Xem mẫu

  1. CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN 3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành. Thông qua kết quả tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích và chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nội dung chương này đặt trọng tâm vào các vấn đề: - Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 3.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm; hoặc xem xét về mục tiêu tiêu thụ mà các nhà quản lý đã định ra cho từng bộ phận để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật 3.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hiện vật Công thức tính toán khối lượng tiêu thụ từng kỳ như sau: Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản phẩm tiêu thụ = phẩm tồn kho + phẩm SX - phẩm dự trữ trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ được tính bằng hiện vật có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng từng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đánh giá một cách liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng và có quyết định quản trị phù hợp. Nhưng hình 25
  2. thức này có nhược điểm đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp Phương pháp phân tích: là so sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc kỳ trước đồng thời kết hợp phương pháp cân đối liên hệ để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. 3.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá tr Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay khối lượng dịch vụ cung cấp hoàn thành biểu hiện dưới hình thức giá trị, còn gọi là doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá kết quả công tác bán hàng, người ta so sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) với doanh thu kỳ gốc tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) * Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ n Q  P i1 ik - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (t): t  i 1 n  100(%) Q  P i 1 ik ik n n - Mức tăng (giảm) so với kế hoạch: S   Q  Pik   Q  Pik i1 ik i 1 i 1 Trong đó: Qi1, Qik lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế, kế hoạch Pik là đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm i Nếu t ≥ 100 và ∆S ≥ 0 thì đánh giá là doanh nghiệp đã hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch về khối lượng tiêu thụ sản phẩm và ngược lại * Phân tích tình hình tăng trưởng tiêu thụ n Q  P i1 i0 - Phần trăm tăng trưởng tiêu thụ (t): t  i 1 n  100(%) Q  P i 1 i0 i0 n n - Mức tăng (giảm) doanh thu tiêu thụ: S   Q  Pi 0   Q  Pi 0 i1 i0 i 1 i 1 Trong đó: Qi1,Qi0: lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ này, kỳ trước Pi0: là đơn giá bán sản phẩm i kỳ trước Ví dụ 1: Có số liệu tình hình tiêu thụ 3 mặt hàng của một doanh nghiệp 26
  3. Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế hoạch Sản phẩm Kế hoạch Thực tế (1.000đ) A 1.200 1.350 10 B 2.700 2.500 15 C 4.300 4.500 30 Với số liệu trên, ta có thể phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ (1.000đ) Mức chênh lệch so với Tỷ lệ hoàn thành Sản phẩm Kế hoạch Thực tế kế hoạch (1.000đ) kế hoạch ( ) A 12.000 13.500 1.500 112,50% B 40.500 37.500 -3.000 92,59% C 129000 135000 6.000 104,65% Cộng 181.500 186.000 4.500 102,48% Phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ∑Qi1Pik 186.000 t = x100 = x 100 = 102,4% ∑QikPik 181.500 Mức vượt kế hoạch: 186.000 – 181.500 = + 4.500 (1.000 đồng) Như vậy, xét về tổng thể doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với mức vượt kế hoạch là 4.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ vượt là 2,47 . Tuy nhiên, khi xem xét các mặt hàng thì chỉ có mặt hàng A và C là vượt kế hoạch, mặt hàng B không đạt kế hoạch (92,59 ). Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đạt kế hoạch của mặt hàng B để có biện pháp kịp thời 3.3 Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp 3.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận để phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 27
  4. Phân tích khái quát lợi nhuận là nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận và tình hình biến động từng bộ phận lợi nhuận của doanh nghiệp; qua đó chỉ ra hướng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Tài liệu sử dụng cho phân tích khái quát lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu liên quan đến lợi nhuận. * Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận: Do đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là bộ phận cơ bản nhất ở doanh nghiệp, có nguồn gốc từ quá trình sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh theo chức năng đã đăng kí Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính: Bộ phận lợi nhuận này hình thành từ quá trình đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài, như cho vay, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư tài chính khác Lợi nhuận khác: là bộ phận lợi nhuận hình thành từ những hoạt động xảy ra ngoài dự kiến, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính * Phương pháp phân tích: so sánh tuyệt đối và tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, có xem xét đến các yếu tố về thu nhập và chi phí cấu thành lợi nhuận Ví dụ 2: Bảng số liệu dưới đây minh họa phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp A ( ĐVT : 1.000đ) 28
  5. Chênh lệch Chỉ tiêu Kế Thực hoạch tế M c ±% Doanh thu thuần 3800 4000 +200 +5,26 Giá vốn hàng bán 2500 2240 -260 -10,40% Lợi nhuận gộp 1300 1760 +460 +35,38 Chi phí bán hàng 300 380 +80 +26,67 Chi phí quản lý doanh nghiệp 400 420 +20 +5,00% Doanh thu hoạt động tài chính 1000 850 -150 -15,00% Chi phí tài chính 600 450 -150 -25,00% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1000 1360 +360 +36,00% Thu nhập khác 0 210 +210 Chi phí khác 0 0 Lợi nhuận khác 0 210 +210 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1000 1570 +570 +57,0% Thuế thu nhập doanh nghiệp 250 392,5 +142,5 +57,0% Lợi nhuận sau thuế 750 1177,5 +427,5 +57,0% Đối tượng phân tích: 1.177,5 – 750 = +427,5 (ngàn đồng) Bảng phân tích trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch 427,5 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 57 , là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế tăng 570 ngàn đồng và phần đóng góp cho ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 142,5 ngàn đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu là từ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng 360 ngàn đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 36 ) và từ lợi nhuận bất thường là 210 ngàn đồng, trong khi đó lợi nhuận tài chính không ảnh hưởng đến tình hình này 29
  6. Đối với lợi nhuận thuần SXKD: gia tăng 360 ngàn đồng là do doanh thu tăng 200 ngàn đồng và giá vốn hàng bán giảm 260 ngàn đồng làm tổng lợi nhuận gộp tăng 460 ngàn đồng. Tình hình này được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý gia tăng với mức 80 và 20 làm lợi nhuận thuần SXKD giảm 100. Với tốc độ tăng của hai loại chi phí này đều lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên cần đi sâu phân tích chi tiết chi phí để có đánh giá đầy đủ hơn tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lí trong kỳ Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính, tuy không thay đổi so với kế hoạch nhưng xét từng bộ phận cầu thành thì thu nhập tài chính và chi phí tài chính giảm với cùng mức 150 ngàn đồng so với kế hoạch làm lợi nhuận tài chính trong kỳ chỉ đạt 400 ngàn đồng. Cần đi sâu phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí tài chính để có đánh giá đẩy đủ hơn Lợi nhuận bất thường phát sinh ngoài dự kiến có thể do thu nhập từ thanh lý TSCĐ, do nhận các khoản bồi thường thiệt hại, do hoàn nhập các khoản dự phòng… Tóm lại, tài liệu phân tích từ báo cáo kết quả kết quả kinh doanh tuy không chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng lĩnh vực kinh doanh, từng đơn vị thành viên những đã chỉ ra bức tranh tổng thể về nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là bộ phận cơ bản nhất và nó là yếu tố đảm bảo cho sự ổn định về khả năng tích lũy của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính không chỉ đánh giá hiệu quả quá trình đâu tư vốn nhàn rỗi ra bên ngoài mà còn đánh giá mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận bất thường tuy làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế nhưng nó không đảm bảo một sự ổn định và không phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tính như sau: Lợi nhuận Doanh thu Giá Doanh Chi Chi Chi phí thuần từ thuần về bán vốn thu hoạt phí phí quản lý = - + - - - hoạt động hàng, cung hàng động tài tài bán doanh kinh doanh cấp dịch vụ bán chính chính hàng nghiệp Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp về Doanh thu Chi Chi phí Chi phí quản từ hoạt động = bán hàng và cung + hoạt động - phí tài - bán - lý doanh kinh doanh cấp dịch vụ tài chính chính hàng nghiệp 30
  7. Với: Doanh thu thuần = Doanh thu - Giảm giá hàng bán – Giá trị hàng bán trả lại - Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu- thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) Trong thực tế, doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại sản phẩm hàng hóa nên mỗi yếu tố trên là tổng hợp của nhiều loại sản phẩm hàng hóa. Do vậy, trong trường hợp dữ liệu phân tích được xác định riê‟.ng cho từng loại sản phẩm; và giả sử doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính không đáng kể thì chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng: LN  i 1 Q x( Pi  Ri T  Z i  Cbi  C qi) n i i Với : Qi : là số lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kì Pi : là đơn giá bán sản phẩm i Ri : là các khoản giảm giá đơn vị sản phẩm i Ti : là thuế xuất khẩu, thuế TTĐB đơn vị sản phẩm i (nếu có) Zi : là giá thành (giá vốn) đơn vị sản phẩm i Cbi: là chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i Cqi : là chi phí QLDN đơn vị sản phẩm i Trường hợp một số yếu tố trong công thức trên liên quan đến nhiều sản phẩm và về mặt hạch toán không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm thì số liệu của yếu tố đó được phản ánh ở dạng tổng số. Ví dụ như trường hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá trị các khoản giảm giá không hạch toán cho từng loại sản phẩm, thì chỉ tiêu lợi nhuận được xác định theo công thức: LN  i 1 Q x( Pi  T i  Z i)  R  TC b  TC q n i Với : TCb : là tổng chi phí bán hàng TCq : là tổng chi phí QLDN R : là khoản giảm giá hàng bán * Phƣơng pháp phân tích Do có nhiều trường hợp về tổ chức dữ liệu kế toán nên khi phân tích cần dựa vào đặc điểm tổ chức dữ liệu để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Phần phân tích dưới đây phân tích lợi nhuận gồm có 8 nhân tố ảnh hưởng là : số lượng sản phẩm 31
  8. tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán, thuế, giá vốn, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đối tượng phân tích: LN  LN 1  LN 0 Ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng sản phẩm tiêu thụ Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khi nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, thì phải giả định mỗi sản phẩm đều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc là như nhau. Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm: n LN (Q)   Q  t  ( Pi 0  T i 0  Z i 0)  R0  TC b 0  TC q 0 i0 i 1 Với t là tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ bình quân chung toàn doanh nghiệp n Q  P i1 i0 t i 1  100(%)  Q P n i 1 i0 i0 Như vậy mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ LN  LN (Q)  LN 0    Q  t  ( Pi 0  T i 0  Z i 0)  R0  TC b0  TC qq0  i 1 Q  ( Pi 0  T i 0  Z i 0)  R0  TC b0  TC q0 i0 n i0  n  (t  1)   Q  ( Pi 0  T i 0  Z i 0) i0 i 1 Ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm n LN ( K )   Q x( Pi 0  T i 0  Z i 0)  R0  TC b 0  TC q 0 i1 i 1 Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ n n LN ( K )  LN ( K )  LN (Q)   Q x( Pi 0  T i 0  Z i 0)   Q  t  ( Pi 0  T i 0  Z i 0) i1 i0 i 1 i 1 Ảnh hƣởng của nhân tố giá bán 32
  9. Khi nhân tố giá bán sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm n LN ( P)   Q x( Pi1  T i 0  Z i 0)  R0  TC b 0  TC q 0 i1 i 1 Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán n LN ( P)  LN ( P)  LN ( K )   Q x( Pi1  Pi 0) i1 i 1 Tương tự, ảnh hưởng của các nhân tố còn lại được xác định như sau: Ảnh hƣởng của nhân tố thuế xuất khẩu, thuế TTĐB( nếu có) n LN (T )  LN (T )  LN ( P)   Q x(T i1  T i 0) i1 i 1 n Ảnh hƣởng của nhân tố giá vốn: LN ( Z )   Q x(Z i1  Z i 0) i1 i 1 Ảnh hƣởng của nhân tố các khoản giảm trừ: LN ( R)  ( R1  R0) Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí bán hàng: LN (TCb)  (TCb1  TCb0) Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: LN (TC q)  (TC q1  TC q 0) Cuối cùng, tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố Ví dụ 3: Phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp với các số liệu chi tiết sau: Chi tiết tiêu thụ sản phẩm kế hoạch (ĐVT: 1.000đ) Sản Số lượng Giá thành Lãi gộp Tổng lãi gộp Đơn giá bán phẩm sản phẩm đơn vị đơn vị A 100 20 15 5 500 B 200 9 5 4 800 Chi tiết tiêu thụ sản phẩm thực tế (ĐVT: 1.000đ) 33
