Xem mẫu

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

0

BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Nội dung




Điều tra thống kê.
Tổng hợp thống kê.
Phân tích và dự đoán thống kê.

Mục tiêu






Thời lượng học


10 tiết

Hướng dẫn học








v1.0

Giúp học viên nắm được những vấn đề
chung nhất về điều tra thống kê.
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn tổng hợp thống kê và tập trung đi
sâu vào phương pháp tổng hợp số liệu
thống kê đã có.
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn phân tích và dự đoán thống kê.

Đọc tài liệu và trao đổi lại với giáo viên
và các học viên khác về những nội dung
còn chưa nắm rõ.
Tìm đọc phương án điều tra của một số
cuộc điều tra lớn để hiểu rõ hơn bài học.
Có thể tự xây dựng một phương án điều
tra thống kê nhằm thu thập thông tin về
một vấn đề mà mình quan tâm.
Làm bài tập phần phân tổ thống kê.

15

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Hàm lượng canxi trong sữa
Thời gian qua, trên thị trường sữa Việt Nam xôn xao thông
tin dư luận về sự kiện hàm lượng canxi của hãng sữa Mead
Johnson cao hơn mức công bố. Điều này ít nhiều đã ảnh
hưởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng. Bạn,
với vai trò là một nhân viên làm công tác thống kê của hãng
được yêu cầu phải đánh giá tình hình thị trường sữa ở Việt
Nam trước và sau sự việc này.

Câu hỏi
1. Bạn quyết định thực hiện một nghiên cứu thống kê để trên cơ sở đó viết báo cáo đánh giá.
Vậy bạn sẽ thực hiện nghiên cứu đó như thế nào?
2. Bài học này sẽ giúp bạn tìm hiểu một quá trình nghiên cứu thống kê bao gồm những giai
đoạn nào và nội dung cụ thể của từng giai đoạn đó.

16

v1.0

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

Bài học sẽ tập trung đi sâu vào nội dung cơ bản của 3 giai đoạn chủ yếu trong quá trình nghiên
cứu thống kê: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê và phân tích thống kê.
2.1.

Điều tra thống kê

2.1.1.

Khái niệm chung về điều tra thống kê

2.1.1.1. Khái niệm

Điều tra thống kê là việc tổ chức thu thập tài liệu về
các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội một cách
khoa học, theo một kế hoạch thống nhất nhằm phục vụ
cho quá trình nghiên cứu thống kê.
Ví dụ: Để nghiên cứu về tình hình thị trường sữa ở
Việt Nam trước và sau sự kiện hàm lượng canxi của
hãng Mead Johnson, bước đầu, bạn sẽ phải tổ chức
điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chủng
loại sữa đang được bán trên thị trường, giá cả, doanh
số, thị phần...
Từ khái niệm về điều tra thống kê ở trên ta thấy, điều tra không phải tuỳ tiện mà phải
được thực hiện một cách khoa học và có tổ chức, nghĩa là phải xác định cụ thể trình tự
các công việc cần tiến hành theo mốc thời gian qui định và phải bố trí công việc hợp
lý. Ngoài ra, việc thực hiện theo một kế hoạch thống nhất tức là phải thực hiện theo
yêu cầu chung quy định trước cuộc điều tra như thống nhất về đối tượng, phạm vi,
thời gian, nội dung thu thập...
Một cuộc điều tra thống kê được tổ chức khoa học, thống nhất chắc chắn sẽ thu thập
được nhiều số liệu thống kê có chất lượng cao và có mối liên hệ tốt làm cơ sở cho quá
trình phân tích thống kê.
2.1.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu về hiện tượng
nghiên cứu thu thập trong giai đoạn này nhằm phục vụ cho giai đoạn phân tích và tổng
hợp thống kê. Không có tài liệu thì không thể có nghiên cứu thống kê. Chất lượng của
tài liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sau này.
Để đảm bảo chất lượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, điều tra thống kê phải đáp
ứng một số yêu cầu nhất định.
2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê

Tài liệu của điều tra thống kê phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản sau:
 Chính xác: Tài liệu phải được thu thập chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình
hình thực tế của hiện tượng.
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, là cơ sở để phân tích, tính toán nhằm rút ra kết luận
đúng đắn về hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, độ chính xác trong thống kê không
mang ý nghĩa tuyệt đối như trong kế toán. Do thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn
nên chắc chắn sẽ có sai lệch. Độ sai lệch cho phép trong thống kê là ± 5%.

