.2.2. Ngoại tác tích cực ............................................................................................ 36 3.3. Những giải pháp của khu vực tư về vấn đề ngoại tác ........................................... 38 3.3.1. Giải pháp và định lý Coase............................................................................... 38 3.3.2. Những hạn chế của giải pháp Coase ................................................................. 39 3.4. Khu vực công giải quyết vấn đề ngoại tác ........................................................... 39 3.4.1. Đánh thuế điều chỉnh ....................................................................................... 40 3.4.2. Trợ cấp ............................................................................................................ 40 3.4.3. Điều tiết lượng sản xuất ................................................................................... 41 3.5. Sự khác nhau giữa cách tiếp cận giá cả và số lượng để giải quyết vấn đề ngoại tác .................................................................................................................................. 42 3.5.1. Mô hình cơ bản ................................................................................................ 42 3.5.2. Đánh thuế và điều tiết lượng sản xuất............................................................... 43 CHƯƠNG 4 HÀNG HÓA VÀ CHI TIÊU CÔNG .......................................................................... 48 4.1. Hàng hóa công .................................................................................................... 48 4.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 48 4.1.2. Phân loại .......................................................................................................... 48 4.1.3. Cung cấp hàng hóa công .................................................................................. 49 4.2. Khái niệm và vai trò chi tiêu công ....................................................................... 51 4.2.1. Khái niệm chi tiêu công ................................................................................... 51 4.2.2. Phân loại chi tiêu công ..................................................................................... 52 4.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu công .............................................. 53 4.2.4. Vai trò chi tiêu công ......................................................................................... 53 4.3. Đánh giá chi tiêu công ........................................................................................ 54 4.3.1. Mục đích đánh giá............................................................................................ 54 4.3.2. Nội dung đánh giá ............................................................................................ 54 4.4. Quản lý chi tiêu công .......................................................................................... 56 4.4.1. Khái niệm quản lý chi tiêu công ....................................................................... 56 4.4.2. Các phương thức quản lý ................................................................................. 57 4.4.3. Chiếu lược quản lý ........................................................................................... 59 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG .................................... 63 5.1. Khái niệm phương pháp phân tích....................................................................... 63 5.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích lợi ích – chi phí đầu tư công ..................... 63 5.2.1. Xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án ...................................... 63 5.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ................................................................................... 65 5.2.3. Tỷ suất lợi tức và chi phí trong 1 dự án đầu tư ................................................. 65 2
  4. 5.3. Phân tích lợi ích và chi phí dự án công ................................................................ 65 5.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công ................................................................ 65 5.3.2. Đánh giá lợi ích và chi phí trong các DA của khu vực công ............................. 67 CHƯƠNG 6 KHUÔN KHỔ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ.................................................. 71 6.1. Thuế và sự phân phối thu nhập............................................................................ 71 6.1.1. Mô hình cân bằng cục bộ ................................................................................. 71 6.1.2. Mô hình cân bằng tổng quát ............................................................................. 81 6.2. Thuế và hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 86 6.2.1. Định nghĩa gánh nặng phụ trội ......................................................................... 87 6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội............................................................................ 90 6.2.3. Gánh nặng phụ trội của thuế đánh vào thu nhập ............................................... 91 6.3. Phân tích thuế tối ưu ........................................................................................... 92 6.3.1. Thuế hàng hóa tối ưu ....................................................................................... 92 6.3.2. Thuế thu nhập tối ưu ........................................................................................ 96 3
