Xem mẫu

  1. BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 11 TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH
  2. Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là "Vua thơ tình“.
  3. Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà.
  4. Năm 13 tuổi ông được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên tác: xuân ở hội làng với sáng là bài Cô hái mơ. ...Anh đố em này: Làng ta chưa vợ mấy người ? Chưa chồng mấy ả, em thời biết không Đố ai đi khắp tây đông, Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây? Làm sao như rượu mới say, Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ? Làm sao như vợ như chồng ? Làm sao cho thỏa má hồng răng đen Làm sao cho tỏ hơi đèn ? Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ? Làm sao ? anh khen em tài ? Làm sao ? em đáp một lời làm sao ... ?
  5. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn.
  6. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết.
  7. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ". Từ độ về đây sống rất nghèo Bạn bè chỉ có gió trăng theo Những thằng bất nghĩa xin đừng tới Hãy để thềm ta xanh sắc rêu. (Từ Độ Về Đây - 1943)
  8. Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian.
  9. Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm.
  10. Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.
  11. Con người Nguyễn Bính: Ông là một con người nhạy cảm với thời đại đầy biến động,ông cũng là người muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống.Là một nhà thơ mới nhưng ông lại trở về đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã đem đến cho thơ mình một vẻ đẹp Chân quê.
  12. Tương tư Nguyễn Bính
  13. Về bài thơ : b.Bố cục:Bài thơ chia làm 3 Hoàng Mai (quận a.Bài thơ được viết tại làng phần +Phần 1:Bốnngàythơ đầu-Khơi nguồn và được Hoàng Mai câu nay) vào năm 1939 tương tư-Căn bệnh của Lỡ bước đơn phương (1940). đưa vào tập thơ tình yêu sang ngang của tôi. +Phần 2:từ Hai thôn chung lại..đến…Gặp nhau?-là sự giãi bày tâm trạng tương tư. +Phần 3:Bốn câu thơ cuối-Trở lại nỗi nhớ của Thôn Đoài của Cau liên phòng.
  14. Tương tư Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy mà tình xa xôi... Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai biết, ai người biết cho ! Bao giờ bến mới gặp đò ? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau ? Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ? Nguyễn Bính
  15. Tương tư là tâm trạng thương nhớ trong tình yêu đôi lứa,thường là tình yêu đơn phương xa cáchđó là một phức hợp cảm xúc khác nhau với những diễn biến nhiều khi trái ngược nhau mà thống nhất rất khó nắm bắt và lí giải.
  16. Khổ thơ đầu nói lên nỗi “nhớ”, nỗi “mong” của kẻ đang yêu, nỗi nhớ mong đầy ắp trong lòng, đã thành “bệnh” bởi lẽ “tôi yêu nàng”: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
  17. Thôn Đoài và thôn Đông là nơi mà nhà Tôi và nhà Nàng đang ở.Cách sử dụng hoán dụ-nhân hoá kết hợp với thành ngữ và nghệ thuật phân hợp số từ-vị ngữ (Chín,mười,nhớ mong = Chín nhớ mười mong) làm cho lời thơ trở nên bình dị mà hồn nhiên đằm thắm.Nỗi nhớ ấy không chỉ đầy ắp,da diết trong lòng chàng trai đa tình mà còn tràn ngập cả xóm thôn,cả thôn Đông lẫn thôn Đoài. Nỗi niềm Tương tư được Nguyễn Bính thể hiện bằng những sắc thái muôn thuở của chuyện trai gái yêu nhau mà phải xa cách.Có nhớ nhung,có trách móc,có hờn giận và dĩ nhiên có cả khắc khoải đợi chờ,nỗi niềm tương tư ấy thật tha thiết,chân thành.
  18. Yêu cô gái mà chàng trai đã thành bệnh cũng như bệnh nắng mưa của trời vậy.Cách so sánh bệnh giời với bệnh tương tư của tôi yêu nàng Nguyễn Bính đã diễn tả một cách hồn nhiên,thú vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu là lẽ tự nhiên,là tất yếu.Yêu thì mong được gần nhau,mà xa nhau thì lại nhớ,yêu lắm thì nhớ nhiều,mà nhớ nhiều thì càng tương tư.
  19. Sự giãi bày tâm trạng tương tư của chàng trai Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? … Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các,bướm giang hồ gặp nhau?
  20. Trước hết đó là nỗi băn khoăn,thắc mắc.Tuy chẳng được ở gần nhau Bên giậu mồng tơi,Bên giàn thiên lý…nhưng tôi với nàng gần gũi biết bao vì Hai thôn chung lại một làng,Có mong,có nhớ mà chẳng được đáp lại nên băn khoăn,thắc mắc biết ngỏ cùng ai bây giờ?
nguon tai.lieu . vn