Xem mẫu

Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC (Dùng cho sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện) Lƣu hành nội bộ Tập thể biên soạn: 1. GV. Trần Nguyễn Duy Trung 2. GV. Đỗ Thúy Hằng Thái Nguyên, 2014 1 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC Chƣơng 1: Nguyên lý thị giác 1.1. Tổng quan về Nguyên lý thị giác 1.1.1. Khái niệm nguyên lý thị giác Trong 5 giác quan của con người ―Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác‖. Có thể nói thị giác chiếm tới 80% cảm thụ thế giới vật chất. Chính vì vậy việc hiểu rõ những khía cạnh của cảm thụ thị giác là cơ sở rất quan trọng để đánh giá. Nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc… Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn. Những bộ phận khác nhau cấu thành thị giác được xem như là một tổng thể hệ thị giác và được tập trung nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, khoa học nhận thức, khoa học thần kinh và sinh học phân tử. Nguyên lý là tổng hợp từ các nguyên nhân đã được nghiên cứu, về một đề tài, một sự kiện, một vận hành, một động cơ, một hệ thống, v.v...Có chứng minh giải trình theo kiến thức tổng hợp, phơi bày rõ hệ thống hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Là một bộ môn nghệ thuật thị giác, hội họa luôn đòi hỏi thỏa mãn những đòi hỏi của con mắt. Đó là những đòi hỏi sự thuận mắt, như là sự hài hòa, thăng bằng, nhưng con mắt cũng mau chán, muốn tìm đến nhũng cái mới, cái lạ. Tổng kết từ kinh nghiệm, những người làm nghiên cứu mỹ thuật đã xây dựng nên những quy luật về sự cân đối, quy luật nhịp điệu. Người sáng tác thực hiện việc sắp xếp các yếu tố tạo hình trên mặt phảng luôn hướng đến sự hài hòa, thuận mắt bằng các cách thức riêng, mới, tưởng chừng như không tuân theo một quy luật nào cả. Như vậy, nguyên lý thị giác là sự nhận dạng những hiện tượng cảm nhận (nhìn) của mắt, chịu ảnh hưởng tâm lý (thị giác), phản ánh lại trong nhận thức con người về mọi vật xung quanh một cách tương đối, với nội dung thẩm mỹ (trong lĩnh vực đề cập - Mthuật). Sự nhận ra những tính chất cảm nhận của thị giác có tính quy luật được gọi là nguyên lý thị giác. 1.1.2. Vai trò của nguyên lý thị giác Nguyên lý thị giác là nền tảng gốc rễ của mỹ học, mọi khuynh hướng cảm thụ dù thay đổi liên tục theo chiều dài lịch sử, nhưng vẫn phải đặt nền trên ``nguyên lý thị giác``, ngược lại nguyên lý thị giác là quy luật khách quan với mọi khuynh hướng, xu thế, thời trang, và cả phong cách. Nó làm công cụ hữu hiệu cho nghệ thuật tạo hình nói chung và tất cả các môn trong phạm vi mỹ học. Và thậm chí đối với các sản phẩm đề cao công năng, cũng phải ít nhiều liện hệ với nó. 1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý thị giác trong nghệ thuật tạo hình. Trong sáng tác hội họa, nghệ thuật tạo hình tâm lý thị giác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Hình ảnh Khoảng cách Nhìn bao quát, nhìn tập trung Ảo giác Thói quen thị giác 2 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Nếu óc quan sát chính là yếu tố ban đầu giúp người họa sĩ tìm ý tưởng cho việc hình thành tác phẩm. Các họa sĩ thường diễn đạt nhận thức thị giác trong tác phẩm một cách