  5. CHƯƠNG 1 KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG 1.1. Khu vực công 1.1.1. Khái niệm khu vực công Trong đời sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều rất cần đến những loại hàng hóa do khu vực công cung cấp, như: giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng… Vậy, khu vực công là gì? Từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực: khu vực công và khu vưc tư nhân. Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ khu vực công được sử dụng tương đương như là khu vực nhà nước hay khu vực của chính phủ. Tất cả khái niệm này đều hàm ý khu vực công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội do nhà nước quyết định. Theo Joseph E. Stigitz, một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công có đặc điểm sau: - Trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều trực tiếp hay gián tiếp được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định. - Các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Ví dụ: chính phủ có quyền buộc công chúng phải nộp thuế, thi hành nghĩa vụ quân sự, tịch thu tài sản… Theo đó, có thể nêu ra một số hoạt động thuộc khu vực công: - Hệ thống các cơ quan công quyền: + Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước, gồm các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp. + Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh. + Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công: giáo dục, y tế, thể dục thể thao… - Hệ thống các lực lượng kinh tế nhà nước: Hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị được nhà nước cấp vống hoạt động, các đơn vị công ích… 1.1.2. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản Khi nghiên cứu về quy luật khan hiếm, kinh tế học đã chỉ ra các vấn đề cơ bản mà các nền kinh tế phải giải quyết để phân bổ tối ưu nguồn lực khan hiếm của mình: Sản xuất cái gì? Sản xuất cái đó như thế nào? Sản xuất cái đó cho ai? Quyết định các vấn đề đó như thế nào? Như mọi lĩnh vực của kinh tế học, khi vực công cũng liên quan trực tiếp đến giải quyết các vấn đề cơ bản trên trong quá trình phân bổ nguồn lực công. Phân bổ nguồn lực của khu vực công liên quan đến sự lựa chọn công, vai trò của chính phủ và cách thức can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế… 1
  6. Đối với khu vực công, khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học trong phân bổ nguồn lực cần chú ý đến các vấn đề: - Xác định các hoạt động mà khu vực công có thể tham gia và cách thức tổ chức các hoạt động đó. - Dự đoán và tiên liệu các tác động hay hậu quả các hoạt động của chính phủ có thể gây ra cho nền kinh tế và khu vực thư nhâ. - Đánh giá các kịch bản của chính sách công. Có thể dựa vào phương pháp thực chứng hay phương pháp chuẩn tắc. 1.1.3. Khu vực công và vai trò của chính phủ Quá trình phát triển và hoàn thiện chức năng của nhà nước gắn liền với sự phát triển của xã hội từ nền kinh tế hành hóa giản đơn, tự do cạnh tranh đến nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong nền kinh tế hàng hóa đơn giản và kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, nhà nước chỉ có chức năng cai trị với những hoạt động cơ bản: quản lý hành chính, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Các hoạt động kinh tế nằm ngoài chức năng của nhà nước. Quy mô kinh tế lúc bấy giờ nhỏ bé và chịu sự chi phố hoàn toàn bởi cơ chế tự điều tiết của thị trường. Tư tưởng tự do kinh tế, kinh tế nằm ngoài phạm vi quan tâm của nhà nước mất dần chỗ đứng vào đầu thế kỷ XX và nhường chỗ cho một quan điểm mới: nền kinh tế cần có sự can thiệp của nhà nước, nhà nước phải trở thành một chủ thể kinh tế, phải có vai trò tích cực hơn. Trong tác phẩm kinh tế học của mình, Samuelson cũng khẳng định nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì giống như chỉ vỗ tay bằng một bàn tay. Nhà nước trong giai đoạn hiện đại có nhiều chức năng với nhiều sứ mệnh khác nhau. Nhà nước mang sứ mệnh của người cảnh sát và của quan tòa trong việc giữ gìn trật tự, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm phát luật của các thế lực trong và ngoài nước và phán xét các hành vi đó; nhà nước mang sứ mệnh của một nhà sản xuất trong việc tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội; nhà nước lại có sứ mệnh phải chăm lo cho phúc lợi và an sinh xã hội. Tóm lại, nhà nước không chỉ là một hệ thống cai trị với các cơ quan quản lý hành chính và an ninh mà còn là một hệ thống phục vụ, một hệ thống điều chỉnh chủ động và có quyền lực tồn tại bên cạnh cơ chế thị trường để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Đó là mô hình kinh tế hỗn hợp: chính phủ - khu vực công và khu vực tư. Trong thực tiễn tuy cùng là mô hình kinh tế hỗn hợp nhưng vai trò của chính phủ ở mỗi nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển có khác nhau. Nhìn chung, có thể khái quát sự thay đổi vai trò chính phủ từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến nay như sau: 2
  7. - Giai đoạn 1950 – 1970 Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nền kinh tế đều cho rằng chính phủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và thiết lập chính sách phát triển kinh tế theo mô hình hướng nội. Trong mô hình này, chính phủ được coi là người quyết định sự phân bổ mọi nguồn lực trong xã hội thông qua các chương trình kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh; khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng bành trướng trong hê thống kinh tế và lấn át hoạt động kinh doanh của khu vực tư. Tuy nhiên, xét kết quả cuối cùng về phát triển kinh tế, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung không mang lại thành quả đáng khích lệ, nền kinh tế mất cân đối trầm trong, thiếu hụt ngoại tệ, công nghiệp què quặt. - Giai đoạn 1970 – 1990 Từ thực tiễn các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1972, 1979 và cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước năm 1982, quan điểm về vài trò của chính phủ đã thay đổi nhất định ở các nền kinh tế thị trường. Ở hầu hết các nước, chính sách can thiệp của chính phủ đã thay đổi theo hướng giảm bớt sự can thiệp của chính phủ, thu hẹp khu vực công, đồng thời đảy mạnh các chính sách tự do hóa kinh tế và tài chính phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu. Mô hình này có những tác động nhất định trong việc kích thích khu vực tư phát triển, theo đó, các nguồn lực trong nền kinh tế được khai thác và phân bổ có hiệu quả hơn. Thế nhưng, chính sự thu hẹp khu vực công đã làm giảm sút sự cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho người nghèo, kéo theo là gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội về phân phối thu nhập ngày càng lớn. - Giai đoạn từ 1990 đến nay Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ nhanh, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ liên tiếp xảy ra ở những nền kinh tế mới nổi châu Á trong các năm giữa thập kỷ 90 đã dấy lên làn sóng chỉ trích sự yếu kém về vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự tác động giữa lực lượng thị trường và chính phủ không phải đơn thuần là vấn đề can thiệp và sự tự do của khu vực tư, mà cả hai khu vực đều có vai trò quan trọng như nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Khu vực tư có tính năng động của nó trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thì chính phủ phải có nhiệm vụ xây dựng khuôn khổ thể chế, tăng cường vai trò giám sát, bảo vệ thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của khu vực tư phát triển, đảm bảo cung cấp những dịch vụ công cần thiết cho người nghèo. 1.2. Khái niệm và đặc điểm Tài chính Công 1.2.1. Khái niệm Khái niệm tài chính công có thể được tìm thấy trong tác phẩm của A.Smith, trong đó về nguyên tắc A.Smith xuất phát từ hệ thống kinh tế gia đình và nguyên tắc này được rút ra vận dụng cho tài chính công, trước hết là cho ngân sách nhà nước – hàng 3
  8. năm ngân sách nhà nước phải cân đối và tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản của khu vực công. Quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển chủ yếu cho rằng, tài chính công là khoa học nghiên cứu sự tài trợ các khoản chi tiêu công. Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, Giáo sư Harvey Rosen cho rằng tài chính công là “là lĩnh vực kinh tế học phân tích thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ” Theo các nhà kinh tế Pháp, tài chính công chính là nghiên cứu quản lý tài chính của các tổ chức công quyền. Như vậy, quan điểm chung của các nhà kinh tế khi định nghĩa phạm trù tài chính công biểu hiện tập trung ở đặc trưng: tài chính công là lĩnh vực kinh tế giải quyết vấn đề lập ngân sách thu và chi của chính phủ, của các đơn vị công quyền. Tài chính công là phạm trù kinh tế quản ánh những hoạt động thu chi tiền tệ của chính phủ, của các đơn vị công quyền nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm - Tài chính công là loại hình tài chính thuộc sở hữu nhà nước. Trong thực tế, nguồn lực tài chính công được phân quyền cho nhiều đơn vị công quyền quản lý và sử dụng, nhưng chủ thế pháp lý của tài chính công vẫn là nhà nước. Quyền quyết định thu chi tài chính công do nhà nước định đoạt và áp đặt lên mọi công dân. Nhà nước sử dụng tài chính công như là công cụ để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý và can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Tài chính công cung cấp các hàng hóa công cho xã hội trong điều kiện khu vực tư chưa thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về những loại hàng hóa này. Nhà nước