Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 8 CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
  2. 8.1 KHÁI NIỆM l Lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức
  3. 8.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
  4. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO l Các phương pháp lãnh đạo hết sức biến động, sự biến động này được thể hiện ở các hình thức biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là không giống hẳn nhau. l Các phương pháp lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau. Đó chính là cách để xử lý nhược điểm của mỗi phương pháp lãnh đạo riêng lẻ, chỉ có kết hợp chúng lại người ta mới có thể phát huy được ưu điểm của mọi phương pháp lãnh đạo và hạn chế phần nhược điểm của chúng. l Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo
  5. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
  6. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
  7. Vai trò của phương pháp hành chính l Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp. l Là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại. l Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có được những quy định bắt buộc để dấu được bí mật ý đồ kinh doanh. l Giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.
  8. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
  9. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp hành chính l Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế.. l Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của người ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ quan trị khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng các quyền hạn đó. Ở cấp càng cao, phạm vi tác động của quyết định càng rộng, nếu càng sai thì tổn thất càng lớn
  10. PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ
  11. PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ
  12. PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ l Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng bị quản trị chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế cho nên tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động của cá nhân và tập thể người lao động. l Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới, đồng thời cùng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
  13. Các phương pháp kinh tế được sử dụng theo các hướng l Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ của doanh nghiệp. l Sử dụng các định mức kinh tế; các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi quấn, thu hút, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. l Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi phân hệ cho đến từng người lao động trong doanh nghiệp.
  14. PHƯƠNG PHÁP giáo dục
  15. PHƯƠNG PHÁP giáo dục
  16. 8.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU, ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY Ø Khái niệm nhu cầu, động cơ Ø Các cách tiếp cận về động cơ thúc đẩy Ø Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ thúc đẩy.
  17. KHÁI NIỆM NHU CẦU, ĐỘNG CƠ
  18. Các cách tiếp cận về động cơ thúc đẩy l Cách tiếp cận truyền thống. l Cách tiếp cận dựa trên các mối quan hệ với con người. l Cách tiếp cận nguồn nhân lực. l Cách tiếp cận hiện đại về động cơ thúc đẩy.
  19. Cách tiếp cận truyền thống l Nghiên cứu về động cơ thúc đẩy nhân viên thực sự được bắt đầu bởi nghiên cứu của Frederick Winslow Taylor trong quản trị theo khoa học. Sự nhấn mạnh đến việc trả lương đã quan niệm con người là thuần lý kinh tế - có nghĩa là sự nỗ lực của họ chỉ để nhằm được trả lương cao hơn. Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự phát triển hệ thống trả lương theo sản phẩm, theo đó nhân viên được trả lương dựa theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành.
  20. Cách tiếp cận dựa trên các mối quan hệ với con người l Bắt đầu được ghi nhận bởi những nghiên cứu tại nhà máy Hawthorne thuộc miền tây Hoa Kỳ, những phần thưởng không thuộc về kinh tế, chẳng hạn được làm việc trong những nhóm có cùng chung nhu cầu xã hội dường như quan trọng hơn vấn đề tiền bạc, và là một yếu tố chính yếu tạo nên động lực của hành vi trong công việc. Lần đầu tiên công nhân được nhìn nhận với tư cách là con người, và khái niệm con người xã hội ra đời từ đó.
nguon tai.lieu . vn