sống động, hiện thực. Cũng có khi tác phẩm được nâng cao hơn hiện thực, hoặc tưởng tượng, diễn tả theo một cách nhìn dữ dội, khác biệt. Kinh nghiệm quan sát và cách nhìn tinh tế góp phần phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật qua đó tác động trở lại làm cho quá trình thị giác của người họa sĩ càng trở nên sắc bén và hiệu quả hơn. Thì sự nhìn, cái mà phần lớn chúng ta nhìn thấy đã được lưu lại trong bộ nhớ của não. Mắt là cơ quan nhìn nhận ngoại biên có khả năng thu nhận những thông tin mang tính thị giác như: hình dáng, kích thước, màu sắc và các chiều không gian. Khi mắt nhìn cảnh vật, hệ thần kinh dẫn các thông tin tới trung tâm não, tại đây có sự so sánh cực nhanh với tất cả những thông tin mà bộ nhớ của nóo đó ghi nhận để giải thích và hệ thống hóa các thông tin mới nhận được. Truyền đạt thị giác cần sử dụng ngôn ngữ có hiệu lực về những dữ liệu phục vụ thị giác, nó được hệ thống hóa và có dấu hiệu như tất cả các ngôn ngữ khác: Hình dáng, không gian, đường nét, màu sắc, ánh sáng, đậm nhạt.... là những dấu hiệu mà hầu hết các nghệ sĩ sử dụng để diễn đạt trong tác phẩm. Sự diễn đạt, miêu tả xuất phát từ nhận thức tác động tới kinh nghiệm quan sát thực tế. Chính quan sát thực tế làm nên thói quen của thị giác và mang lại cho chúng ta nhận biết về các luật nhìn trong không gian và trong tác phẩm. Khi nhìn bất cứ cái gì tức là chúng ta đã tác động tới những kích thích thị giác và tạo ra những hình ảnh chủ quan. Mọi người không phải ai cũng có cùng một cảm nhận, cùng một khả năng đánh giá khi nhìn thấy một đồ vật hoặc một hình tượng. Nhiều nhà bác học đã khám phá ra trí não con người có xu hướng theo đuổi những ―Quy tắc‖ chính xác khi trí não đã hình thành một hình ảnh.  Hình ảnh Ánh sáng tác động vào bề mặt các vật thể, gây ra những hiệu quả về độ chói và màu sắc là những thứ mắt ta có thể cảm thụ được. Thông qua những hiệu quả đó, ta nhận thức được một số thuộc tính của vật thể như; hình dáng, khối lượng, chất liệu, màu sắc riêng và vị trí của vật trong không gian đó là những ảnh thị giác, cũng gọi là hình ảnh. Muốn nhìn thấy hình ảnh phải đồng thời có ba điều kiện; ánh sáng, vật thể và sự nhìn. Không đủ ba điều kiện đó thì hình ảnh sẽ không xuất hiện như các trường hợp: - Nhìn trong đêm tối. - Nhìn giữa ban ngày nhưng vật bị che khuất hoặc vắng bóng. - Vật nằm giữa ánh sáng nhưng người nhìn không sử dụng thị giác. Hình ảnh chỉ là những hiện tượng được ghi nhận bằng thụ cảm thị giác và chỉ phản ánh được bề ngoài của thực tế khách quan một cách phiến diện đôi khi sai lệch nhưng vẫn đủ để tin cậy. Những điều mắt thấy tai nghe bao giờ cũng được coi là bằng chứng về một sự kiện có thật. Cũng do tính chất phiến diện ấy, ta mới có ý niệm về hình thể, nhõn đó sáng tạo ra một phương tiện diễn đạt đơn giản nhất, đó là đường nét, một yếu tố vốn không có trong thực tế. Hình thể bao gồm hình và thể. Hình được quy định trong một đường viền khép kín, vốn là đường ranh giới giữa phần nhìn thấy được và phần bị che khuất của vật, giúp ta phân biệt giữa nền và vật này với vật khác. Thể là bản chất của vật, có thể nhân biết nhờ sự phản 3 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện ứng của nó với ánh sáng. Có những hình vô thể như các nét vẽ kỉ hà trên mặt giấy chẳng hạn. Có những thể vô hình như hơi, khớ. Cú những thể mà hình không ổn định như nước, khúi… Vậy hình thể là ảnh của một đối tượng đang có mặt trong không gian và trực tiếp tác động vào thị giác. Do tính chất sai lệch, hình ảnh không bao giờ phản ánh đúng kích thước và hình dáng thật của vật thể. Ví dụ: Miệng lọ có hình tròn lại có dạng elip, mặt bàn hình chữ nhật lại có dạng hình thang hay một tứ giác không đều… hình dáng và kích thước của mọi vật đều bị sai lệch như vậy khi ta đứng gần lại hay xa dần vật thể. Khi vật đang chuyển động thì hình ảnh còn bị hoen nhòe và biến dạng nhiều hơn, đi đến méo mó tùy theo chất của chuyển động. Như vậy là ở trạng thái tĩnh hay động, hình ảnh nào cũng đều thiếu hoàn chỉnh và không phản ánh đầy đủ thực chất của sự vật, nhưng sự xuất hiện hình ảnh đối với thị giác vẫn mang tính quy luật: với một vật như thế, điều kiện nhìn như thế, hình ảnh tất phải hiện ra như thế và ai cũng thấy thế. Nhờ đó ta nhận định về sự vật vẫn đúng. Do những đặc điểm nói trên, việc truyền đạt không gian lên mặt phẳng mới thực hiện được. Một elip được trình bày trên mặt phẳng làm ta liên tưởng đến hình tròn trong không gian. Cũng vậy hai đường thẳng gặp nhau có thể gợi cảm nghĩ về sự song song, bởi vì đấy là hiện tượng rất quen mắt trong thực tế. Hình ảnh có hai trường hợp: vật nổi và hình nổi. Vật nổi: Là một khối có vị trí trong không gian. Có hai nguyên nhân gây nên hiệu quả nổi: - Sự chồng hai kết quả ghi nhận tương đối khác nhau của hai mắt trước cùng một đối tượng (Trường hợp nhìn bằng hai mắt) - Sự ảnh hưởng không đồng đều của ánh sáng vào các diện khác nhau trên bề mặt của vật (Trường hợp nhìn bằng một mắt hay nhìn bằng hai mắt khi vật ở xa). Nhờ đấy, có thể nhận thức được vật nổi từ một điểm nhìn hay hai điểm nhìn. Trường hợp thứ hai hình nổi: Là sự biểu hiện vật nổi trên mặt phẳng mà vẫn cho cảm giác gần đúng như khi nhìn trực tiếp vào vật thể. Hình ảnh biểu hiện đó goị là hình nổi. Những điều ta thấy ở sự vật và những điều ta hiểu về nó tuy khác nhau rất xa nhưng nếu kết hợp được cả hai ta sẽ tạo được trên mặt phẳng những hình ảnh sinh động. Khoảng cách. Muốn có hình ảnh của vật thể, ta phải tạo ra giữa mắt và vật một khoảng cách. Không có khoảng cách đó, hay khoảng cách không thoảng đáng, vật sẽ bưng lấy mắt không cho thấy gì hết, hoặc chỉ thấy một hình ảnh méo mó, không đủ tin cậy. Cũng do khoảng cách, ta nhận định được vị trí của vật trong không gian cũng như quan hệ giữa vật nọ với vật kia. Vật ở gần có khoảng cách nhỏ, ở xa có khoảng cách lớn hơn. Những khoảng cách lớn nhỏ ấy làm cho hình ảnh của vật bị co giãn, khi gần hơn thì lớn, khi xa hơn thì nhỏ đi, nhưng dù co giãn thế nào kích thước của hình ảnh cũng không đúng như kích thước thực tế của vật, và nói chung là nhỏ hơn. Vì vậy ta luôn phải đánh giá các kích thước đó bằng cách ước lượng. Dường như tỉ lệ co giãn của kích thước bao giờ cũng 4 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Bài giảng Nguyên lý thị giác – Ngành Truyền thông Đa phương tiện tương ứng với khoảng cách, cho nên khi được biết khoảng cách