Xem mẫu

  1. Chương 6: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6.1 Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Quá trình kinh doanh diễn ra ở các doanh nghiệp chính là quá trình sử dụng tài sản xủa đơn vị nhằm đạt được lợi nhuận. Hay nói cách khác, quá trình kinh doanh được thực hiện thông qua sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp. Sự vận động của tài sản phụ thuộc vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, chức năng của doanh nghiệp sản xuất là mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, trong doanh nghiệp sản xuất tài sản vận động qua 3 quá trình: Cung cấp(mua hàng), sản xuất và tiêu thụ (bán hàng). 6.1.2 Nhiệm vụ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra, kế toán vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, đo lường, tính toán, ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh, sau đó xử lý tổng hợp cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: + Sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn. + Chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành. + Doanh thu bán hàng, lãi, lỗ. - Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở doanh nghiệp, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng bộ phận, từng nhân viên, cán bộ kế toán. - Vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, áp dụng hình thức sổ kế toán phù hợp. - Từng bước trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại vào công tác kế toán của doanh nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kế toán. - Quy định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban bộ phận. - Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. 6.2 Kế toán quá trình mua hàng Quá trình mua hàng là quá trình chuẩn bị sản xuất, kinh doanh với việc mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá để tiến hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh theo phương án kinh doanh đã chọn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn. - Phản ảnh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng và chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả,.... - 69 -
  2. - Phản ảnh trung thực tình hình cung cấp về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất,... - Tính toán đầy đủ, trung thực kịp thời giá thực tế của tùng đối tượng mua vào, đồng thời giám sát tình hình cung cấp cả về mặt giá cả, chi phí, thời gian,... 6.2.1 Tài khoản Kế toán quá trình mua hàng sử dụng một số tài khoản kế toán sau: 111 (Tiền mặt), 112 (Tiền gửi ngân hàng), 133 (Thuế GTGT được khấu trừ), 141 (Tạm ứng), 151 (Hàng đang đi đường), 152 (Nguyên liệu, vật liệu), 153 (Công cụ dụng cụ), 156 (Hàng hóa), 331 (Phải trả người bán),... - Tài khoản 152 (Nguyên liệu, vật liệu) + Công dụng: tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu hiện có ở đơn vị theo giá thực tế. + Nội dung và kết cấu: Nợ TK 152 Có SDĐK: Trị giá NL,VL còn đầu kỳ SPS: Trị giá nguyên liệu, vật SPS: trị giá nguyên liệu, liệu nhập kho trong kỳ vật liệu xuất kho trong kỳ SDCK: Trị giá nguyên liệu, vật liệu hiện có cuối kỳ - Tài khoản 153: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ của các loại công cụ, dụng cụ theo giá thực tế. Tài khoản công cụ, dụng cụ có kết cấu tương tự như tài khoản 152. - Tài khoản 156 (hàng hoá) + Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của hàng hoá của doanh nghiệp theo giá thực tế. + Nội dung và kết cấu tương tự tài khoản 152. - Tài khoản 151 (Hàng mua đi đường): + Công dụng: Dùng để theo dõi toàn bộ các loại vật tư, hàng hoá mà đơn vị đã mua đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng cuối kỳ hàng vẫn chưa về nhập kho. + Nội dung và kết cấu: - 70 -
  3. Nợ TK151 Có SDDK: Trị giá hàng đi đường đầu kỳ SPS: Trị giá hàng đi đường tăng SPS: Trị giá hàng đi đường kỳ trước thêm trong kỳ đã kiểm nhận nhập kho kỳ này. SDCK: Trị giá hàng đi đường cuối kỳ - Tài khoản 331 (Phải trả cho người bán) + Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ các khoản thanh toán cho người bán, người cung cấp dịch vụ. + Nội dung và kết cấu: Nợ TK 331 Có SDĐK: Số tiền ứng trước SDĐK: Số tiền phải trả cho người bán có đầu kỳ cho người bán có đầu kỳ SPS: SPS: - Số tiền đã trả cho - Số tiền phải trả cho người bán trong kỳ người bán tăng trong kỳ - Số tiền ứng trước - Trị giá hh đã nhận từ cho người bán trong kỳ số tiền ứng trước SDCK: Số tiền ứng trước SDCK: Số tiền phải trả Cho người bán còn cuối kỳ cho người bán còn cuối kỳ 6.2.2 Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ hoặc hàng hóa nhập kho để sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ, căn cứ vào chứng từ (Hóa đơn, phiếu nhập kho) kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112: Nếu thanh toán tiền (Tổng giá thanh toán) Có TK 141: Nếu thanh toán bằng tiền tạm ứng cho nhân viên mua hàng Có TK 331: Nếu chưa thanh toán cho người bán - Căn cứ vào chứng từ phản ảnh chi phí mua (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ,...): Nợ TK 152, 153, 156: Giá dịch vụ chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112: Nếu thanh toán tiền (Tổng giá thanh toán) - 71 -