  10. Số lượng Giá thành Lãi gộp Tổng lãi gộp Sản phẩm Đơn giá bán sản phẩm đơn vị đơn vị A 120 20 12 8 960 B 160 10 5 5 800 Chi phí bán hàng kế hoạch là 300.000đ, thực tế phát sinh là 380.000đ. Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch là 400.000đ, thực tế là 420.000đ Dựa vào các tài liệu trên, chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định n theo công thức: LN   Q  ( Pi  Z i)  TC b  TC q i i 1 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kế hoạch:LNk = 1.300 – 300 – 400 = 600 (1.000đ) Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế: LN1 = 1.760 – 380 – 420 = 960 (1.000đ) Đối tượng phân tích: (1.000đ) Như vây, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng so với kế hoạch: 360 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 60 là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ LN (Q)  LN (Q)  LNk  (t  1)  i 1 Q  ( Pik  Z ik )  (1,01  1)  1.300  13 (1.000đ) n ik Với t   Qi1Pik x100%  3.840 x100%  101% Q P ik ik 3.800 Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ n n LN ( K )   Q  ( Pik  Z ik )   Q  t  ( Pik  Z ik ) i1 i0 i 1 i 1 = 120 x (20 -15) + 160 x (9 -5) – 1.300 x 101% = 1.240 – 1.313 = -73(1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán n LN ( P)   Q x( Pi1  Pik ) = 120 x (20 – 20) + 160 x (10 -9) = + 160(1.000đ) i1 i 1 Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán 34
  11. n LN ( Z )   Q x( Z i1  Z ik ) =-[ 120 x (12- 15) + 160 x (5 -5) = +360(1.000đ) i1 i 1 Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: LN (TCb)  (TCb1  TCbk )  (300  380)  80 (1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: LN (TCb)  (TCq1  TCqk )  (420  400)  20 (1.000đ) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (ĐVT: 1.000đ) Các nhân tố làm tăng lợi nhuận Các nhân tố làm giảm lợi nhuận Số lượng sản phẩm tiêu thụ +13 Kết cấu sản phẩm tiêu thụ -73 Giá bán sản phẩm +160 Chi phí bán hàng -80 Giá thành sản phẩm +360 Chí phí quản lý doanh nghiệp -20 + 360 Qua báo cáo trên có thể thấy, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận với mức vượt kế hoạch là 360 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ vượt 60 Có ba nhân tố làm tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là số lượng sản phẩm tiêu thụ; giá bán sản phẩm và giá thành sản phẩm Do doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ vượt 101 làm lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm tăng 13 ngàn đồng. Tuy nhiên, do tỷ lệ vượt không đáng kể nên ảnh hưởng của nhân tố này cón quá nhỏ trong số lợi nhuận gia tăng của doanh nghiệp Do giá bán sản phẩm thay đổi làm lợi nhuận tăng so với kế hoạch là 160 ngàn đồng. Xét cho từng loại sản phẩm thì giá bán sản phẩm B tăng là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự gia tăng này. Để đánh giá tình hình này, cần xem lại công tác định giá của doanh nghiệp vì thực tế cho thấy việc tăng giá chỉ xảy ra đối với mặt hàng B nhưng việc tăng này đã làm cho số lượng sản phẩm B tiêu thụ thấp hơn so với dự kiến Giá thành sản phẩm giảm đã ảnh hưởng gia tăng lợi nhuận là 360 ngàn đồng. Xét cho từng loại sản phẩm thì chỉ có giá thành sản phẩm A giảm làm lợi nhuận 35
  12. tăng 360 ngàn đồng, thể hiện thành tích của doanh nghiệp trong công tác tổ chức quản lí sản xuất Trong các nhân tố làm giảm lợi nhuận cần chú ý đến sự thay đổi cơ cấu sản phẩm và công tác quản lý chi phí ngoài sản xuất. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm lợi nhuận giảm 73 ngàn đồng. Lí do là trong kỳ, doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng sản phẩm A, trong khi sản phẩm này có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn sản phẩm B ở kỳ kế hoạch. Thông thường, sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm do sự tác động khách quan từ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong trường hợp định hướng tiêu thụ theo chiến lược hoạt động của doanh nghiệp thì cần quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu tiêu thụ, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với kế hoạch làm lợi nhuận giảm 100 ngàn đồng. Thực tế kì qua cho thấy tốc độ tăng các khoản chi phí (26 đối với chi phí bán hàng và 5 đối với chi phí quản lý doanh nghiệp) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng khối lượng tiêu thụ (1 ). Do vậy, doanh nghiệp cần xem lại chi tiết các khoản mục chi phí để đánh giá tính hợp lý của các khoản chi phí Báo cáo phân tích trên còn làm rõ trách nhiệm của các trung tâm (bộ phận) đối với lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Chẳng hạn, bộ phận bán hàng và marketing sẽ quan tâm và giải thích đầy đủ hơn các lý do làm thay đổi cơ cấu sản phẩm và tiêu thụ từng mặt hàng so với mục tiêu. Bộ phận định giá sẽ xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán trong kì…Sự phối hợp giữa các cấp quản lý sẽ chỉ ra hướng giải quyết trong hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra 3.3.3 Phân tích tình hình lợi nhuận các hoạt động khác của doanh nghiệp 3.3.3.1 Phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi ngân hàng…Các hoạt động này sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp * Phương pháp phân tích: So sánh số thực tế và kế hoạch hoặc với năm trước, đồng thời căn cứ vào nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà phân tích. Ví dụ 4: thu nhập về lợi tức tiền gởi ngân hàng nhiều, điều này có thể đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt nguyên tắc quản lý tiền mặt, nhưng mặt khác phải 36
  13. xem xét có thừa vốn lưu động không? Có chiếm dụng vốn của các đơn vị khác không? Doanh nghiệp chỉ đánh giá là kinh doanh tốt khi vòng quay vốn nhanh và mở rộng quy mô sản xuất. 3.3.3.2 Phân tích lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận hoạt động khác là khoản chênh lệch thu, chi của các hoạt động khác xảy ra trong đơn vị như: nhượng bán, thanh lý TSCĐ, phạt vi phạm hợp đồng, … Đây là những khoản phát sinh bất thường, vì vậy khi phân tích phải căn cứ vào từng nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp để đánh giá và đưa ra các kết luận hợp lý Phương pháp phân tích: so sánh CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 5 Câu 1: Trình bày phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá trị Câu 2: Trình bày chỉ tiêu phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Câu 3: Trình bày phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đối với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 37
  14. CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính * Ý nghĩa Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm việc tổ chức thu, chi tiền tệ trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái giá trị. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích. Quá trình này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng khác nhau. Chẳng hạn: Đối với các nhà cung cấp tín dụng: Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn (vay ngắn hạn, tín dụng thương mại, ...); người tài trợ thường quan tâm đến điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động và tốc độ quay vòng của các tài sản đó. Ngược lại, đối với các khoản tín dụng dài hạn, nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn như: dự đoán các dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như các nguồn lực đảm bảo khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cố định (tiền lãi, trả nợ gốc..) trong tương lai... Ngoài ra, người cung cấp tín dụng dù là ngắn hạn hay dài hạn đều quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn vì cấu trúc nguồn vốn mang tiềm ẩn rủi ro và an toàn đối với người cho vay. Mối quan tâm của các nhà quản trị ở doanh nghiệp khi tiến hành phân tích bao quát tất cả các nội dung của phân tích tài chính. Giải quyết các vấn đề trên không chỉ đưa ra những phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chính sách tài trợ phù hợp mà còn tiên liệu họat động của doanh nghiệp 38
  15. Đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có sự tách rời giữa vai trò sở hữu với vai trò qủan lý. Thông thường, người chủ sở hữu quan tâm đến khả năng sinh lời vốn đầu tư của họ, phần vốn chủ sở hữu có không ngừng được nâng cao không, khả năng nhận tiền lời từ vốn đầu tư * Nhiệm vụ Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, mỗi đối tượng có mục tiêu phân tích khác nhau nên nhiệm vụ khi tiến hành phân tích cũng khác nhau nhưng nhìn chung nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là: - Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu tài chính phân tích phù hợp cho từng đối tượng cụ thể - Chọn phương pháp phân tích phù hợp với các nội dung và mục tiêu đã xác định - Thu thập và kiểm tra nguồn thông tin đầu vào phục vụ cho phân tích phù hợp với các nội dung theo yêu cầu quản trị - Chọn lọc thông tin từ kết quả phân tích nhằm đưa ra các quyết định phù hợp cho từng tình huống cụ thể 4.2 Phân tích chung tình hình tài chính Phân tích chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai. Để đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta tiến hành so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc đối với các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính để xác định các chênh lệch; đồng thời sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu; từ đó rút ra các kết luận cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp - So sánh theo chiều ngang tức là tiến hành so sánh giữa số cuối năm và số đầu năm của từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để xác định chênh lệch tăng, giảm, căn cứ vào các chênh lệch mà rút ra kết luận tổng quát về biến động của từng chỉ tiêu, đồng thời chỉ ra các trọng điểm cần đi sâu nghiên cứu - So sánh theo chiều dọc tức là tiến hành so sánh theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu chiếm trong tổng số; đồng thời cũng tiến hành so sánh tỷ trọng cuối năm với tỷ trọng đầu năm của từng chỉ tiêu; qua so sánh theo chiều dọc sẽ biết được tình hình 39
  16. phân bổ vốn, phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp 4.2.1 Phân tích chung sự biến động về tài sản, nguồn vốn Để phân tích chung sự biến động về tài sản, nguồn vốn ta tiến hành so sánh ngang. Khi so sánh mức thay đổi của mỗi khoản mục bên tài sản hoặc nguồn vốn ta có thể thấy được những sự thay đổi nổi bật của từng khoản mục. Sự thay đổi lớn của một khoản mục nào đó (tăng hay giảm) so với mức thay đổi chung của các khoản mục khác luôn luôn được quan tâm. Từ đó xác định được những biến động tích cực hay tiêu cực của khoản mục, tính phù hợp với nội dung kinh tế của nó. Ví dụ 1: Phân tích biến động tài sản của công ty ABC (Đvt: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu N N+1 N+2 N+1 / N N+2 / N+1 M c +% M c +% A. Tài sản ngắn hạn 47.830 68.965 82.850 +21.135 +44,18 +13.885 +20,13 1. Tiền và các khoản 700 35 370 -665 -95 +335 +957,14 tương đương tiền 2. Các khoản đầu tư tài 200 0 20 -200 -100 +20 chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 14.110 23.690 36.710 +9.580 +67,89 +13.020 +54,96 ngắn hạn 4. Hàng tồn kho 35.590 44.850 43130 +12.260 +37,61 -1.720 -3,84 5. Tài sản ngắn hạn khác 230 390 2620 +160 +69,56 +2.230 +571,79 B. Tài sản dài hạn 9.580 23.640 30.030 +14.060 +146,76 +6.390 +27,03 1. TSCĐ 9.480 23.540 29.920 +14.020 +154,71 +6.380 +11,02 2. Các khoản đầu tư tài 80 80 80 0 0 0 0,00 chính dài hạn 3. Tài sản dài hạn khác 20 20 30 0 0 +10 +50,00 Tổng cộng 57.410 92.605 112.88 +35.195 +61,30 +20.275 +21,89 Bảng phân tích trên cho thấy qui mô0của công ty ABC liên tục tăng trong ba năm. Giá trị tài sản vào cuối năm N+1 tăng hơn 35 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 61 ) so với năm N, và vào cuối năm N+2 tăng hơn 20 tỷ đồng (21,89 ) so với 40
  17. năm N+1. Sự gia tăng này gắn liền với cả gia tăng đầu tư cơ sở vật chất cũng như tài sản lưu động của công ty. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản cần xem xét biến động từng loại tài sản: + Đối với tài sản dài hạn, qui mô gia tăng chủ yếu là do tăng cường mua sắm TSCĐ và tăng đầu tư XDCB. Điều này thể hiện công ty đã chú trọng nhiều đến công tác đầu tư trong ba năm qua, đặc biệt là năm N +1. + Đối với tài sản ngắn hạn, xu hướng biến động tăng loại tài sản này chủ yếu là do tăng các khoản phải thu khách hàng. Vào cuối năm N+1, trị giá các khoản phải thu tăng so với cuối năm trước là 9,5 tỷ (67 ) và vào cuối năm N+2 tăng 13 tỷ (54 ) so với năm trước đó. Tình hình trên có thể do nhiều nguyên nhân: công ty gia tăng thời hạn tín dụng bán hàng, tăng mức dư nợ để giải phóng tồn kho làm tăng các khoản phải thu, hoặc khách hàng trì hoãn trong thanh toán công nợ... Cần tìm hiểu khoản phải thu nào là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến gia tăng khoản phải thu rất lớn trong kỳ qua. Ngược lại, trị giá hàng tồn kho tăng trong năm N+1 nhưng lại giảm vào cuối năm N+2. Những biến động về tiền và TS ngắn hạn khác cũng là mối quan tâm của nhà phân tích để hình dung đầy đủ hơn cấu trúc tài sản của công ty ABC. 4.2.2 Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn 4.2.2.1 Phân tích kết cấu tài sản Có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết cấu tài sản tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích. Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiện qua công thức sau: Loại tài sản i k = x 100 Tổng tài sản Loại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó, như: khoản phải thu, đầu tư tài chính, hàng tồn kho...được phản ánh trên BCĐKT. Tổng tài sản là số tổng cộng phần tài sản trên BCĐKT. Với nguyên tắc chung trên, khi phân tích cấu trúc tài sản, thông thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ trọng TSCĐ Giá trị còn lại TSCĐ Tỷ trọng TSCĐ = x 100 Tổng tài sản Chỉ tiêu trên thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc 41