ta có thể suy ra trạng thái của vật, và ngược lại tất nhiên đây chỉ là kích thước ước lượng. Vậy dựa vào đâu mà sự ước lượng có thể đạt tới mức gần như chính xác. Có thể kể ra nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhưng chỗ dựa chủ yếu vẫn là sự so sánh. Khi nhìn sự vật, dù muốn hay không, ta vẫn luôn vận dụng hai cách so sánh: Tương đối và tuyệt đối. - So sánh tương đối là dựa vào các tương quan về kích thước, màu sắc, độ đậm nhạt.v.v…giữa vật này với vật kia, hoặc giữa một vật với các vật xung quanh để đánh giá khối lượng hay mức độ xa gần của các vật thể. - So sánh tuyệt đối là dựa vào những vật mà ta đã biết rõ để đánh giá các vật khác cùng loại sau khi nhận dạng được. Đối với hội họa lối so sánh này càng có ý nghĩa, bởi vì đấy là một gợi ý rất hay cho việc thể hiện chiều thứ ba của không gian trên mặt phẳng bằng cách so sánh và đối chiếu, ta đã dễ dàng đưa vào tranh các khoảng cách theo chiều rộng, chiều cao và sự giảm dần khối lượng để làm tăng chiều sâu nên kết hợp với giảm dần sắc độ bao giờ cũng có ý vị hơn. Nhìn bao quát và nhìn tập trung Sự nhạy bén của thị giác giúp ta nắm bắt sự vật rất nhanh, nên chỉ trong khoảnh khắc, mắt ta có thể thu được một lượng hình ảnh khá lớn. Tuy nhiên trong cùng một lúc ta không thể hiểu ngay tất cả mà cần có một khoảng thời gian vừa đủ để nhận định, phân tích, sắp xếp và ghi nhớ, rồi mới truyền đạt lại được. Ví dụ: Khi nhìn vào một trang sách cho thấy ngay các dòng chữ, nhưng muốn biết nội dung của trang sách đó, ta phải đọc lần lượt từng chữ từng dòng theo đúng trình tự từ trên xuống dưới. Nhìn cảnh vật tuy không giống như đọc sách, nhưng cũng phải có trình tự thì nhận thức mới đầy đủ và màu sắc. Thật vậy, có rất nhiều trường hợp người ta chỉ trông chứ không nhìn, hoặc chỉ thấy chứ không hiểu, dẫn tới kết quả nhìn sai và không truyền đạt đúng. Vì vậy cảm thụ thị giác cũng được chia thành các cấp độ: Trông, nhìn, ngắm, quan sát.v.v… Vì vậy khi nói đến nhìn đúng hay biết nhìn là nói đến phẩm chất ghi nhận của người quan sát trước đối tượng. Để có kết quả đúng về đối tượng chúng ta cần kết hợp cân đối hai quá trình của sự nhìn là:Nhỡn bao quát và nhìn tập trung. - Nhìn bao quát là khả năng nghi nhận một lúc nhiều hình ảnh, nhưng không phải từng thứ riêng rẽ, mà từng ấy thứ không tách rời nhau, đồng thời cùng lọt vào mắt ta, chỉ giây lát cũng đủ để ghi nhận tất cả. Khả năng này tạo thuận lợi cho việc nhận xét, dựng hình, bố cục.v.v… và nâng cao trí tưởng tượng, giúp ta hình dung được một tác phẩm còn nằm trong dự kiến. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đú thỡ không đi được vào chiều sâu của sự vật và không tránh khỏi tình trạng sơ lược, dễ dãi trong sáng tác. Vì thế phải kết hợp với nhìn tập trung. - Nhìn tập trung là khả năng phát hiện các chi tiết chủ yếu trong số các chi tiết hợp thành một tổng thể và duy trì được sự chú ý vào đấy để tiếp tục phát hiện thêm những điều mới. Ví dụ: Người câu cá bên ao sen, thì sự tập trung ở đây không phải là những cánh sen hay lá sen mà đó chỉ là những mảng hồng hay mảng màu xanh. Mà sự tập trung ở đây chính là chiếc phao câu. 5 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn