Xem mẫu

  1. Chương 3 CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Xác định tầm quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm trong các trường kỹ thuật chính là sự phản ánh nhu cầu thực tế trong công nghiệp trong nhiều năm gần đây. Những nhà tuyển dụng và sử dụng kỹ sư chính là những người đặt ra các yêu cầu này và họ không chỉ tuyển dụng những nhân viên giỏi về kỹ thuật và còn phải biết làm việc nhóm. Mục tiêu của chương giúp cho sinh viên: + Hiểu biết về tầm quan trọng của làm việc theo nhóm để thành công trong công việc tổ chức và kỹ thuật. + Chương này cung cấp công cụ cần thiết để hoạt động nhóm có hiệu quả cũng như kinh nghiệm hoạt động nhóm trong kỹ thuật. 3.1 Hình thành và phát triển nhóm Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trải qua 4 bước cơ bản : Bước 1 (Tạo dựng): Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này. Bước 2 (Công phá) : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung. Nhập môn về kỹ thuật 40
  2. Chương 3 Bước 3 (Ổn định) : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc. Bước 4 (Hoàn thiện): Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao. 3.2 Những nguyên tắc giúp bạn cải thiện kỹ năng làm theo việc nhóm Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu quả là có một vài cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm. Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn công phá, nhóm sẽ ổn định và phát huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để đạt đến được mục đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm mang lại.  Kỹ năng tổ chức công việc Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.  Kỹ năng tổ chức: Nhập môn về kỹ thuật 41
  3. Chương 3 Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất. Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau. Còn hiện nay thì chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1 H để tổ chức một công việc hay một hoạt động, một kế hoạch : Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:  Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What )  Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )  Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )  Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who )  Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )  Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How ) Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng ta không nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đoàn kết hay tan rã nhóm. Ngoài ra trong kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các công việc, các trách nhiệm phù hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết quả tốt nhất. Đăng ký khoá học kỹ năng mềm tại Academy.vn sẽ giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được Nhập môn về kỹ thuật 42
  4. Chương 3 các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của nhóm: Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân. Đọc thêm: Kỹ năng lắng nghe trong nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà không tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô ích. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là không thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ Nhập môn về kỹ thuật 43
  5. Chương 3 và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”. Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm: Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là : Quá nể nang các mối quan hệ. Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc. Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc Nhập môn về kỹ thuật 44
  6. Chương 3 mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình. Không chú ý đến công việc của nhóm Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia. Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm. Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Nhập môn về kỹ thuật 45
  7. Chương 3 Kết luận: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là tổng hợp của nhiều kỹ năng sống quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lập kế hoạch,... Vì thế, muốn làm việc nhóm thành công, mỗi cá nhân trong nhóm cần chú trọng phát triển bản thân và tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta. Nhập môn về kỹ thuật 46
  8. Chương 3 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Tại sao làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với cán bộ kỹ thuật ? 2. Những kỹ năng cần thiết để nhóm hoạt động có hiệu quả? 3. Các giai đoạn phát triển của nhóm ? Nhập môn về kỹ thuật 47
  9. Chương 4 CHƢƠNG 4: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Là một sinh viên, kỹ sư, cử nhân, bác sĩ..hay một nhà quản lý, hàng ngày chúng ta phải tiếp cận và sử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và ngoài xã hội. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cần thiết trong học tập và làm việc bởi vì cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào. Chương này trình bày một số vấn đề cơ bản về giải quyết vấn đề trong kỹ thuật Mục tiêu của chương cung cấp giúp cho sinh viên: + Những khái niệm cơ bản về vấn đề và giải quyết vấn đề trong kỹ thuật. + Quy trình giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua sáu bước. + Một số kỹ thuật, công cụ và phương pháp cơ bản thường dùng để giải quyết vấn đề trong kỹ thuật. 4.1 Khái niệm 4.1.1 Vấn đề Một vấn đề là một tình huống, có số lượng hoặc không có số lượng, mà một cá nhân hoặc nhóm người được yêu cầu phải giải quyết. Vấn đề là một cơ hội để cải thiệ, sự khác biệt giữa trình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn, là kết quả của việc nhìn nhận một sự việc không hoàn thiện trong hiện tại và sự tin tưởng vào khả năng có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. 4.1.2 Phân loại vấn đề Phân loại theo độ khó giải quyết của vấn đề: + Vấn đề đơn giản + Vấn đề phức tạp Vấn đề đơn giản là vấn đề được xác định rõ ràng, nó có tính lặp đi lặp lại và có một nguyên nhân duy nhất, nguyên nhân này có những giải pháp có thể đánh giá được hoàn toàn về ảnh hưởng của nó đối với vấn đề. Vấn đề phức tạp là vấn đề không được xác định rõ ràng, có tính độc nhất, không bình thường hoặc mới lạ, có nhiều nguyên nhân gây ra. Nhập môn về kỹ thuật 48
  10. Chương 4 Phân loại theo dạng vấn đề: Vấn đề nghiên cứu Vấn đề kiến thức Vấn đề sai sót, lỗi Vấn đề toán học Vấn đề nguồn lực; tài chính Vấn đề xã hội Vấn đề thiết kế 4.2 Quy trình và các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề người kỹ sư cần thực hiện các bước sau đây 1. Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết 2. Xác định đúng những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó 3. Tìm ra được nhiều giải pháp thiết thực và khả thi để giải quyết vấn đề đó 4. Ra quyết định để lựa chọn một giải pháp phù hợp có thể giải quyết được vấn đề đặt ra. 5. Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong muốn. Để thực hiện các bước theo quy trình trên, người kỹ sư cần có các kỹ năng cần thiết bao gồm:  Kỹ năng phân tích: Dùng kỹ thuật logic để xác định vấn đề cần phải phân tích, xác định mục tiêu, xác định các mối quan hệ và chia nhỏ vấn đề ra từng phần.  Kỹ năng tổng hợp: Dùng phương pháp luận sáng tạo để phát triển các ý tưởng và đánh giá các ý tưởng bằng phân tích khi đã có đủ các ý tưởng.  Kỹ năng ra quyết định: Dùng kỹ thuật logic để so sánh các ý tưởng và lự chọn ý tưởng tốt nhất.  Kỹ năng khái quát hóa: Trừu tượng hóa các vấn đề cụ thể trọ giúp việc phân tích, tổng hợp và ra quyết định. 4.3 Giải quyết vấn đề sáng tạo Trong thực tế, người kỹ sư phải giải quyết nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Những vấn đề như thế yêu cầu phải giải quyết vấn đề sáng tạo. Giải quyết vấn Nhập môn về kỹ thuật 49
  11. Chương 4 đề sáng tạo là một phương pháp đã được chứng minh nhằm để tiếp cận một vấn đề hoặc một thử thách theo lối cách tân và sáng tạo. Alex Osborn và Sidney Parnes đã thực hiện nghiên cứu rộng rãi và đưa ra mô hình giải quyết vấn đề sáng tạo mang tên Osborn - Parnes gồm: 1. Tìm kiến mục tiêu. 2. Tìm kiếm dữ liệu. 3. Tìm kiếm vấn đề. 4. Tìm kiếm ý tưởng. 5. Đánh giá ý tưởng. 6. Thực hiện ý tưởng. 4.4. Kỹ thuật, công cụ và phƣơng pháp giải quyết vấn đề a) Tìm kiếm ý tưởng thường sử dụng một số công cụ sau * Ma trận (Matrix). * Thế giới song song song (Parallel Worlds). * Bản đồ tư duy (Mind Mapping). * Mô hình chồng lấp ước muốn/ nhu cầu/ mong muốn (Desires/Needs/Wants Overlap Model). * Bằng cách sử dụng công nghệ mới ? (How can I use new technology). b) Nhóm công cụ hiển thị và phân tích dữ liệu * Biểu đồ thanh và đồ thị dòng * Phân tích so sánh * Sơ đồ tập trung * Chi phí chất lượng * Tính toán DPMO * Phân tích lỗi * Năm câu hỏi tại sao * Biểu đồ tần suất * Biểu đồ Pareto * Biểu đồ hình tròn * Biểu đồ xu hướng, quá trình * Biểu đồ phân tán Nhập môn về kỹ thuật 50
  12. Chương 4 * Phân tích biểu đồ theo thời gian c) Nhóm công cụ, kỹ thuật ra quyết định * Nhu cầu và mong muốn * Kỹ thuật nhóm danh định * Bầu chọn và xếp hạng * Xếp hạng cưỡng bức * Phân tích tài chính * Cần quyết định d) Nhóm công cụ cải tiến chung * Phân tích kết quả và phương thức thất bại * Kiểm chứng sai sót e) Nhóm công cụ lập biểu đồ quá trình * Biểu đồ tiến trình * Sơ đồ giấy nâu * Sơ đồ quy trình làm việc * Bản đồ tình trạng hiện hành * Biểu đồ SIPOC f) Nhóm công cụ quản lý dự án * Phát biểu vấn đề * Bảng phân công công việc nhóm * Biên bản cuộc họp * Kế hoạch hoạt động * Biểu đồ PERT * Biểu đồ Gantt g) Nhóm công cụ, kỹ thuật thống kê * Biểu đồ kiểm soát * Phân tích ANOVA * Đo năng lực quá trình * Phân tích hồi quy * Phân tích đa biến * Quy hoạch thực nghiệm Nhập môn về kỹ thuật 51
  13. Chương 4 * Đánh giá độ tin cậy * Kiểm định ý nghĩa thống kê * DMAIC. h. Nhóm các biểu mẫu giải quyết vấn đề và danh sách kiểm tra * Phiếu giải quyết vấn đề 8D. * Phiếu giải quyết vấn đề DMAIC. * Phiếu phát biểu vấn đề. * Mẫu phân công công việc nhóm. * Mẫu biên bản cuộc họp. * Phiếu phân tích so sánh. * Bảng liệt kê hạng mục cần kiểm tra để ngăn ngừa tái diễn. Nhập môn về kỹ thuật 52
  14. Chương 4 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Vấn đề là gì ? Hãy phân loại vấn đề ? 2. Thế nào là giải quyết vấn đề? 3. Trình bày chung để giải quyết vấn đề? 4. Hãy nêu các nội dung của phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo ? Nhập môn về kỹ thuật 53
  15. Chương 5 CHƢƠNG 5: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Mục tiêu của chương cung cấp giúp cho sinh viên: + Nhận biết được bản chất của đạo đức và đạo đức nghề nghiệp + Phân biệt luật pháp và đạo đức; + Nhận biết các chuẩn mực và tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức nghề nghiệp kỹ sư. 5.1. Các khái niệm Kỹ sư được hiểu là người:  Tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật.  Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và kinh nghiệm nghề nghiệp.  Cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho khách hàng và thị trường.  Có tinh thần trách nhiệm, trung thực và có văn hóa.  Có bản lĩnh về chuyên môn, có lương tâm và có đạo đức nghề nghiệp Đạo đức là gì:  Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội  Những tiêu chuẩn ĐĐ được áp dụng cho các hành vi có kết quả hoặc có thể có kết quả rõ ràng trong cuộc sống của con người. Trách nhiệm xã hội của kỹ sư:  Mối liên kết chính nối giữa đạo đức và kỹ thuật xuất phát từ tác động của sản phẩm và quy trình được thiết kế cho xã hội.  Các kỹ sư phải suy nghĩ về thiết kế, chế tạo, và tiếp thị sản phẩm mang lại lợi ích cho xã hội. Nhập môn về kỹ thuật 54
