Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TDTT Biên soạn: PGS, TS. Mai Văn Muôn TS. Nguyễn Đăng Chiêu Lưu hành nội bộ TP. HCM. 2007 1
  2. LÔØI NOÙI ÑAÀU. Moân phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao laø moân khoa hoïc ñöôïc giaûng daïy cho caùc sinh vieân tröôøng ñaïi hoïc theå duïc theå thao. Moân hoïc naøy nhaèm trang bò nhöõng kieán thöùc veà phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực theå duïc theå thao. Treân cô sôû hieåu bieát ñoù, caùc sinh viên vaø huaán luyeän vieân seõ vaän duïng nhöõng kieán thöùc cô baûn cuûa phương pháp nghiên cứu khoa học theå duïc theå thao ñeå nghiên cứu, thực nghiệm, đánh giá và öùng duïng cho việc phát triển khoa học công nghệ trong lãnh vực thể dục theå thao, nhằm nâng cao giáo dục thể chất, trình độ tập luyện và thảnh tích thể thao cho các vận động viên. Ñeå ñaùp öùng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên thể dục thể thao. Chuùng toâi coá gaéng soaïn thaûo cuoán “ Baøi giaûng phương pháp nghiên cứu khoa học theå duïc theå thao” ñeå laøm taøi lieäu hoïc taäp vaø tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong lãnh vực TDTT. Duø sao, cuoán saùch naøy khoâng traùnh khoûi nhöõng sai soùt trong bieân soaïn, chuùng toâi mong caùc baïn ñoàng nghieäp cuøng taát caû caùc baïn sinh vieân ñoùng goùp yù kieán ñeå cuoán saùch baøi giaûng naøy ngaøy ñöôïc hoaøn thieän hôn. Xin chaân thaønh caùm ôn. Thaønh phoá Hoà Chí Minh, ngaøy 19 – 03 – 2007. Các tác giả. 2
  3. MUÏC LUÏC Trang Lôøi noùi ñaàu Chöông I – Một số khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học 04 Chöông II – Các phương pháp NCKH vận dụng trong TDTT 13 A. Khái niệm. 13 I. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 14 II. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14 B. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học. 15 I. Phương pháp thu nhận thông tin 15 II. Phương pháp quan sát sư phạm 16 III. Phương pháp điều tra 19 IV. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 22 V. Phương pháp dùng bài tập kiểm tra - test 27 VI. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 39 VII. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục 40 VIII. Phương pháp đề xuất các giả thiết khoa học 42 IX. Phương pháp Y – sinh học 42 X. Phương pháp tóan học thống kê 62 XI. Phương pháp tâm lý TDTT 69 Chöông III – Các giai đọan cơ bản trong NCKH TDTT 81 Chöông IV – Cách trình bày trong NCKH TDTT và một số chú ý trong thực hiện đề tài 88 3
  4. CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. I. Khoa học là gì ? Khoa học là hệ thống các tri thức về các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử loài người và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. II. Tại sao khoa học là một hình thức xã hội Trong bất kỳ cuộc sống xã hội nào cũng bao gồm hai lĩnh vực .Đó là lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần. Trong quá trình tồn tại và phát triển, ý thức xã hội luôn phản ánh tồn tại xã hội dưới các hình thức như khoa học, nghệ thuật, đạo đức ..... các hình thức đó khác nhau bởi mục đích, tính chất, phương pháp. Mục đích của khoa học là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới ( tự nhiên, xã hội,con người ). Tuy nhiên muốn thấy rõ giá trị của khoa học cũng cần phải có tiêu chuẩn, cần phải có thời gian. Thực tiễn chính là nguồn gốc và tiêu chuẩn của nhận thức khoa học và nó cũng là yếu tố kích thích quá trình phát triển của khoa học . Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, giải phóng con người ra khỏi mọi tín ngưỡng và mê tín có thể có, mở rộng tầm nhìn của họ, khoa học đem lại cho người ta chân lý, làm cho con người vững vàng trước thiên nhiên . III. Tại sao khoa học là một hoạt động nhận thức Con người luôn quan sát các hiện tượng, giải thích về các hiện tượng, tìm hiểu mối quan hệ giữa các hiện tượng, luôn đặt các câu hỏi Ai? Cái gì? Ở đâu ? Như thế nào? Đó là hoạt động nhận thức của con người về thế giới. Nhận thức ở hai trình độ: trình độ nhận thức thông thường và trình độ nhận thức khoa học . Trong quá trình nhận thức thế giới có những người với trí tuệ đặc biệt, biết sử dụng các phương tiện, phương pháp nhận thức để tìm hiểu thế giới, tạo ra hệ thống chân lý khách quan. Đó chính là tri thức khoa học . 4
  5. Thành phần của khoa học gồm có : - Các tài liệu về thế giới do thực nghiệm, sưu tầm, quan sát - Các lý thuyết ,học thuyết do khái quát - Các nguyên lý rút ra từ thực nghiệm - Các phương pháp nhận thức khoa học - Quy trình vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất vào đời sống xã hội tạo ra công nghệ sản xuất, nguyên lý quản lý xã hội Khoa học luôn tiếp cận chân lý, tìm cách nghiên cứu hiện thực một cách đầy đủ và toàn diện IV. Động lực phát triển của khoa học Động lực phát triển của khoa học, cơ sở của tri thức khoa học và tiêu chuẩn chân lý của những nguyên lý là nhu cầu của đời sống thực tiễn . Thực tiễn xã hội – lịch sử là tiêu chuẩn chân lý khoa học, là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Thực tiễn không những là nguồn gốc của nhận thức mà còn là tiêu chuẩn xác minh tính chân thực của nhận thức, là nơi ứng dụng kiến thức khoa học và là nơi cung cấp cho khoa học những phương tiện nghiên cứu . Lịch sử phát triển của khoa học chỉ ra rằng do những quy luật bên trong của sự phát triển, tư tưởng khoa học thường đi trước nhiều so với yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Sự phát triển của khoa học phải đáp ứng được phần lớn nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu đời của cuộc sống xã hội . V. Phân loại khoa học Phân loại những khoa học , nghiên cứu khoa học ( NCKH ) dựa vào nguyên tắc: khách quan và phát triển ( phối thuộc ) - Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc phân loại khoa học dựa theo hình thức vận động của vật chất mà nó phản ánh . - Nguyên tắc phát triển: là nguyên tắc sắp xếp các khoa học dựa vào trình độ phát triển của tự nhiên và phù hợp với trình độ nhận thức của con người . Dựa vào 2 nguyên tắc trên viện sĩ B. Kêdrốp đã phân loại khoa học bao gồm : 5
  6. * Khoa học triết học. * Khoa học toán học. * Khoa học tự nhiên . * Khoa học xã hội UNESCO ( cơ quan văn hoá khoa học của Liên hợp quốc ) phân khoa học thành 5 lĩnh vực : * Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác. * Khoa học kĩ thuật. * Khoa học nông nghiệp. * Khoa học về sức khoẻ. * Khoa học xã hội và nhân văn. Ngày nay các khoa học được chia thành 3 nhóm lớn là : Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Trong mỗi nhóm người ta còn chia ra những thành phần nhỏ gọi là môn khoa học . - Khoa học xã hội và nhân văn là khoa học nguyên cứu các quy luật về sự vận động và phát triển của xã hội và tư duy như văn học, tâm lý học, giáo dục học, triết học, thể dục thể thao, kinh tế chính trị .... - Khoa học tự nhiên là khoa học nguyên cứu các quy luật về sự vận động và phát triển của thế giới vật chất như toán học, hoá học, vật lý học, sinh học ........ - Khoa học kỹ thuật là khoa học nguyên cứu về sự ứng dụng các thành tựu khoa học trong tự nhiên vào trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nhằm tìm ra một sản phẩm mới, máy móc thiết bị mới, các quy trình công nghệ mới . Khoa học TDTT, phạm vi nhiên cứu rất rộng. Thuộc lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các vấn đề như: nghiên cứu quan hệ giữa TDTT và phát triển kinh tế xã hội , kinh tế TDTT và lý luận về TDTT ...... Thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên là những vấn đề như sinh học,y học thể thao ,di truyền học thể thao .........thuộc nhóm khoa học kỹ thuật đó là các vấn đề nghiên cứu về kết cấu hạ tầng TDTT, các thiết bị tập luyện và đo lường, kiểm tra, điều khiển, thông tin trong 6
  7. TDTT. Hiện nay TDTT nằm trong hệ thống giáo dục, vì vậy TDTT được xếp vào khoa học xã hội và nhân văn . Nghiên cứu khoa học trong hoạt động TDTT là nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục. Thông qua hoạt động TDTT, tố chất thể lực được cải thiện, rèn luyện kỹ năng , hình thành kỹ xảo vận động. Nghiên cứu khoa học trong TDTT chính là nghiên cứu về con người dưới sự tác động của các quy luật sinh học , quy luật giáo dục, quy luật xã hội và nhân văn. Khi nghiên cứu trong TDTT ta có thể vận dụng tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhiều năm qua, các tác giả đã tập trung nghiên cứu tìm ra phương pháp tập luyện, nâng cao kỹ chiến thuật trong thi