có thể cung cấp những loại hàng hóa công cho xã hội dưới hình thức “người hưởng tự do không trả tiền” hoặc dưới dạng thu phí, lệ phí – một hình thức thu hồi chi phí đầu tư của nhà nước, nhưng không theo cơ chế giá thị trường. Thông qua các khoản chi tiêu công phải tạo ra sự kết hợp trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, khơi dậy các nguồn lực tiềm năng trong nền kinh tế quốc dân. - Quản lý tài chính công phải tôn trọng nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự tham gia của công chúng Công khai và minh bạch tạo ra đạo đức chính trị. Khía cạnh đạo đức chính trị và minh bạch tài chính ngày nay được xác lập trên nền tảng của một xã hội dân chủ. Người dân có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, ngược lại họ có quyền yêu cầu chính phủ phải công khai, minh bạch tình hình thu chi tài chính cong để đánh giá mức độ hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc sử dụng nguồn lực tài chính công. 1.3. Sự phát triển Tài chính Công 1.3.1. Tài chính công cổ điển 4
  9. Tài chính công cổ điển là thuật ngữ dùng để phản ánh hoạt động của tài chính công gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội từ cuối thế kỷ 19 trở về trước. Tài chính công cổ điển có những đặc trưng cơ bản: - Tài chính công có tính trung lập + Tài chính công không can thiệp, không gây ảnh hưởng đối với mọi hoạt động kinh tế; không làm thay đổi thực trạng kinh tế. Hay cách khác, mọi khoản thu chi của nhà nước không dẹo đuổi, không nhằm vào bất kỳ mục đích kinh tế - xã hội nào. Thuế và các khoản thu công chỉ thực hiện mục đích cơ bản là tạo nguồn thu cho nhà nước. Chi tiêu công chỉ có một đối tượng duy nhất là đáp ứng nhu cầu tài chính của nhà nước, không có mục đích can thiệp vào đời sống kinh tế - xã hội. + Tính độc lập của tài chính công. Kế hoạch thu, chi tài chính công được lập một cách độc lập với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch tài chính công được lập ra trong khuôn khổ ngắn hạn một năm và hoàn toàn chỉ chú trọng đến khía cạnh tài chính, không bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế - xã hội. Nguyên tắc quan trọng nhất của tài chính cổ điển là phải thăng bằng thu chi. Kho bạc luôn phải đảm bảo sao cho đủ tiền để nhà nước chi tiêu. - Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của tài chính công Để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước, tài chính công cổ điển sử dụng các công cụ cơ bản sau: + Thu nhập từ việc nhà nước cho khu vực tư thuê công sản (nhà, đất). Ở thời kỳ đầu của phương thức nhà nước phong kiến, thu nhập từ cho thuê công sản là nguồn thu quan trọng để nhà nước tài trợ cho bộ máy hành chính. Trong khi đó thuế là nguồn thu không ổn định, chỉ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước. Nhưng đến thế kỷ 18, với sự gia tăng chi tiêu công và sự suy giảm về công sản mà nhà nước sở hữu, nên nguồn thu nhập từ cho thuê công sản ngày càng giảm dần trong tổng số thu của nhà nước. + Nguồn thu từ công trái. Nhà nước có thể đi vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công. Học thuyết về công trái của tài chính công cổ điển đã lập luận rằng: Công trái là hình thức thu có tính liên thế hệ - khoản thu trong hiện tại, nhưng thế hệ tương lai phải trả. Với lập luận này, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, nhà nước chỉ nên sử dụng hình thức thu công trái khi nào số tiền vay của dân dùng để tài trợ cho khoản chi tiêu mà tạo ra những lợi ích thiết thực cho thế hệ tương lai, như chi đầu tư xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học… Công trái là một khoản thuế thu trước. Cũng giống như quan hệ tín dụng ngân hàng, nhà nước đi vay, tất nhiên là phải trả nợ vào một kỳ hạn đã định. Nguồn để nhà nước trả lãi chủ yếu lấy từ thuế. 5
  10. Từ những lập luận trên, học thuyết kinh tế cổ điển cho rằng, công trái không phải là cong cụ lâu dài để tài trợ cho các khoản chi tiêu công mà chỉ là công cụ tạm thời. + Nguồn thu từ thuế. Thuế là nguồn thu có tính cưỡng chế và không hoàn lại. Bằng quyền lực của mình, nhà nước quy định bắt buộc mọi người dân phải có nghĩa vụ nộp thuế. Theo các nhà kinh tế, tài chính công cổ điển là môn khoa học nghiên cứu những công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để tạo lập nguồn lực qua đó tài trợ cho chi tiêu công. Công cụ ngân sách nhà nước được thiết lập nhằm mục đích ấn định con số chi tiêu công trong một năm mà nhà nước phải tìm kiếm nguồn để tài trợ. Đồng thời, ngân sách nhà nước đưa ra những quy tắc về kế toán để theo dõi chi tiết và chặt chẽ các khoản chi tiêu công với mục đích để kiểm soát tình hình chi tiêu của nhà nước, tránh được sự phí phạm nguồn lực tài chính công để sao cho chi tiêu công của nhà nước được hợp pháp và có thể được tài trợ bằng những nguồn thu ổn định. 1.3.2. Tài chính công hiện đại Tài chính công hiện đại phát triển gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội: ∙ Nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước. ∙ Hệ thống tiền tệ không ổn định ∙ Nền kinh tế phát triển theo xu hướng quốc tế hóa. Trong