  4. Có TK 141: Nếu thanh toán bằng tiền tạm ứng cho nhân viên mua hàng Có TK 331: Nếu chưa thanh toán cho người cung cấp dịch vụ - Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ hoặc hàng hóa nhập kho để sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ (Hóa đơn, phiếu nhập kho) kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá thanh toán Có TK 111, 112, 141, 331: Giá thanh toán - Trường hợp hàng đã mua đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị, nhưng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 151: Giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 331: Tổng giá thanh toán - Khi hàng mua đi đường về nhập kho kỳ này, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua chưa thuế Có TK 151: Giá mua chưa thuế SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TK KẾ TOÁN CỦA QUÁ TRÌNH MUA HÀNG TK 111, 112, 141 TK152, 153, 156 Mua vật tư, hàng hóa đã trả tiền (kể cả chi phí liên quan) TK133 Thuế GTGT được khấu trừ TK 331 Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán Trả nợ người bán TK 151 Nhập kho hàng đi đường kỳ trước Hàng mua đang đi đường - 72 -
  5. Ví dụ: Có tình hình mua và nhập kho vật liệu, công cụ, dụng cụ tại một doanh nghiệp trong tháng 9/N như sau: 1. Mua vật liệu chính, chưa thanh toán tiền cho người bán, giá mua chưa có thuế: 100.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho. 2. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ số vật liêu trên đã chi trả bằng tiền mặt: 2.000.000 đồng (không có thuế GTGT). 3. Mua vật liệu phụ và công cụ, dụng cụ, giá mua chưa có thuế 60.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. trong đó, vật liệu phụ: 20.000.000 đồng, công cụ dụng cụ: 40.000.000 đồng, đã thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng, số hàng này vẫn chưa về nhập kho. 4. Dùng tiền mặt mua vật liệu phụ, giá mua chưa có thuế: 10.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho. Các nghiệp vụ trên được định khoản và phản ảnh như sau: ĐVT: Đồng 1. Nợ TK 152(chi tiết vật liệu chính): 100.000.000 Nợ TK 133: 10.000.000 Có TK 331: 110.000.000 2. Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu chính):2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 3. Nợ TK 151: 60.000.000 Nợ TK 133: 6.000.000 Có TK 112: 66.000.000 4. Nợ Tk 152 (chi tiết vật liêu phụ): 10.000.000 Nợ TK 133: 1.000.000 Có TK 111 11.000.000 Yêu cầu: Sinh viên phản ánh vào tài khoản chữ "T" các tài khoản có liên quan. 6.3 Kế toán quá trính sản xuất 6.3.1 Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình phát sinh các khoản chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Các hao phí tiêu hao trong quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí lao động, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ và các chi phí có liên quan khác.Gồm có 3 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, như: gỗ trong sản phẩm là bàn ghế gỗ, sợi trong vải, xi măng và sắt thép trong kết cấu bê tông.... - Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp - 73 -
  6. phải thực hiện như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn . Theo Quyết định 595/QĐ – BHXH ngày 14/4/2017: Bảo hiểm xã hội chiếm 17% trên tổng tiền lương, Bảo hiểm tai nạn lao động – nghề nghiệp: 0,5%, Bảo hiểm y tế chiếm 3% trên tổng tiền lương và Kinh phí công đoàn chiếm 2%, bảo hiểm thất nghiệp 1% trên tổng tiền lương. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của cơ quan chức năng cho từng thời kỳ cụ thể. - Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, như: tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị..... Để có hiệu quả trong quá trình sản xuất, kế toán quá trình sản xuất thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phản ảnh, kiểm tra, giám sát tình hình thực kế hoạch sản xuất về chủng loại, số lượng, chất lượng, đảm bảo sản xuất sản phẩm hữu ích đáp ứng nhu cầu xã hội. - Tính toán tổng hợp đầy đủ, trung thực kịp thời, các khoản chi phí chi ra trong sản xuất, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm. - Tính toán, xác định đúng đắn, kịp thời giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, thực hiện kiểm tra việc chấp hành kế hoạch giá thành sản phẩm. 6.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 6.3.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán quá trình sản xuất sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) + Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm,... + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ Nợ TK 621 Có SPS: Tập hợp chi phí SPS: Kết chuyển, phân bổ NL, VL dùng cho sản chi phí NL, VL trực tiếp vào xuất sản phẩm TK chi phí SXKD dở dang - Tài khoản 622 (chi phí nhân công trực tiếp) - 74 -
  7. + Công dụng: dùng để phản ảnh tiền lượng và phụ cấp lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, dịch vụ cùng các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,.... + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Nợ TK 622 Có SPS: Tập hợp chi phí nhân SPS: Kết chuyển, phân bổ chi công trực tiếp sản xuất sản phí nhân công trục tiếp trực tiếp phẩm vào TK chi phí SXKD dở dang - Tài khoản 627 (Chi phí sản xuất chung) + Công dụng: Dùng để phản ảnh những chi phí sản xuất cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ không thuộc chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và công nhân trực tiếp,... + Nội dung và kết cấu: giống TK 621,622. . 6.3.2.2 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ (chi tiết theo từng đối tượng), kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí NL,VL trực tiếp Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí SXKD. - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: + Chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 334: Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí SXKD + Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng tại phân xưởng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, CCDC dùng tại phân xưởng + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất: - 75 -
  8. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 214: Trích khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài (Điện, điện thoại, nước, ...): Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331,111,112: Tổng giá thanh toán + Chi phí khác bằng tiền: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán - Các khoản ghi giảm chi phí (vật liệu dùng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi) Nợ TK 152: Giá trị NL,VL nhập lại kho hoặc thu hồi Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu Có TK 627: Chi phí sản xuất chung 6.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm 6.3.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng - Tài khoản 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) Nợ TK 154 Có SDĐK: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ SPS trong kỳ: SPS trong kỳ: - Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp - Giá trị hoàn thành nhập kho - K/chuyển CP nhân công trực tiếp - Giá trị xuất bán hoặc gửi đi bán tại - K/ chuyển chi phí sản xuất chung phân xưởng SDCK: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ - Tài khoản 155 (thành phẩm) + Công dụng: dùng để phản ảnh tình hình nhập, xuất và tồn kho của thành phẩm. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất, được kiểm nhận, nhập kho và tính theo giá thành sản xuất thực tế. + Nội dung và kết cấu: - 76 -
  9. Nợ TK 155 Có SDĐK: Thành phẩm còn đầu kỳ SPS trong kỳ: Trị giá thành SPS trong kỳ: Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳ phẩm xuất kho trong kỳ SDCK:Trị giá thành phẩm nhập kho cuối kỳ 6.3.3.2 Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu - Kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154 " Chi phí SXKD dở dang" (chi tiết theo đối tượng). + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí NL,VL trực tiếp + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp +Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung - Kết chuyển giá trị thành phẩm, lao vụ, hoàn thành theo giá thành công xưởng thực tế: Giá thành thành Chi phí sản xuất phẩm hoàn = dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất thành trong kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ - Căn cứ vào từng loại chứng từ cụ thể, kế toán ghi: Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm nhập kho Nợ TK 632 : Giá trị thành phẩm xuất bán trực tiếp (nếu có) Nợ TK 157 : Giá trị thành phẩm xuất gửi đi bán (nếu có) Có TK 154: Giá trị thành phẩm nhập kho hoặc giá trị thành phẩm xuất bán. - 77 -
  10. Đơn vị: Doanh nghiệp X Mẫu số S37-DN Địa chỉ: ………………. (Ban hành theo TT 200 /2014 / TT-BTC ngày 22 / 12 / 2014 của Bộ trưởng BTC) THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng …. năm … Tên sản phẩm, dịch vụ: X Số lượng : xxx ( ĐVT 1.000đ) Chia ra theo khoản mục Tổng số Chi phí Chi phí Chỉ tiêu Chi phí sản tiền NVL NC trực xuất chung trực tiếp tiếp A 1 2 3 4 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 4. Giá thành S/phẩm, dịch vụ trong kỳ 5. Giá thành đơn vị Ngày ….. tháng ….. năm ….. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - 78 -
  11. SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TK155 TK 152 TK621 TK154 (1a) (2a) (3a) TK632 TK 334,338,.. TK 622 (1b) (2b) (3b) TK214 TK627 TK 157 TK 111,112,331 (1c) (2c) (3c) TK 133 * Giải thích sơ đồ (1) Tập hợp chi tiết (1a) Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (1b) Nhân công trực tiếp (1c) Sản xuất chung (2) Kết chuyển chi phí (2a) Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (2b) Nhân công trực tiếp (2c) Sản xuất chung (3) Kết chuyển giá thành sản phẩm (3a) Nhập kho thành phẩm (3b) Bán trực tiếp cho khách hàng không qua kho (3c) Gửi bán cho khách hàng không qua kho - 79 -
  12. Ví dụ: Doanh nghiệp X chuyên sản xuất một loại sản phẩm A, trong tháng 12/2017 có số liệu như sau: ĐVT: 1000 đồng A. Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK152 : 140.000.000 Trong đó: + Vật liệu chính: 125.000.000 + Vật liệu phụ: 10.000.000 + Nhiên liệu: 5.000.000 - TK153: 10.000.000 - TK154: 170.000.000 B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/2018: 1) Xuất kho vật liệu sản xuất sản phẩm, trị giá 90.000.000, trong đó vật liệu chính là 85.000.000, vật liệu phụ là 5.000.000. 2) Tính tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 30.000.000đ, nhân viên quản lý phân xưởng 5.000.000 3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 23,5% trên tổng số tiền lương của công nhân viên tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh. 4) Các chi phí sản xuất chung khác thực tế phát sinh trong tháng như sau: - Chi phí nhiên liệu: 5.000.000 - Chi phí công cụ, dụng cụ: 6.000.000 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: 10.000.000 - Chi phí điện nước mua ngoài trả bằng tiền mặt, giá chưa có thuế: 3.990.000, thuế GTGT: 399.000. 5) Trong tháng đã sản xuất hoàn thành nhập kho 900 sản phẩm còn dở dang cuối kỳ 300 sản phẩm được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trị giá: 25.500.000 Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ảnh vào tài khoản có liên quan. 2. Lập Bảng (thẻ) tính giá thành sản phẩm. 6.4 Kế toán quá trình bán hàng và kết quả kinh doanh Bán hàng là quá trình trao đổi nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm diễn ra giữa doanh nghiệp với người mua, đây là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thông qua quá trình tiêu thụ doanh nghiệp mới thực hiện được việc quay vòng vốn đã bỏ ra trong quá trình sản xuất nhằm mục đích sinh lợi. Nhờ vậy doanh nghiệp mới có khả năng thực hiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. - 80 -
  13. Quá trình bán hàng là cơ sở để đảm bảo cho sự tồn tại và tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiêu thụ càng nhanh thì tốc độ quay vòng vốn càng lớn, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng cao. - Phản ảnh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng về chủng loại, số lượng, giá cả, chi phí bán hàng,... - Hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, tập hợp đầy đủ kịp thời và phân bổ chính xác chi phí bán hàng cho hàng bán ra trong kỳ. - Xác định kịp thời kết quả bán hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như toàn bộ lợi nhuận về bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. 6.4.1 Kế toán quá trình bán hàng 6.4.1.1 Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán quá trình tiêu thụ cần sử dụng các tài khoản: - TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) - TK Doanh thu hoạt động tài chính (515) - TK Hàng hoá (156) - TK Hàng gửi đi bán (157) - TK Giá vốn hàng bán (632) - TK Chi phí tài chính (635) - TK Chi phí quản lý doanh nghiệp (642) - TK Chi phí bán hàng (641) - Tài khoản 632 (Giá vốn hàng bán): + Công dụng: dùng để phản ảnh trị giá vốn của hàng bán hàng thực tế trong kỳ. + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. TK632 Có Nợ SPS: trong kỳ: Trị giá vốn SPS: trong kỳ: hàng xuất bán trong kỳ - Kết chuyển trị giá vốn hàng đã bán trong kỳ - Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại - Tài khoản 511(doanh thu bán hàng) Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và có thể chi tiết được chi thành các tài khoản cấp hai sau: - 81 -
  14. 5111 Doanh thu bán hàng hóa 5112 Doanh thu bán các thành phẩm 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư 5118 Doanh thu khác + Công dụng: Phản ảnh tổng số doanh thu bán hàng thực tế và các khoản giảm doanh thu. + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Nợ TK511 Có SPS: SPS: - Các khoản giảm trừ doanh thu - Tổng số doanh thu bán hàng trong - Kết chuyển doanh thu thuần về bán kỳ (không bao gồm thuế GTGT) hàng trong kỳ + TK 521: Những tài khoản giảm trừ doanh thu, có kết cấu tài khoản giống nhau. TK 5211: Chiết khấu thương mại TK 5212: Hàng bán bị trả lại TK 5213: Giảm giá hàng bán - Tài khoản 5211 (chiết khấu thương mại) + Công dụng: phản ảnh doanh thu của của sản phẩm, hàng hoá đã bán có chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán nhưng bị người mua trả lại. + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Nợ TK 5211 Có SPS: Tập hợp các SPS: Kết chuyển khoản doanh thu của CKTM CKTM trong kỳ - Tài khoản 5213 (Giảm giá hàng bán) + Công dụng: Phản ảnh số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay một hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng nhiều được chiết - 82 -
  15. khấu, hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng tiến độ... + Nội dung và kết cấu: Nợ TK 5213 Có SPS: Tập hợp các SPS: Kết chuyển khoản giảm giá hàng doanh thu bán hàng bán trong kỳ bị trả lại. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về quá trình bán hàng vào tài khoản phụ thuộc vào từng phương thức bán hàng. Có nhiều phương thức bán hàng như: Bán trực tiếp, gửi hàng đi bán, bán hàng qua đại lý, xuất khẩu. Trong quá trình tiêu thụ sẽ phát sinh những chi phí liên quan cũng như ghi nhận doanh thu bán hàng. Việc xác định doanh thu phải tuân theo chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu nhập khác" . Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 6.4.1.2 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu của quá trình bán hàng - Xuất kho thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán (chưa tiêu thụ) Nợ TK 157: Giá xuất kho Có TK 155, 156: Giá xuất kho - Khi hàng gửi đi bán đã được tiêu thụ hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán phải ghi nhận đồng thời 2 bút toán vừa ghi nhận giá vốn hàng bán, vừa ghi nhận doanh thu bán hàng: + Giá vốn hàng bán Nợ TK 632: Giá xuất kho Có TK 157: Giá xuất kho + Doanh thu bán hàng Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán (Nếu thanh toán ngay) Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán (Nếu chưa thanh toán) Có TK 511: Giá bán - 83 -
  16. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra + Khi khách hàng thanh toán tiền hàng (trả nợ) Nợ TK 111, 112: Số tiền thanh toán Có TK 131: Số tiền thanh toán - Xuất thành phẩm, hàng hóa bán trực tiếp + Ghi nhân giá vốn hàng bán Nợ TK 632: Giá xuất kho Có TK155, 156: Giá xuất kho (Nếu xuất trực tiếp từ kho) Có TK 154: Giá xuất kho (Nếu xuất tại phân xưởng) + Ghi nhận doanh thu bán hàng Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán (Nếu thanh toán ngay) Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán (Nếu chưa thanh toán) Có TK 511: Giá bán Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra - Chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng (Người mua thanh toán tiền sớm, thanh toán trước thời hạn theo chính sách chiết khấu của doanh nghiệp nếu có) Nợ TK 635: Trị giá chiết khấu Có TK 111, 112, 131: Trị giá chiết khấu - Các khoản chiết khấu thương mại Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra giảm Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền - Doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 5212: Doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra giảm Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền - Các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng: Nợ TK 521: Khoản giảm giá hàng bán Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra giảm Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền - Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào doanh thu trong kỳ: Nợ TK 511: Có TK 521. Doanh thu thuần Tổng doanh thu bán hàng và Các khoản giảm = - cung cấp dịch vụ trừ doanh thu - 84 -
  17. Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt tính trên doanh thu (nếu có), thuế xuất khẩu tính trên doanh thu (nếu có). 6.4.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 6.4.2.1 Tài khoản sử dụng - Tài khoản 641 (Chi phí bán hàng) + Công dụng: Tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng. Đây là khoản chi phí thời kỳ nên phát sinh đến đâu phải trừ hết vào kết quả bán hàng đến đó. + Nội dung và kết cấu: Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ Nợ TK641 Có SPS: Tập hợp chi phí bán SPS: Kết chuyển chi phí hàng thực tế phát sinh bán hàng để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá,... bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,... - Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng. - Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,... - Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,... - Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá. - Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực - 85 -
  18. tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu,... - Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng... - Tài khoản 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp) + Công dụng: Tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không thể tách riêng cho bất kỳ hoạt động nào được. + Nội dung và kết cấu: Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Nợ TK642 Có SPS: Tập hợp chi phí quản lý SPS: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoạn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp. - Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm. . . vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,. . . (Giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT). - Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi jphí dựng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (Giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT). - Tài khoản 6424 - Chí phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,. . . - Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,. . . và các khoản phí, lệ phí khác. - Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - 86 -
  19. - Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,. . . (Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,. . . 6.4.2.2 Kế toán các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh + Tính tiền lương và các khoản bảo hiểm phải trả Nợ TK 641, 642: Chi phí BH, QLDN Có TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 338: Các khoản bảo hiểm và KPCĐ tính vào chi phí + Chi phí vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng & QLDN Nợ TK 641, 642 Có TK 152 + Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng tại bộ phận bán hàng & QLDN Nợ TK641, 642 Có TK 214 + Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng tại bộ phận bán hàng & QLDN Nợ TK 641, 642 Có TK 331 + Chi phí khác bằng tiền: Nợ TK641, 642 Có TK 111, 112 6.4.3 Kế toán kết quả kinh doanh 6.4.3.1 Tài khoản sử dụng - TK911 "Xác định kết quả kinh doanh", TK421" Lợi nhuận chưa phân phối ". - Tài khoản 911 (Xác định kết quả) + Công dụng: Xác định kết quả kinh doanh theo từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường). + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này không có số dư. Nợ TK 911 Có SPS trong kỳ: SPS trong kỳ: - Kết chuyển Giá vốn hàng bán - Kết chuyển Doanh thu thuần - Kết chuyển Chi phí bán hàng - Kết chuyển khoản lỗ - Kết chuyển Chi phí QLDN - Kết chuyển khoản lãi. - 87 -
  20. - Tài khoản 421 (lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) + Công dụng: phản ảnh tình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ và việc phân phối, xử lý kết quả đó. + Nội dung và kết cấu: Nợ TK 421 Có SPS trong kỳ: SPS trong kỳ: - Các khoản lỗ từ hoạt động SXKD - Các khoản lãi từ hoạt động SXKD - Trích lập các quỹ - Xử lý khoản lỗ từ hoạt động SXKD - Bổ sung vào NVKD - Số lỗ của cấp dưới được cấp trên bù - Chia cổ tức,. SDCK: Khoản lỗ chưa xử lý SDCK: Khoản lãi còn lại chưa phân phối - Tài khoản 421 gồm 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 4211 (LNSTCPP năm trước) + Tài khoản 4212 (LNSTCPP năm nay). 6.4.3.2 Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511: Doanh thu thuần trong kỳ Có TK 911: - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Nợ TK 515, 711 Có TK911 - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911: Có TK 632: Tổng giá trị giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: Có TK 641: Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: Có 642: Tổng chi phí QLDN phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí khác Nợ TK 911 Có TK 635, 811 - Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 911 Có TK 821 - 88 -
nguon tai.lieu . vn