đấu, điều tra các phẩm chất thể lực ....Nhìn chung phạm vi nghiên cứu khá rộng và được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện thực thi . VI. Công nghệ Công nghệ sản xuất là tất cả những gì có liên quan đến việc biến đổi đầu vào thành đầu ra của quá trình sản xuất cụ thể bao gồm : - Phần kỹ thuật đó là hệ thống thiết bị, máy móc dùng trong dây truyền sản xuất - Phần thông tin: các bí quyết, các quy trình và các tài liệu hướng dẫn sản xuất . - Phần con người : trình độ tay nghề của người sản xuất trực tiếp : kỹ năng, kỹ xảo và sự thành thạo nghề nghiệp . Phần kỹ thuật và thông tin của công nghệ sản xuất được gọi tắt là công nghệ. Phần kỹ thuật của công nhệ là phần cứng, phần thông tin là phần mềm . Về bản chất thì công nghệ là thành quả của các quá trình áp dụng khoa học vào sản xuất, là sản phẩm trí tuệ của con người. Công nghệ là nền tảng của công nghiệp, công nghiệp là phương thức truyền tải công nghệ vào cuộc sống . Muốn tiến hành công nghệ hoá, hiện đại hoá phải dựa vào trí tuệ con người là chủ yếu. Phải lấy khoa học công nghệ làm động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá . 7
  8. VII. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7. 1. Nghiên cứu khoa học là gì ? Nghiên cứu khoa học là dạng lao động phức tạp nhất các hoạt động của xã hội loài người , là một hoạt động đặc biệt của con người. Hoạt động này có mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất, có kế hoạch được tổ chức chặt chẽ bởi các nhà khoa học có phẩm chất năng lực đặc biệt, được đào tạo có trình độ cao. NCKH chính là quá trình phát hiện, tìm tòi , sáng tạo, gia công, chế biến, lưu trữ và sử dụng các thông tin có ý nghĩa . 7. 2. Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học - Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới ( tự nhiên , xã hội và con người ). Tạo ra giá trị nhận thức mới là đặc trưng quan nhất của NCKH. Giá trị nhận thức mới ở đây có thể hiểu là trước đó chưa ai biết , biết chưa chính xác, chưa đầy đủ và chưa sâu sắc . - Hoạt dộng NCKH tạo giá trị nhận thức mới bao gồm kiến thức mới và kỹ năng mới. Hoạt động NCKH làm cho khoa học phát triển , làm tăng thêm năng lực nhận thức của con người, giúp cho họ tìm tòi quy luật, bản chất sự vật và hiện tượng , từ đó đi vào cải tạo thế giới, phát triển xã hội . - Đối tượng nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp ( tự nhiên , xã hội và con người). Trong TDTT, đối tượng nghiên cứu là con người trong điều kiện hoạt động thể dục thể thao . - Phương pháp NCKH là phương pháp nhận thức thế giới được tiến hành bằng những quy định với nhưng tiêu chuẩn khắt khe. Các phương tiện NCKH là những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tinh vi . - NCKH là hoạt động phức tạp, chứa nhiều mâu thuẩn, nhiều trường phái, nhiều xu hướng đấu tranh lẫn nhau, chân lý được phù hợp với hiện thực, đem lại lợi ích phục vụ cho con người. Trong khi nghiên cứu có thể gặp khó khăn, có khi thất bại nhưng thành công cũng là vô giá. Giá trị lao động khoa học được quyết định với tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội, tính kinh tế của nó . 7. 3. Bản chất của nghiên cứu khoa học Một vấn đề xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của NCKH là vấn đề bản chất của nó. Nắm vững bản chất chúng ta nhận biết chính 8
  9. xác các hoạt động NCKH và các dạng hoạt động khác để đưa NCKH vào sự phát triển xã hội . Bản chất NCKH là hoạt động tìm tòi, sáng tạo và phát minh . 7. 4. Các quá trình bộ phận của nghiên cứu khoa học : - Quá trình phát triển và chứng minh giá trị nhận thức mới mà chưa ai biết hay biết chưa đầy đủ , chưa sâu sắc. Dựa trên những cứ liệu chính xác, đáng tin cậy, sự lập luận chính xác và những kết luận đứng đắn, chặt chẽ logic, chứng minh giá trị nhận thức mới định tìm là có thật và chưa ai biết, thực sự tồn tại. Người nghiên cứu phải biết cách lựa chọn đề tài nghiên cứu, sau đó vạch ra kế hoạch, chương trình nghiên cứu, biết cách thu nhập tài liệu , tích luỹ dữ liệu liên quan đến vấn đề đặt ra; biết cách phân tích và khái quát các dữ liệu đã thu nhập được để rút ra những kết luận đúng đắn cho các vấn đề đã nêu trong đề tài . Do đó phải nắm vững phương pháp nghiên cứu, lựa