bối cảnh đó, tài chính công hiện đại có những đặc trưng sau: - Quy mô tài chính công có xu hướng ngày càng tăng so với GDP Với sự gia tăng nhanh về quy mô, chi tiêu công đã khiến cho nhà nước không thể giải quyết mọi vấn đề của tài chính công biệt lập với việc giải quyết những vấn đề kinh tế. Điều này có nghĩa là, trong nền kinh tế hiện đại, tài chính công không còn trung lập với các hoạt động kinh tế như trong thời kỳ nền kinh tế tự do cạnh tranh. - Tính phi tập trung của tài chính công Tài chính công không những là công cụ để nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội để tài trợ mọi chu cầu chi tiêu của nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội. + Về phương diện kinh tế, nhà nước thực hiện chính sách thuế có phân biệt ưu đãi đối với các loại hàng hóa, ngành nghề, các địa phương để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ổn định giá cả thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển cân đối. Đồng thời, thông qua các khoản chi tiêu công, nhà nước tiến hành trợ cấp và chia sẻ những rủi ro với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. + Về phương diện xã hội, bằng việc phối hợp chính sách thuế và chính sách chi tiêu công, nhà nước hướng vào thực hiện chính sách điều tiết và phân phối thu nhập công bằng giữa các đối tượng trong xã hội. 6
  11. + Về phương diện quản lý, tài chính công hiện đại không nhất thiết luôn phải có sự cân bằng giữa thu và chi, mà có thể hy sinh sự cân bằng này để góp phần điều chỉnh nền kinh tế vận hành theo định hướng của nhà nước. Theo đó, khuôn khổ quản lý thu chi ngân sách không bị giới hạn trong một năm mà phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn. - Tài chính công sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn lực cho nhà nước Do chi tiêu công có quy mô ngày càng tăng nên nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ để tạo lập nguồn lực tài chính. Thuế không còn là công cụ duy nhất như trong thời kỳ tài chính cổ điển. Bên cạnh thuế, nhà nước thường xuyên sử dụng công cụ công trái. Khoa học tài chính công hiện đại đã dần dần xây dựng nền tảng lý thuyết mới về quy mô huy động nguồn lực của nhà nước. Khi đưa thêm các công cụ tài chính để gia tăng nguồn lực cho nhà nước, muốn hợp lý, muốn cho khoa học, yêu cầu nhà nước phải giải quyết bài toán kinh tế rất phức tạp, trong đó cần phải xác lập các biến số về quy mô GDP của nền kinh tế, khả năng đóng góp của xã hội, các yếu tố động lực của tăng trưởng kinh tế. - Cải cách tài chính công không còn xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia riêng lẻ mà phải tính đến những yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa Sự hội nhập yêu cầu các quốc gia cải cách và tổ chức lại thể chế tài chính công ngày càng phải đạt được quy chuẩn của quốc tế về chính sách thuế, chính sách quản lý nợ quốc gia, kế toán và sự minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước. Hơn nữa sự hội nhập sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế dễ dàng tiếp cận và khai thác các khoản vay trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng cũng chính điều này đặt ra cho tài chính công của quốc gia phải gánh chịu nhiều rủi ro không chỉ bao gồm các khoản nợ trực tiếp, rõ ràng mà còn cả các khoản nợ bất thường, ngầm định. 1.4. Bản chất và chức năng Tài chính Công 1.4.1. Bản chất - Bản chất kinh tế Tài chính công phản ánh tổng thể mối quan hê kinh tế giữa nhà nước và xã hội trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Tài chính công, xét về hiện tượng, phản ánh hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước. Nhưng đằng sau hiện tượng đó là ẩn giấu mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa nhà nước với xã hội trong quan hệ phân phối nguồn lực tài chính, biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa khả năng đóng góp nguồn lực tài chính của xã hội cho nhà nước thông qua nộp thuế với nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Về tổng thể, nguồn lực tài chính biểu hiện dưới hai dạng: khối lượng tiền tệ hiện hữu mà các chủ thể kinh tế - xã hội đang nắm giữ và khối lượng tài sản tiềm năng có thể chuyển hóa thành tiền của chủ thể đó. Trong một nền kinh tế, nguồn lực tài chính luôn 7
  12. có sự giới hạn nhất định về quy mô và khả năng tạo lập. Vì vậy, trong chính sách huy động nguồn lực của mình, nhà nước cần chú trọng sử dụng các công cụ của tài chính công ở chừng mực sao cho tạp lập nguồn lực tài chính với quy mô thích hợp trong sự cân bằng về lợi ích kinh tế với khu vực tư để nhằm tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc khu vực tư đóng nộp thuế cho nhà nước thể hiện một sự hy sinh một phần thu nhập của họ trong tiêu dùng hay đầu tư. Vì vậy, chi tiêu công và sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế cần phải tạo ra những lợi ích nhất định và ít ra là phải đủ để bù lại sự hy sinh của khu vực này. - Bản chất chính trị Chính trị là yếu tố cơ bản và chi phối toàn bộ hoạt động tài chính công. Tài chính công không thể vận hành bên ngoài khuôn khổ chính trị, vì không có chính trị thì không thể nào thoản mãn được các mục tiêu có tính xã hội. Quyền lực chính trị giúp chính phủ có được nguồn lực tài chính công, qua đó trang trải các nhu cầu chi tiêu công nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội. Chính trị là nền tảng tổ chức các mặt hoạt động của xã hội, nên khi nghiên cứu tài chính công phải chú trọng mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ thống quền lực chính trị của quốc gia. Tuy nhiên, do vừa mang tính chất tương tác và lan tỏa, đôi khi có tính định đoạt đối với việc hình thành các thể chế, tài chính công tạo thành một tập hợp rất phong phú và phản ánh đầy đủ mối quan hệ kinh tế - xã hội. 1.4.2. Chức năng 1.4.2.1. Chức năng huy động nguồn lực Thực hiện chức năng này, nhà nước thiết lập hệ thống ccs công cụ tài chính với nhiều hình thức huy động khác nhau: huy động cưỡng chế, huy động tự nguyện… từ các chủ thể kinh tế - xã hội để tập trung nguồn lực tài chính tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công. Chức năng huy động nguồn lực của tài chính công được thực hiện dựa trên một tiến trình phân tích các yếu tố chính sách: - Đánh giá nguồn lực tài chính tiềm năng của nền kinh tế. - Tính toán nhu cầu về chi tiêu công và mối quan hệ giữa chính sách thu công với các biến vĩ mô. - Lựa chọn các công cụ tài chính đưa vào sử dụng để huy động nguồn lực tài chính. - Đánh giá hiệu quả của chính sách huy động nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, chính sách huy động nguồn lực của tài chính công cần có sự giới hạn nhất định về quy mô, bởi vì: 8
  13. (1) Cơ sở kinh tế cho việc hình thành nguồn thu tài chính công chủ yếu bắt nguồn từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Do vậy, một sự tăng lên nguồn thu từ thuế chỉ là kết quả trực tiếp của quá trình tăng trưởng kinh tế, biểu hiện ra là thu nhập bình quân đầu người tăng. Nếu thu thuế không tính đến mức độ tăng GDP thì sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiết kiệm – đầu tư của khu vực doanh nghiệp và dân cư, do đó gây kìm hãm đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế - xã hội. (2) Khi nguồn tiết kiệm không đủ tài trợ cho nhu cầu đầu tư, chính phủ phải đi vay nợ trong và ngoài nước. Khi chính phủ mở rộng vay nợ sẽ gây ra hiệu ứng chèn lấn kinh tế. Trước hết là hiệu ứng chèn lấn đầu tư trong nước. Việc gia tăng vay nợ của chính phủ sẽ dẫn đến gia tăng lãi suất thị trường. Kéo theo khu vực tư sẽ giảm nhu cầu đầu tư do tỷ suất sinh lời giảm thấp. Một sự giảm suất đầu tư cố định của khu vực tư có thể làm tổn hại đến sự tăng trưởng tiềm năng dài hạn của nền kinh tế. Thứ hai, một hiệu ứng chèn lấn khác thường thấy là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất khẩu. Vay nợ của chính phủ có thể dẫn đến làm gia tăng lãi suất đồng nội tệ, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với đồng ngoại tệ. Khi đó, hiệu ứng chèn lấn hoạt động xuất khẩu sẽ xảy ra. 1.4.2.2. Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công thể hiện qua việc sắp xếp, lựa chọn và đánh đổi giữa các nhu cầu chi tiêu công của nhà nước trong sự giới hạn của nguồn lực tài chính công để hướng vào thực hiện theo những ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được hoạch định. Nói cách khác, qua chức năng phân bổ nguồn lực tài chính công, các quỹ tiền tệ chuyên dùng được hình thành với những quy mô nhất định tương ứng với nhu cầu chi tiêu công. Mức phân bỏ cho chi tiêu được phản ánh trong dự toán ngân sách hàng năn và khuôn khổ ngân sách trung hạn. Về khía cạnh kỹ thuật, chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công thể hiện qua việc lập kế hoạch chiến lược chi tiêu. Kế hoạch này gồm hai phần: (i) quyết định phân bổ cơ bản, bao gồm lựa chọn các danh mục chi tiêu để tài trợ, (ii) xác lập các khoản mục ưu tiên, lựa chọn và đánh đổi các mục tiêu trong sự so sánh với nguồn lực sẵn có. 1.4.2.3. Chức năng tái phân phối thu nhập Trên cơ sở thực hiện chức năng huy động và chức năng phân bổ nguồn lực, tài chính công có chức năng tái phân phối thu nhập. Chức năng tái phân phối thu nhập được thể hiện qua hai quá trình: (i) chính phủ thu thuế từ các chủ thể trong xã hội; (ii) sau đó thực hiện phân bổ và chuyển giao nguồn thu này trở lại cho xã hội theo cơ chế: - Cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho mọi đối tượng trong xã hội. 9