  16. Chương 5  Trách nhiệm xã hội đòi hỏi phải có sự xem xét đến nhu cầu của xã hội khi thiết kế chế tạo sản phẩm hay quá trình. Đạo đức có một kết nối thứ hai với kỹ thuật: Đạo đức xuất phát từ trách nhiệm xã hội đặt những bổn phận và nghĩa vụ lên mỗi cá nhân chúng ta. Đạo đức phù hợp với kỹ thuật thông qua trách nhiệm nghề nghiệp. Chuẩn mực: được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm cho đùng, cái được công nhận lad đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội. Tiêu chuẩn: điều quy định làm căn cứ để đánh giá, phân loại. 5.2. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ sƣ 1/ Sống có lý tưởng: vì nước, vì dân, vì lợi ích XH. 2/ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 3/ Tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả trong học tập. Chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo. 4/ Trung thực, dũng cảm, tự trọng, trong sáng, giản dị: - Tham gia phòng, chống gian lận, tiêu cực trong học tập, thi cử: không coi cóp, không học hộ, thi hộ, làm bài hộ và ngược lại không nhờ người khác học, thi, làm bài hộ mình. - Số liệu và dữ liệu tính toán phải trung thực. - Tôn trọng bản quyền, không sao chép bài tập, tiểu luận, đồ án, bài thí nghiệm, đồ án tốt nghiệp… 5/ Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự. Kính trọng thầy, cô, cán bộ công nhân viên. Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè trong học tập, rèn luyện. 6/ Tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường. Tôn trọng kỷ luật, kỷ cương học tập - Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui chế của nhà trường, nơi cư trú: + Không vi phạm luật giao thông, luật môi trường…, Nhập môn về kỹ thuật 55
  17. Chương 5 + Có tính kỷ luật cao: không bỏ học, đi trễ, về sớm, làm việc riêng trong lớp học… - Không vi phạm tệ nạn XH: ma túy, cờ bạc, cá độ, rượu bia… 5.3. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cơ bản của kỹ sƣ • Trách nhiệm chung Khi thực hiện nhiệm vụ thì người kỹ sư có trách nhiệm cao nhất đối với lợi ích XH Người kỹ sư chỉ chứng nhận các bản thiết kế bảo đảm cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi, tài sản của cộng đồng trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật • Cảnh báo Nếu một phán xét chuyên môn của người kỹ sư bị bác bỏ mà dẫn tới sự nguy hại cho cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi hoặc tài sản của cộng đồng thì phải thông báo cho người sử dụng lao động (người chủ), đồng nghiệp và những ai có liên quan. • Trung thực trong công việc KS phải khách quan, trung thực trong các báo cáo NN, các phát biểu hay những kết quả thử nghiệm và phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm KS không đưa ra những ý kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến này không dựa trên nền tảng của các sự kiện và một kết quả đánh giá đáng tin cậy • Bổn phận tiết lộ thông tin rõ ràng KS sẽ không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ đã được vận động, được trả tiền để phát biểu, trừ khi họ xác định rõ ràng họ phát biểu với tư cách gì và công ty mà họ đại diện. • Luật “Bàn tay sạch” KS không tham gia làm ăn, không liên quan đến các cá nhân, tổ chức có hành vi bất hợp pháp Nhập môn về kỹ thuật 56