chọn, trong việc sử lý các số liệu nghiên cứu đã dẫn đến những chứng minh và kết luận chính xác . • Các công việc công bố và thảo luận về giá trị nhận thức mới tìm ra : Công việc này phải phân tích, xem xét, tìm tòi của người nghiên cứu, xác định hay bác bỏ kết quả đã đạt được. Đó là một quá trình tranh luận khoa học mà mục tiêu cao nhất là chân lý . • Hình thức công bố và tranh luận rất đa dạng, có thể công bố và thảo luận rộng rãi trên báo chí khoa học, hay các hội nghị khoa học, tổ chức bảo vệ trước hội đồng cơ quan, nhà nước . • Trong tranh luận khoa học chỉ có sự kiện khoa học là quan trọng còn các vấn đề khác như cấp bậc, tuổi tác, công lao ..... đều không có ý nghĩa . 7. 5. Phân loại nghiên cứu khoa học Theo định hướng nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm : - Nghiên cứu cơ bản Là loại hình nghiên cứu nhằm khám phá các quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong lĩnh vực khoa học khoa học TDTT đó là công trình thuộc dạng 9
  10. điều tra thể chất, trạng thái vận động , trạng thái tâm lý. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cơ bản người ta có thể làm thay đổi các quan niệm các hệ thống các lý thuyết, các quy trình công nghệ mà trước đó trở thành một môn khoa học mới .....v...v.. Nghiên cứu cơ bản có thể chia làm hai nhóm : + Nghiên cứu cơ bản thuần tuý nhầm phát hiện ra quy luật của sự vật và hiện tượng chưa được biết hoặc chưa nhằm vào mục đích ứng dụng nào . + Nghiên cứu cơ bản có định hướng là nghiên cứu những vấn đề cơ bản , nhằm phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng nhằm vào mục đích định trước . - Nghiên cứu ứng dụng Là loại hình Nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu đã có để ứng dụng vào nhiệm vụ cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra của ngành và bộ môn khoa học. Kết quả nghiên cứu ứng dụng có thể tạo nên phương pháp mới, nhờ đó mà sản xuất ra những máy móc, thiết bị, nguyên liệu mới ......những nghiên cứu kiểu này rất phù hợp với ngành TDTT . Kết quả cũng có thể là những đề xuất, sáng chế, giải pháp, biện pháp các nguyên lý quy trình công nghệ mới, các phương thức và thao tác mới. Giá trị của các công trình nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng còn phụ thuộc một phần vào kết quả của nhiên cứu triển khai . - Nghiên cứu triển khai thực nghiệm : Là loại hình nghiên cứu nhằm áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tế sản xuất. Triển khai thực nghiệm còn được gọi là triển khai thực nghiệm kỹ thuật hoặc triển khai kỹ thuật. Đây là loại hình hoạt động nhằm phát triển các nguyên lý kỹ thuật thu được từ kết quả nghiên cứu ứng dụng để tạo ra các hình mẫu về một phương diện kỹ thuật mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, hình mẫu mới ....để phục vụ đời sống và sản xuất . - Nghiên cứu dự báo thăm dò Là dạng nghiên cứu đặc biệt dựa trên kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng để xác định phương hướng nghiên cứu, loại nghiên cứu nào của nghiên cứu. Chúng ta không thể xếp hoạt động này vào nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hoặc triển khai. Nó là một dạng thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội nghiên cứu trong NCKH. 10
  11. Nghiên cứu dự báo thường được tiến hành theo các phương pháp tiếp cận sau: + Dự báo trên quan niệm nhu cầu cụ thể đã chín muồi của tiến bộ khoa học kỹ thuật + Dự báo trên cơ sở nghiên cứu logic phát triển nội tại của các bộ môn khoa học + Dự báo trên cơ sở phân tích cấu trúc , sự tương tác ngành và cơ chế hình thành các môn khoa học mới . + Dự báo xuất phát từ đòi hỏi kỹ thuật và nhu cầu của đời sống xã hội . + Dự báo nhờ khai thác các thông tin trong các công trình nghiên cứu khoa học . Theo nguồn kinh phí được cấp , các công trình NCKH bao gồm : - Các công trình NCKH được thực hiện nhờ nguồn kinh phí của nhà nước . - Các công trình NCKH được tiến hành theo nguồn kinh phí hợp đồng - Các công trình NCKH được tiến hành từ nguồn kinh phí tự có hoặc của cá nhân . Theo thời gian công trình nghiên cứu khoa học bao gồm : - Các công trình nghiên cứu dài hạn thường là một vài năm - Các công trình nghiên cứu khoa học ngắn hạn thường là trong vóng 1 năm trở lại . Theo mối quan hệ giữa công tác NCKH với thực tiễn phong trào TDTT. Các công trình khoa học bao gồm : - Các công trình NCKH trong lĩnh vực TDTT quần chúng . - Các công trình NCKH trong đào tạo vận động viên . 11
  12. - Các công trình NCKH nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ . - Các công trình NCKH trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng , thiết bị, dụng cụ TDTT và kinh tế thể thao . Theo tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối với nền kinh tế quốc dân , các công trình NCKH bao gồm : - Các công trình NCKH cấp Nhà nước . Đó là các công trình nghiên cứu rất quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề có tầm vĩ mô của Nhà nước và thưc hiện theo kế hoạch của Nhà nước . - Các công trình NCKH cấp bộ , ngành là những công trình nghiên cứu có vai trò đối với bộ và thực hiện theo kế hoạch mà bộ , ngành đã duyệt . - Các công trình nghiên cứu cấp tỉnh, thành . - Các công trình NCKH cấp trường, viện và trung tâm khoa học . Một số yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học: Để đáp ứng được yêu cầu đối với mục tiêu, nôi dung, phương pháp đào tạo nói chung và NCKH nói riêng , người nghiên cứu phải nắm vững mục đích nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về phương pháp và quy trình nghiên cứu . Người nghiên cứu khoa học phải có một số phẩm chất, năng lực sau đây : - Nhiệt tình, say mê NCKH - Tinh thần khoa học - Khách quan , trung thực , nghiêm túc - Hoài nghi khoa học , dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học - Hợp tác khoa học. 12
  13. CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VẬN DỤNG LĨNH VỰC TDTT. A. KHÁI NIỆM Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, là cách thức để giúp các nhà khoa học thực hiện các mục đích nghiên cứu của mình . Về mặt công nghệ, NCKH là quá trình chế biến thông tin với một công nghệ xác định xuyên suốt quá trình từ khi thu nhập thông tin đến chuyển giao các thông tin chế biến . - Phương pháp có tính mục đích vì mọi hoạt động cùa con người đều có có tính mục đích: mục đích nghiên cứu các đề tài NCKH chỉ đạo tìm tòi và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Nên chúng ta lựa chọn các phương pháp phù hợp, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt nhanh hơn và còn có thể vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến. Phương pháp NCKH gắn bó với mục đích sáng tạo khoa học . - Mục đích nghiên cứu khoa học luôn đi đôi, gắn chặt với nội dung của những vấn đề cần tìm hiểu. Thực chất phương pháp là hình thức vận động của nội dung , mọi hoạt động đều có nội dung, nội dung công việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng công việc . - Phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Đối tượng càng phức tạp càng đòi hỏi phương pháp tinh vi , hiện đại. Phương pháp nghiên cứu sẽ có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan đối tượng . - Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt, đó là hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu . - Trong khi thực hiện đề tài, áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học đôi khi cần có những phương tiện kỹ thuật tinh xảo, có độ chính xác cao. Phương pháp kỹ thuật là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp nghiên cứu . 13
  14. - Dựa vào tính chất công trình nghiên cứu người ta chia phương pháp thành 3 nhóm : mô tả, giải thích và chuẩn đoán . - Dựa vào các bước của công việc có các nhóm phương pháp: thu thập thông tin, gia công và xử lý các thông tin . - Dựa vào trình độ tiếp cận đối tượng, có các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết phương pháp nghiên cứu sử dụng toán học . I. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm . Gồm các phương pháp cụ thể như phương pháp thể nghiệm , thực nghiệm, quan sát , mô tả để kiểm chứng các dữ liệu đã được tạo ra một cách nào đó trong các điều kiện sát định với các thông số xác định. Trong khoa học xã hội có thể bao gồm các phương pháp điều tra, nghiên cứu so sánh, sử dụng chuyên gia, thí nghiệm để rút ra kinh nghiệm . Trong lĩnh vực TDTT đối tượng thực nghiệm , thử nghiệm các phương pháp huấn luyện có tính chất ưu việt chính là đội ngũ những người tập, những người tham gia hoạt động TDTT. Hiện nay các phương pháp thực nghiệm ngày càng được nâng lên trên cơ sở của nền khoa học. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài các phương tiện, công cụ được cải tiến, người ta còn xác lập các điều kiện môi trường cho thử nghiệm khoa học bằng biện pháp nhân tạo . II. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là nhóm phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các ngành khoa học song chủ yếu là khoa học xã hội và nhân văn. Đây là một phương pháp phải sử dụng nhiều ngôn ngữ văn bản để chứng minh, lý giải sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu. Nó bao gồm phương pháp trìu tượng, khái quát hoá, diễn giải, quy nạp, phân loại , hệ thống hoá và phân tích tổng hợp . Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bắt nguồn từ các lý thuyết, để rồi khẳng định hay phủ định. Nhưng điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp này trong những khoa học là tính logic, lịch sử cụ thể và là thước đo chính xác nhất vẫn là kết quả ứng vào thực tiễn xã hội . 14
  15. B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VẬN DỤNG TRONG LĨNH VỰC TDTT . I. Phương pháp thu nhận thông tin và xử lý thông tin 1. 1. Phương pháp thu nhận thông tin Đọc sách để theo dõi những thông tin những tri thức khoa học kỹ thuật mới nhằm làm phong phú cho vốn tri thức của mình. Thu nhập các thông tin có tính chất chuyên môn để nâng cao chất lượng và giá trị của công trình nghiên cứu. Có thể thu thập thông tin theo đề tài nghiên cứu . Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận trong sách báo khoa học có thể trở thành phương pháp nghiên cứu cơ bản. Khi nghiên cứu cơ sở tư tưởng của hệ thống GDTC Việt Nam thì chỉ có thực hiện bằng con đường nghiên cứu các tư liệu, các chỉ thị , nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của các lãnh tụ và việc vận dụng chúng vào thực tiễn . Yêu cầu khi đọc sách : phải độc lập về quan điểm và phương pháp tư duy. Thu thập những thông tin mới phục vụ đề tài với thái độ đúng đắn khách quan và khoa học . Phương pháp đọc: người đọc cần xem xét tên tác giả, nhà xuất bản , năm, nơi xuất bản, số lượng sách xuất bản ........đọc các nội dung chính trước: Lới nói đầu , mục lục để biết các vấn đề có mức độ liên quan đến vấn đề nghiên cứu của cá nhân. Có thể tiến hành đọc từ 1 đến vài lần. Lần thứ nhất đọc kỹ để nắm nội cơ bản, cần thiết phục vụ đề tài của mình. Đọc lần thứ 2 hoặc thứ 3 man tính chất chọn lọc, tức là phải nắm vững nội dung cơ bản, tra cứu các thuật ngữ chuyên môn, phân tích và so sánh với các cơ sở lý luận khác và sự hiểu biết của bản thân. Sau đó rút ra những kết luận cần thiết . 1. 2. Phương pháp xử lý thông tin Các thông tin thu được qua sách báo khoa học, người nghiên cứu cần tư duy, chọn lọc , phân loại phục vụ cho đề tài nghiên cứu của bản thân bao gồm : Phân tích, tổng hợp: + Phân tích là quá trình hoạt động trí tuệ nhằm tách đối tượng thành những bộ phận, những dấu hiệu và thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng theo một hướng nhất định để nhận thức về đối tượng ấy một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn. Ví dụ khi tìm hiểu về 15
  16. lượng vận động cần phải hiểu rõ các thành phần của nó như khối lượng, cường độ và mật độ tập luyện. Đồng thời phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần đó với nhau trong quá trình tập luyện của vận động viên . + Tổng hợp là gợp những đối tượng, thuộc tính, quan hệ ..... thành một tổng thể thống nhất để tìm ra sự mới lạ, tìm bản chất và quy luật của các sự vật và hiện tượng. Có thể tổng hợp các số liệu đã phân tích về mặt sinh l , sinh hoá, về sự phát triển thể lực và thành tích thể thao . Phân tích và tổng hợp là hai mặt trái ngược nhau lại có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tư duy biện chứng . So sánh: Là xác định sự giống nhau hay khác biệt giữa các đối tượng , thuộc tính và quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan . Trừu tượng hoá và khái quát hoá : + Trừu tượng hoá là dùng trí tuệ gạt bỏ những bộ, thuộc tính, quan hệ không cần thiết và chỉ giữ lại yếu tố nào cần thiết để nghiên cứu . + Khái quát hoá là dùng trí tuệ gợp nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, loại ......trên cơ sở chúng có một thuộc tính chung, bản chất hoặc mối quan hệ có tính quy luật. Nhờ khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá người ta có thể phân biệt các phẩm chất thể lực thành sức mạnh, sức nhanh, sức bền ...... II. Phương pháp quan sát sư phạm 2. 1. Khái niệm Quan sát sư phạm là phương pháp theo dõi trực tiếp ( hay gián tiếp ), có kế hoạch và biện pháp chuyên môn nhằm phản ánh một cách khách quan đối tượng nghiên cứu mà không có sự can thiệp của người nghiên cứu vào trong đó . - Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục, trên cơ sơ tri giác trực tiếp về các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống về thực tiển giáo dục. Tuy nhiên quan sát sư phạm giống quan sát tự nhiên ở chỗ : cùng dựa vào khai thác những hiện tượng có sẵn, không chủ động gây nên những tác động sư phạm, nhưng quan sát tự nhiên thì xuất phát từ những dấu hiệu bên ngoài còn quan sát sư phạm có thể khai thác cả những thông tin bên trong, ví dụ thực hiện các bài tập rồi đánh giá . 16
  17. - Quan sát trong NCKH thực hiện một số chức năng : + Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đó là chức năng quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu + Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có + Chức năng so sánh các kết quả trong những thực nghiệm. Đối chiếu lý thuyết với thực tế 2. 2. Đặc điểm của quan sát sư phạm Thông thường bao giờ quan sát cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, với một mục đích và bằng phương tiện nhất định cho nên đặc điểm của quan sát sư phạm thể hiện ở chỗ : - Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của cá nhân hay tập thể . - Người quan sát là nhà khoa học hay công tác viên. Đó là những người có trình độ học vấn và ít nhiều có khả ngăng tư duy, nghiên cứu . Đã là con người thì đều có tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ , kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lý. Cho nên khi quan sát “cái tôi” cũng ảnh hưởng đến quá trình quan sát. Từ đó có thể làm sai lệch sự thật . - Tài liệu quan sát dù khách quan thế nào đi chăng nữa cũng vẫn phụ thuộc vào việc lựa chọn của người nghiên cứu, do đó cần lựa chọn theo những chuẩn nhất định, được xử lý bằng toán học ......... 2. 3. Ưu , nhược điểm của quan sát sư phạm - Thu thập tài liệu trực tiếp, phản ánh trong hoàn cảnh cụ thể loại bỏ sai sót trung gian nếu có . - Thực hiện phương pháp quan sát sư phạm giúp người nghiên cứu theo dõi các hiện tượng giáo dục một cách sống động theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi về số lượng và chất lượng dưới tác động của giáo dục, giáo dưỡng . - Sự quan sát đúng đắn, tin cậy có thể giúp nhà nghiên cứu thấy được diễn biến của quá trình giáo dục, giáo dưỡng . - Tuy nhiên phương pháp quan sát sư phạm cũng có những hạn chế nhất định. Tâm trạng của người quan sát có thể ảnh hưởng đến kết quả, 17
  18. khó tránh khỏi những ý kiến trong chủ quan đánh giá quá trình giáo dục . - Quan sát sư phạm dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở người quan sát nếu tổ chức không chu đáo rất dễ tạo nên mối quan sát không đầy đủ của thầy và trò, nhất là về các mặt như đạo đức thể thao, trạng thái tâm lý thể thao, động tập luyện . 2. 4. Đối tượng quan sát sư phạm Đối tượng quan sát sư phạm là các mặt khác nhau của quá trình giáo dục – giáo dưỡng nói chung, giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao nói riêng. Đối tượng quan sát bao gồm : - Phương pháp giảng dạy và huấn luyện - Kỹ thuật thao tác - Hoạt động chiến thuật - Nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng . Phương pháp giáo dục – giáo dưỡng - Các bài tập, điều kiện vệ sinh, môi trường ... - Yếu tố tâm lý trong tập luyện và thi đấu 2. 5. Cách tiến hành quan sát Muốn quan sát đạt hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch và chương trình quan sát thật tỉ mỉ - Xác định đối tượng quan sát, mục đích và nhiệm vụ cụ thể phải đạt được - Chuẩn bị chu đáo các tài liệu và trang thiết bị kỹ thuật để quan sát ( hồ sơ quan sát: phiếu, biên bản, thiết bị kỹ thuật ....) - Tiến hành quan sát, thu nhập tài liệu theo chương trình - Ghi chép kết quả quan sát. Có thể ghi vào phiếu in sẵn, ghi biên bản , ghi vắn tắt, ghi nhật kí có thời gian , không gian, điều kiện và diễn biến của sự kiện hoặc có thể ghi âm, chụp ảnh, quay phim - Kiểm tra lại kết quả quan sát bằng cách: chuyện trò với người tham gia tình huống, sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu, quan sát lại nếu thấy cần ......... 18
  19. III. Phương pháp điều tra. Phương pháp điều tra trong giáo dục là phương pháp khảo sát số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực vào một hay nhiều thời điểm * Phân loại Có hai loại điều tra trong nghiên cứu giáo dục - Điều tra cơ bản trong giáo dục như diều tra trình độ thể lực trong nhân dân ở một số địa phương hay trong phạm vi toàn quốc, điều tra chỉ số thông minh của sinh viên , học sinh, điều tra nhu cầu phát triển giáo dục về văn hóa....... - Trưng cầu ý kiến ( điều tra xã hội học) theo phiếu là phương pháp tìm hiểu nhận thức, tâm trạng, nguyện vọng, của thầy cô, học sinh, phụ huynh sinh viên các hiện tương xã hội khác về một sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá, thể thao .. Thực chất của phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin bằng ngôn ngữ dựa trên tác động về mặt tâm lý xã hội trực tiếp ( phỏng vấn ) hoặc gián tiếp (anket) giữa người nghiên cứu và người được hỏi ý kiến. Trưng cầu ý kiến dựa trên những lời phát biểu của cá nhân để phát hiện những sắc thái tinh tế nhất về các sự kiện đang xảy ra, đó là nguồn thông tin quan trọng Điều quan trọng trong trưng cầu ý kiến là đặt câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là công cụ điều tra được sắp xếp theo một trình tự logic nhằm thu nhận thông tin. Câu hỏi có dạng tìm hiểu, sự kiện, kiểm tra nhận thức để biết thái độ, quan điểm của người được hỏi. Câu hỏi sử dụng thu thập thông tin dưới dạng viết được gọi là anket 3. 1. Quy trình nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi ( anket ) - Xác định đề tài , mục đích của cuộc trưng cầu ( thăm dò ) ý kiến theo phiếu * Chọn đề tài : đề tài nghiên cứu phải phù hợp với đối tượng , vấn đề mà chúng ta nghiên cứu phải nằm trong tằm hiểu biết của đối tượng, phải được đối tượng quan tâm * Xác định mục đích : tuỳ theo nhhu cầu thực tế, khả năng của mỗi chúng ta ( trình độ , kinh phí ...) mà giới hạn hay mở rộng quy mô mục đích nghiên cứu cụ thể của mình 19
  20. - Quy trình , nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi Phiếu câu hỏi có thể gồm ba phần * Phần mở đầu : có chức năng xây dựng động cơ cho người được trả lời, hướng dẫn cách trả lời với các câu hỏi, tạo cảm giác dễ chịu, hài lóng ngay từ khi tiếp xúc với câu hỏi * Phần nội dung : phần này thể hiện bằng các câu hỏi . Câu hỏi có thể sử dụng bằng câu hỏi kín và câu hỏi mở ( anket đóng và anket mở) . Câu hỏi kín là câu hỏi có kèm theo sẵn phương án trả lời. Người trả lời chỉ cần đánh dấu vào phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình. Có hai loại câu hỏi kín đó là câu hỏi kín đơn giản và câu hỏi kín phức tạp: Câu hỏi kín đơn giản : là loại câu hỏi chỉ có hai phương án trả lời “có” hoặc “không” Câu hỏi kín phức tạp : gồm nhiều phương án trả lời. Nó phân biệt tỉ mỉ hơn thái độ phán xét, đánh giá của người trả lời . Như Trường đại học thành trường Đại học quốc gia, đồng chí có ý nghĩa băn khoăn xin cho biết ý kiến Câu hỏi mở có ưu tiên ghi nhận được đầy đủ, chính xác ý kiến của người trả lời trong khi xử lý Câu hỏi vừa kín vừa mở: Đó là loại câu hỏi có một số phương án trả lời có sẵn và một số phương án trả lời là câu hỏi mở. Câu hỏi này được sử dụng khi vấn đề được hỏi có chứa rất nhiều phương án trả lời mà chúng ta khó có thể lường hết được - Phần cứ liệu kiểm tra : mục đích nhằm phân tích chất lượng thông tin Ghi rõ tiểu sử người được hỏi gồm họ, tên, năm sinh, nơi làm việc, thâm niên công tác và một số vấn đề khác khi cần Đối với một số câu hỏi tạo nên sự băn khoăn, lo ngại đối với người trả lời thì không cần ghi phần cứ liệu kiểm tra ( vô danh ). 3. 2 . Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn là phương pháp điều tra nhằm thu nhận thông tin thông qua hỏi – trả lời, giữa nhà nghiên cứu với cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. 20
nguon tai.lieu . vn