  18. điểm từng lĩnh vực kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng (đóng tàu, công nghiệp luyện gang thép,...) TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản. Chỉ tiêu này cũng có giá trị cao đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, như: sản xuất và phân phối điện, vận chuyển hàng không, hàng hải, đường sắt, bưu điện...Trong kinh doanh thương mại, dịch vụ, thông thường TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp, ngoại trừ trường hợp kinh doanh khách sạn và các họat động vui chơi giải trí. Tỷ trọng giá trị đầu tƣ tài chính Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp: Tỷ trọng giá trị Giá trị các khoản đầu tư tài chính = x 100 đầu tư tài chính Tổng tài sản Trong chỉ tiêu trên, giá trị đầu tư tài chính là số tổng hợp của mã số 120 „Đầu tư tài chính ngắn hạn‟ và mã số 250 „Đầu tư tài chính dài hạn‟ trên BCĐKT Tỷ trọng hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho = x 100 Tổng tài sản Số liệu của hàng tồn kho lấy từ mã số 140 trên BCĐKT. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp; ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ. Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng Tỷ trọng khoản phải thu Giá trị phải thu khách hàng = x 100 khách hàng Tổng tài sản Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Để tính toán chỉ tiêu trên thường sử dụng số liệu từ mã số 131 “Nợ phải thu khách hàng” trên BCĐKT. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng. 42
  19. Ví dụ 2: Minh họa các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của công ty ABC Chỉ tiêu N N+1 N+2 1. Giá trị còn lại TSCĐ 9.010 22.950 25.480 2. Giá trị các khoản đầu tư tài chính 280 80 100 3. Giá trị nợ phải thu 14.110 23.690 36.710 4. Giá trị hàng tồn kho 35.590 44.850 43.130 5. Tổng tài sản 57.410 92.605 112.880 6. Tỷ trọng TSCĐ (%) 15,69 24,78 22,57 7. Tỷ trọng các khoản ĐTTC (%) 0,49 0,09 0,09 8. Tỷ trọng nợ phải thu (%) 24,58 25,58 32,52 9. Tỷ trọng hàng tồn kho (%) 56,77 48,43 38,21 Trong đó giá trị khoản phải thu để tính tỷ trọng khoản phải thu là số phải thu thuần từ mã số 130 trên BCĐKT, không phải là khoản phải thu khách hàng như đã ntrình bày ở trên. Các tỷ số về cấu trúc tài sản cho thấy một số đặc trưng của công ty ABC như sau: + Toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn, phần đầu tư ra bên ngoài chiếm tỷ trọng không đáng kể và có khuynh hướng giảm xuống. Là một DNSX nhưng TSCĐ chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ tài sản của công ty. Tuy nhiên trong ba năm vừa qua, tỷ trọng TSCĐ có khuynh hướng tăng rõ rệt, vào cuối năm N là 15,69 tăng lên đến 24,78 vào cuối năm N+1 và 22,57 vào cuối năm N+2. Điều này chứng tỏ công ty có nhiều nỗ lực trong đầu tư TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất. + Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nhưng có khuynh hướng giảm trong ba năm vừa qua. Điều này có thể là do công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế dự trữ nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường; hoặc công ty đã có nhiều nỗ lực trong tiêu thụ, giảm thiểu tồn kho thành phẩm. 43
  20. + Tỷ trọng khoản phải thu gia tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác tạm thời sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 4.2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Tỷ suất nợ Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100 Tổng tài sản Trong chỉ tiêu trên, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100 Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Ví dụ 3: Minh họa phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty ABC Chỉ tiêu N N+1 N+2 1. Nợ phải trả 49.090 81.435 99.840 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.320 11.170 13.040 3. Tổng nguồn vốn 57.410 92.605 112.880 4. Tỷ suất nợ (4) = (1) : (3) 85,50% 87,90% 88,40% 5. Tỷ suất tự tài trợ (5) = (2) : (3) 14,50% 12,10% 11,60% 44
nguon tai.lieu . vn