Xem mẫu

PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TS. Đàm Bích Hiên Trung tâm ĐTBD cán bộ, công chức Bộ Nội vụ I.Khái quát chung về pháp luật 1.Khái niệm Pháp luật là hệ thống các qui phạm có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện 2.Nguồn gốc của pháp luật - Những nguyên nhân làm ra đời nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm ra đời pháp luật. - Pháp luật ra đời cùng nhà công cụ nhà nước sử dụng hiện quyền lực của mình. nước, là để thực - Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phát triển đến trình độ nhất định của xã hội 3. Bản chất của pháp luật - Tính giai cấp: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nội dung ý chí đó do điều kiện tồn tại của giai cấp thống trị quyết định. - Tính xã hội: Ở mức độ nhất định pháp luật phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của cả xã hội, cộng đồng.Mặt khác pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với qui luật khách quan, các qui luật vận động của đời sống xã hội. 4. Thuộc tính của pháp luật - Pháp luật mang tính qui phạm phổ biến. - Pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định. - Pháp luật có tính cưỡng chế. - Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn