Xem mẫu

Chương 2. THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY
DỮ LIỆU
Lê Phương
Bộ môn Toán kinh tế
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Homepage: http://docgate.com/phuongle

Nội dung

1 Thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu
Điều tra thống kê
2 Phân tổ thống kê

Khái niệm
Tiến hành phân tổ thống kê
3 Trình bày dữ liệu định lượng

Bảng phân phối
Đồ thị và biểu đồ

Nguồn dữ liệu

Vấn đề đầu tiên của công việc thu thập dữ liệu là xác định rõ những
dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này.

Nguồn dữ liệu
• Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, đó

chính là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý từ các cơ quan
như: tổng cục thống kê, cơ quan chính phủ, tạp chí chuyên
ngành, báo cáo tài chính...
• Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng

nghiên cứu, để thu thập dữ liệu sơ cấp người ta tổ chức các cuộc
điều tra thống kê.

Điều tra thống kê
Các loại điều tra thống kê
Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập tài liệu:
1 Điều tra thường xuyên.
2

Điều tra không thường xuyên.

Căn cứ vào phạm vi đối tượng điều tra:
1

Điều tra toàn bộ.

2

Điều tra không toàn bộ:
1
2
3

Điều tra chọn mẫu.
Điều tra trọng điểm.
Điều tra chuyên đề.

Các phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu
1

Thu thập trực tiếp: quan sát, phỏng vấn trực tiếp.

2

Thu thập gián tiếp: nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua trao
đổi bằng điện thoại hoặc thư gửi qua bưu điện với đơn vị điều tra.

Phân tổ thống kê

Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó,
tiến hành sắp xếp các đơn vị quan sát của hiện tượng nghiên cứu vào
các tổ có tính chất khác nhau nhưng các đơn vị trong cùng một tổ sẽ
có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.

Tần số và tần suất
Số đơn vị của từng tổ fi được gọi là tần số của tổ đó.
Tỉ lệ của số đơn vị của tổ và số đơn vị của tổng thể (fi /n) được gọi là
tần suất của tổ đó.

nguon tai.lieu . vn