v1.0

17

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

 Kịp thời: Tài liệu phải được thu thập kịp thời, tức là theo đúng thời hạn qui định.
Bên cạnh đó, tính kịp thời còn thể hiện ở chỗ tài liệu phải được cung cấp đúng lúc
khi người sử dụng cần.
Tại sao phải kịp thời? Như bài 1 đã trình bày, mặt lượng của hiện tượng thường
xuyên thay đổi, nếu không thu thập kịp thời, nó sẽ thay đổi; khi đó không phản ánh
đúng hiện tượng được nữa. Ngoài ra còn có một ý nghĩa thực tiễn khác là kịp thời
để còn có chính sách phù hợp.
Ví dụ: Khi có thiên tai, lũ lụt,... phải kịp thời thống kê được thiệt hại cả về người
và của để có chính sách cứu trợ hợp lý.
 Đầy đủ: Tài liệu phải được thu thập đầy đủ trên 2 phương diện:
o Về nội dung: phải theo đúng nội dung như trong kế hoạch và phương án điều tra.
o Về số đơn vị điều tra: đảm bảo số lượng đơn vị theo yêu cầu.
Ví dụ: Trong điều tra toàn bộ thì toàn bộ các đơn vị phải được điều tra. Còn trong
điều tra chọn mẫu thì phải chọn mẫu đủ lớn và đảm bảo tính đại diện.
Hàng năm, người ta tiến hành hàng trăm các cuộc điều tra khác nhau. Có cuộc điều tra
do ngành thống kê tổ chức nhưng cũng có cuộc điều tra do các ngành khác tổ chức.
Vậy có những loại điều tra nào trong thực tế?
2.1.2.

Các loại điều tra thống kê

2.1.2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

Nếu căn cứ vào tính liên tục của việc ghi chép tài liệu
ban đầu, điều tra thống kê được chia thành hai loại:
 Điều tra thường xuyên: là việc thu thập tài liệu
được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn liền với
quá trình biến động của hiện tượng qua thời gian.
Ví dụ: doanh số ngày bán hàng, ghi chép tình hình
xuất nhập kho, khai sinh khai tử...
 Điều tra không thường xuyên: là việc tiến hành
thu thập và ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng
không gắn với quá trình biến động của hiện tượng
mà khi thấy cần thiết mới tiến hành thu thập tại một
thời điểm hay một thời kỳ nào đó.
Thế nào là cần thiết? Điều này xuất phát từ yêu cầu quản lý kinh tế và xây dựng
các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và khi có những hiện tượng
xảy ra bất thường như thiên tai, địch họa... thì phải tổ chức điều tra.
Ví dụ: Khi thấy sự việc hàm lượng canxi ở sữa không như công bố có thể ảnh
hưởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng Mead Johnson, thì hãng quyết
định tổ chức điều tra về thị trường sữa nhằm có những quyết định phù hợp trong
quản lý sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ

Nếu căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, người ta chia điều tra
thống kê thành:
18

v1.0

Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

 Điều tra toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu trên
tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009.
o

o

Ưu điểm: Cung cấp tài liệu đầy đủ nhất về từng
đơn vị tổng thể, cho biết được quy mô tổng thể.
Hạn chế: Chi phí lớn, thời gian dài, chất lượng
tài liệu thu được không cao do phạm vi rộng,
chỉ điều tra được những nội dung cơ bản, không
đi sâu vào chi tiết, đặc biệt có nhiều trường hợp
không thể tiến hành điều tra toàn bộ (vì là tổng thể tiềm ẩn hay tổng thể bộc lộ
nhưng việc điều tra gắn liền với việc phá huỷ đơn vị điều tra) hoặc không cần
thiết để điều tra toàn bộ (vì tổng thể là lớn và các đơn vị trong tổng thể không
khác nhau nhiều).

Ví dụ: Điều tra chất lượng sản phẩm đồ hộp, điều tra tuổi thọ bóng đèn, điều tra
trọng lượng hành khách đi đường hàng không...
Chính vì những nhược điểm trên mà hình thức điều tra này không phổ biến. Trên
thực tế người ta thường sử dụng điều tra không toàn bộ.
 Điều tra không toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu trên một bộ phận các đơn vị
của hiện tượng nghiên cứu.
o

o

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian, chất lượng tài liệu thu được cao với
nhiều nội dung chi tiết, ứng dụng rộng rãi hơn trên các tổng thể, các lĩnh vực.
Nhược điểm: Không cung cấp tài liệu chi tiết, đầy đủ về từng đơn vị tổng thể;
không biết được quy mô tổng thể; không tránh khỏi những sai số khi nhìn nhận
tổng thể chung trên cơ sở kết quả điều tra không toàn bộ.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà cách chọn đơn vị điều tra khác nhau, dẫn
đến có các loại điều tra không toàn bộ khác nhau. Thông thường, có 3 loại điều
tra không toàn bộ, gồm:
 Điều tra chọn mẫu: chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nhất định
được chọn ra từ tổng thể chung. Các đơn vị này được chọn theo những qui
tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu và kết quả của điều tra chọn mẫu
được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.
Ví dụ: Điều tra mức sống hộ gia đình, điều tra năng suất, diện tích, sản
lượng cây trồng trong nông nghiệp, điều tra thị trường sữa trẻ em...
Đây là hình thức điều tra phổ biến nhất trong thực tế và rất phù hợp với các
tổng thể tiềm ẩn.
 Điều tra trọng điểm: người ta tiến hành điều tra trên một bộ phận quan
trọng nhất, chủ yếu nhất của hiện tượng nghiên cứu.
Khác với điều tra chọn mẫu, kết quả của điều tra trọng điểm không dùng để
suy rộng cho tổng thể chung mà chỉ giúp chúng ta biết được tình hình cơ
bản của hiện tượng.
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình vận tải hàng không ở Việt Nam, chỉ điều tra
trên 2 sân bay lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

v1.0

19

nguon tai.lieu . vn