  14. - Hỗ trợ để ổn định giá cả của những mặt hàng hóa thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội. - Hỗ trợ có chọn lọc cho một số đối tượng đặc biệt thông qua các chương trình tín dụng chỉ định của nhà nước, bảo hiểm y tế. Kết quả quá trình tái phân phối thu nhập, có những chủ thể nhận được thu nhập/lợi ích nhiều hơn so với số tiền thuế họ đóng nộp; ngược lại, có những chủ thể nhận ít hơn so với thuế đã nộp cho chính phủ. Một quá trình tái phân phối không diễn ra nếu như số tiền mà một cá nhân nào đó đóng nộp cho chính phủ ngang bằng với lợi ích mà cá nhân đó nhận được từ các khoản chi tiêu công. 1.4.2.4. Chức năng giám sát Chức năng này bắt nguồn từ nhận thức về bản chất kinh tế và bản chất chính trị của tài chính công. Mục đích của chức năng giám sát tài chính là để nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính công, qua đó thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. Chức năng giám sát của tài chính công được thực hiện xuyên suốt trong quá trình huy động nguồn lực và phân bổ nguồn lực. Nội dung kiểm tra của tài chính công bao gồm: - Kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn lực tài chính công, bao gồm kiểm tra tính tuân thủ/chấp hành luật pháp và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. - Cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoạt động của tài chính công. 1.5. Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính quốc gia Trong hê thống tài chính quốc gia, giữa tài chính công và các khâu tài chính thuộc khu vực tư có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ gắn liền với quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Trong mối quan hệ đó, tài chính công giữ vai trò chủ đạo: - Cung cấp hàng hóa công cần thiết để duy trì và đẩy mạnh sự hoạt động của các khâu tài chính thuộc khu vực tư. Cơ chế thị trường đã hình thành quy luật: khu vực kinh tế tư nhân có những thất bại nhất định trong việc sản xuất hàng hóa công. Khu vực tư không thể cung cấp các hàng hóa an ninh, quốc phòng và cũng không đủ nguồn lực để cung cấp các loại hàng hóa công thuộc kết cấu hạ tầng. Chính sự thiết hụt những loại hàng hóa công này có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của khu vực tư. Sự tham gia của nhà nước vào trong hệ thống kinh tế để cung cấp hàng hóa công cho xã hội, vừa phản ánh sự phân công lao động của xã hội, vừa phản ánh việc nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết kinh tế - xã hội. - Định hướng sự hoạt động của các khâu tài chính thuộc khu vực tư. Việc thiết lập cơ cấu hợp lý gồm hệ thống thuế trực thu và thuế gián thu và các công cụ bộ phận của nó có tác dụng định hướng đầu tư; thực hiện chuyển dịch cơ cấu 10
  15. kinh tế theo ngành, vùng, lãnh thổ; khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa; khuyến khích khu vực tư mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, các khoản chi tiêu công như: chi dầu tư phát triển, chi tài trợ vốn, trợ giá, tín dụng ưu đãi… sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế cho khu vực tư; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giải quyết việc làm và giảm thất nghiệp. - Điều chỉnh sự hoạt động của các khâu tài chính thuộc khu vực tư. Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát, tài chính công phát hiển a những hiện tượng mất cân đối, sự chệch hướng về phân bổ và sử dụng nguồn lực của khu vực tư, từ đó có biện pháp điều chỉnh lại sự phân bổ nguồn tài chính của khu vực tư theo đúng định hướng phát triển của nhà nước. 11
  16. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Tại sao sự tái phân phối có thể dẫn đến mất hiệu quả? Tại sao sự tái phân phối từ người này sang người khác có thể dẫn đến quy mô tổng thể của chiếc bánh kinh tế giảm? 2. Bill có 100$. Giả sử chính phủ thực hiện tái phân phối số tiền cho Ted bằng việc đánh thuế vào Bill 40$ và chuyển cho Ted 35$, chi phí hành chính 5$. Sự tái phân phối này có làm gia tăng phúc lợi hay không? Giải thích? 12
  17. CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng là phương phương pháp tiếp cận khoa học phân tích dựa vào sự thiết lập mối quan hệ nguyên nhân và kết quả trong số các biến số kinh tế. Lý thuyết thực chứng tập trung phân tích các vấn đề kinh tế một cách khách quan, không đưa ra các giả định về cái gì tốt hoặc xấu hoặc cái gì nên hoàn thành. Nó chỉ thiết lập các giả thiết đa dạng mà có thể kiểm định từ các sự kiện thực tiễn. Kinh tế học chuẩn tắc là phương phương pháp tiếp cận khoa học dựa vào đánh giá giá trị về cái gì được mong đợi hoặc cái gì nên thực hiện để đạt được các kết quả mong muốn. Lý thuyết chuẩn tắc bắt đầu với các tiêu chí được xác định trước và bắt buộc chính sách công phải đạt được các tiêu thức này một cách tốt nhất. Vì thế, kinh tế học chuẩn tắc được thiết kế để hình thành các khuyến nghị thuộc các dạng: cái gì nên được thực hiện và hoàn thành; cái gì không nên thực hiện. Cả cách tiếp cận chuẩn tắc lẫn thực chứng đều rất hữu dụng. Thực tế có một sự phụ thuộc nhất định giữa 2 cách tiếp cận này. Lý thuyết chuẩn tắc không thể đưa ra những khuyến nghị để đạt được các kết quả nhất định nếu như không có lý thuyết về hành vi cơ bản của con người. Nếu như các chỉ tiêu/tiêu thức thực chứng được sử dụng để khuyến nghị chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện một chính sách cụ thể nào đó nhằm gia tăng thu nhập của cá nhân, thì nó phải tiên liệu được sự ảnh hưởng của các hành động như thế đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Một chính sách với ý tốt nhưng có thể tạo ra kết quả không như mong muốn khi không quan tâm đầy đủ đến các động lực kinh tế. Lý thuyết thực chứng bản thân nó là hiện thân về kỹ thuật phân tích, trong đó nó phải sử dụng rất nhiều kết quả từ những công trình nghiên cứu của các nhà lý