  18. Chương 5 • Trách nhiệm đối với luật pháp XH KS khi biết về bất kỳ vi phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn phù hợp và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề khi được yêu cầu. • Lĩnh vực chuyên môn KS chỉ nhận những nhiệm vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực được đào tạo hay có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế. KS chỉ xác nhận, ký tên vào các bản vẽ, các thiết kế khi họ nắm vững hoặc đã điều hành, giám sát trực tiếp. • Yêu cầu bảo mật KS không được tiết lộ những thông tin nghề nghiệp mà không có sự cho phép của người sử dụng lao động hay của khách hàng ngoại trừ có sự yêu cầu hay cho phép của pháp luật. Ví dụ KS Cơ khí sẽ không được nói những bí quyết công nghệ chế tạo sản phẩm mới của công ty nếu không được sự cho phép của NSDLĐ. • Va chạm về quyền lợi KS không được nhận những đặc quyền, đặc lợi như tài chính, vật chất …từ phía nhà thầu hay các tổ chức khác khi đang làm việc cho NSDLĐ hay khách hàng KS phải thông báo cho NSDLĐ hoặc khách hàng những va chạm có thể xảy ra về mặt quyền lợi hay những tình huống khác có thể ảnh hưởng đến phán xét chuyên môn hay chất lượng công việc của họ. Tham khảo tiêu chuẩn kỹ sƣ của một số ngành.  Tiêu chuẩn ĐĐNN theo Đăng bạ KS chuyên nghiệp và sự thừa nhận lẫn nhau của hội Địa kỹ thuật và nền móng công trình Việt Nam 1/ Trách nhiệm và tường minh trong các quyết định nghề nghiệp 2/ Hành nghề độc lập, thu nhập chính đáng từ những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp. Sống bằng nghề nghiệp Nhập môn về kỹ thuật 57
  19. Chương 5 3/ Không có quan hệ bất hợp pháp, vì lợi ích cá nhân, vụ lợi, tham nhũng với khách hàng chủ đầu tư và nhà thầu. Không nhận kinh phí bất minh 4/ Tôn trọng pháp luật và bảo vệ môi trường 5/ Đưa ra các quyết định vì sự phát triển bền vững 6/ Hành nghề vì lợi ích cộng đồng và hiệu quả của toàn xã hội 7/ Hành nghề vì các giá trị văn hóa, kỹ thuật và XH. Tôn trọng lợi ích của chủ đầu tư và khách hàng 8/ Hành nghề với lương tâm nghề nghiệp vì con người, tôn trọng con người, công bằng, dân chủ, văn minh và an toàn 9/ Có trách nhiệm giúp đỡ và đào tạo đồng nghiệp  Tiêu chuẩn ĐĐNN theo Quy tắc đạo đức của Hội kỹ sư cơ khí Mỹ - ASME Code 1/ KS phải giữ gìn sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi cộng đồng khi thực hiện nhiệm vụ 2/ KS chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình 3/ KS phải tiếp tục phát triển nghề nghiệp trong suốt sự nghiệp của mình và phải luôn tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên dưới quyền 4/ KS khi làm việc chuyên môn cho NSDLĐ hay khách hàng phải trung thành, tin cậy và tránh va chạm về quyền lợi 5/ KS phải xây dựng uy tín nghề nghiệp bằng kết quả công việc, không cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh với đồng nghiệp 4/ KS khi làm việc chuyên môn cho NSDLĐ hay khách hàng phải trung thành, tin cậy và tránh va chạm về quyền lợi 5/ KS phải xây dựng uy tín nghề nghiệp bằng kết quả công việc, không cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh với đồng nghiệp Nhập môn về kỹ thuật 58
  20. Chương 5 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Bạn là kỹ sư mới về làm việc tại công ty. Bạn nhận thấy các công nhân khi làm việc đã bỏ qua một số biện pháp an toàn trên máy dập và máy ép. Theo các công nhân thì thao tác đầy đủ các biện pháp an toàn sẽ giảm năng suất, tốn chi phí, không hiệu quả về kinh tế. Quy trình vận hành họ đang làm vẫn bảo đảm an toàn. Bạn có ngay lập tức yêu cầu công nhân thực hiện đúng quy trình chuẩn hay bạn im lặng để công nhân làm như cũ hay bạn báo cáo với quản đốc? Xét về đạo đức nghề nghiệp bạn có thể để công nhân làm việc như vậy không? Bạn sẽ xử lý như thế nào? 2. Bạn và Toàn – một đồng nghiệp đang cùng nhau thực hiện dự án thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho một nhà máy công nghiệp. Toàn chịu trách nhiệm xử lý nước thải rồi thải ra sông vùng lân cận. Bạn nhận thấy Toàn thường chấp nhận mức độ các hóa chất độc hại cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Bạn nói với Toàn về điều này nhưng Toàn bảo rằng mức độ vượt quá không cao nên không có vấn đề nghiêm trọng về an toàn và đạo đức. Vì vậy không cần thiết phải đầu tư thêm nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để hoàn thiện dự án. Nhập môn về kỹ thuật 59
nguon tai.lieu . vn