thuyết chuẩn tắc bằng việc sử dụng các nguyên tắc có tính chuẩn tắc để chọn lựa các hành vi tương tác của con người trong việc phân tích chính sách công. Vì thế, cách tiếp cận chuẩn tắc là rất hữu ích đối với cách tiếp cận thực chứng, trong đó nó xác định những vấn đề nguyên tắc thích hợp cho phân tích. 2.2. Hiệu quả Pareto 2.2.1. Khái niệm Hiệu quả là tiêu chí chuẩn tắc dùng để đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lực của các cá nhân. Theo nghĩa thông thường, hiệu quả có nghĩa là tạo ra kết quả mong đợi với chi phí thấp nhất. Kinh tế học phúc lợi sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto để xác lập tính hiệu quả trong phân bổ đạt được khi không có cách nào tổ chức lại quá trình sản xuất hay tiêu dùng để có thể tăng thêm độ thỏa dụng của người này mà không làm giảm mức độ 13
  18. thỏa dụng của người khác. Như vậy, một phương án được đánh giá là đạt được hiệu quả Pareto khi ngoài phương án đó ra không có sự phân bổ nguồn lực nào để ít nhất một người có lợi hơn mà lại không làm giảm lợi ích của người khác. Theo quan điểm hiệu quả của Pareto: - Mỗi cá nhân/công ty/đơn vị là người đánh giá tốt nhất độ thỏa dụng của mình. - Xã hội đơn thuần là con số tổng cộng của các cá nhân trong cộng đồng. - Nếu có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thỏa dụng của một cá nhân khác thì phúc lợi xã hội sẽ tăng thêm. Sơ đồ 2.1: Minh họa hiệu quả Pareto Mức thỏa dụng của A Mọi điểm nằm trên đường cong này đều đạt phân bổ hiệu quả Pareto Các phân bổ đạt phân bổ hiệu quả Pareto Mức thỏa dụng của E 2.2.2. Các điều kiện đạt hiệu quả Pareto 2.2.2.1. Điều kiện hiệu quả Pareto trong tiêu dùng a. Hộp Edgeworth Trong tiêu dùng sản phẩm xã hội, hiệu quả Pareto phản ánh chính sách lựa chọn phân phối và tiêu dùng số lượng hàng hóa giữa các cá nhân theo cách thức sao cho tăng thêm lợi ích cho người này mà không phải giảm lợi ích của người khác. Để đơn giản hóa phân tích, giả định nền kinh tế chỉ có hai người (A và E), tiêu dùng hai mặt hàng (lương thực và quần áo) với mức cung cố định. Viê ̣c phân phói lương thực và quần áo trong nền kinh tế giữa A và E được thể hiê ̣n bằng lý thuyết hộp Edgeworth. Francis Y. Edgeworth (1845-1926) là một nhà kinh tế học người Anh. 14
  19. Hình 2.1. Hộp Edgeworth E r y O’ Quần áo/ năm v w u x O s Lương thực/ năm Chiều dài hộp Edgeworth (đoạn thẳng Os) thể hiện tổng số lương thực của nền kinh tế; chiều cao Or đo lường tổng số quần áo. Lượng hàng hóa người A tiêu thụ được đo bằng khoảng cách từ điểm O; lượng hàng tiêu thụ của người E được đo bằng khoảng cách từ điểm O'. Ở điểm u, người A tiêu thụ Ou quần áo và Ox lương thực, còn người E tiêu thụ O'y lương thực và O’w quần áo. Như vậy, bất kỳ điểm nào trong hộp Edgeworth cũng biểu thị cách thức phân phối hàng hóa lương thực và quần áo giữa người A và người E. Do nhu cầu của mỗi người khác nhau nên người A và người E có một tập hợp các đường đẳng dụng riêng biểu thị những sở thích của họ đối với lương thực và quần áo. Hình 2.1 thể hiện tập hợp những đường đẳng dụng của cả hai người cùng đặt vào trong hộp Edgeworth. Tập hợp các đường thẳng dụng của A là Ai; tập hợp các đường thẳng dụng của E và Ej. Các đường đẳng dụng có chỉ số càng lớn biểu thị độ thỏa dụng càng cao. Độ thỏa dụng của người A trên đường A3 cao hơn trên đường A2 và A1. Tương tự, độ thỏa dụng người E trên đường E3 cao hơn E2 và E1. Hình 2.2. Các đường đẳng dụng trong hộp Edgeworth E r O’ E2 E1 E3 Quần áo/ năm A3 A2 A1 O s A Lương thực/ năm 15
  20. - Hiệu quả Pareto và sự cải thiện Pareto Với điểm g trên hình 2.3 – điểm bát kỳ sự phân phối giữa hàng hóa lương thực và quần áo biểu thị đường thẳng dụng Ag của người A cắt ngang đường đẳng dụng Eg của người E. Xét điểm h, người A sẽ ở trong tình trạng phân phối tốt hơn, bởi vì đường đẳng dụng Ah thể hiện độ thỏa dụng cao hơn đường Ag; trong khi người E cũng không thiệt hơn tại điểm h vì đường đẳng dụng gốc hay ban đầu của người E là Eg. nếu như người A di chuyển đường đẳng dụng thêm nữa về hướng ra xa góc tọa độ (đông bắc) mà vẫn còn nằm trên đường Eg thì điều này có thể xảy ra. Cứ lập lại tiến trình này cho đến khi đường đẳng dụng của người A tiếp cận đường Eg tại điểm p (hình vẽ 2.3). Cách này sẽ đặt người A trên đường đẳng dụng cao hơn so với đường Ap thay vì di chuyển người E xuống đường đẳng dụng thấp hơn. Điểm p chính là điểm đạt hiệu quả Pareto. Đó là điểm duy nhất để làm cho một người nào đó trở nên có lợi hơn nhưng không làm cho bất kỳ người khác bị thiệt đi. Từ điểm đạt hiệu quả Pareto, chúng ta cũng có thể tìm ra cơ chế tái phân phối nguồn lực làm cho một người trở nên tốt hơn mà không làm cho người khác bị thiệt. Hình 2.3 miên tả sự di chuyển các điểm phân phối và theo đó tạo ra sự cải thiện hiệu quả Pareto, cụ thể g dịch chuyển đến h và từ h đến p. Cơ chế này được gọi là sự cải thiện Pareto trong phân phối. Hình 2.3: Sự phân bổ làm tăng phúc lợi cho người A mà không làm giảm phúc lợi của người E E r O’ Eg g  h Phân phối  đạt hiệu quả Quần áo/ năm Pareto p Ap Ah Ag O s A Lương thực/ năm 16
nguon tai.lieu . vn