Xem mẫu

  1. BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 10 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
  2. Kiểm tra kiến thức cũ 1.Để đạt được sự chuẩn xác trong văn bản thuyết minh, cần chú ý những điểm nào ? a. Tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh. b. Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo. c. Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu.
  3. 2. Những biện pháp làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn ? a) Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động, những con số chính xác. b) So sánh để làm nổi bật sự khác biệt. c) Kết hợp và sử dụng nhiều kiểu câu. d) Phối hợp nhiều loại kiến thức.
  4. I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
  5. VD1:Hãy theo dõi hai ví dụ sau  Lúc ngắt đem ở cánh đồng về, kỵ nhất là không được vò hay đập, mà phải tuốt để cho những hạt thóc rơi ra. Người ta cho rằng bí quyết của cốm Vòng là ở lúc đem đảo ở trong nồi rang. Tất cả cái khéo tay, cộng với kinh nghiệm lâu đời xui cho người đàn bà làng Vòng đảo cốm trong những nồi rang vừa dẻo; lửa lúc nào cũng phải đều; nhất là củi đun phải là thứ củi gỗ cháy âm, chứ không được dùng đến củi rơm hay củi đóm. Công việc xay giã cũng phải gượng nhẹ, chu đáo như vậy; chày giã  Lúa non gặt đem về, tuốt ra thành thóc. không được nặng quá, mà giã phải đều tay, Sau đó thóc nếp được mang rang chín. không được chậm vì cốm sẽ nguội đi; thứ Thóc nếp rang chín rồi mới cho vào giã. nhất là phải đảo từ dưới lên, từ trên xuống Giã cốm phải đều tay thì mẻ cốm mới dẻo cho đều, không lót… ngon được.  (Miếng ngon Hà Nội- Vũ Bằng)
  6.  1. Nội dung của 2 đoạn văn trên là gì?  2. Đoạn văn nào có sự trình bày hấp dẫn chi tiết và sinh động hơn? Người viết văn bản thuyết minh không những phải hiểu biết rõ ràng chính xác, đầy đủ về sự vật hiện tượng mà còn phải có cảm xúc, thực lòng muốn truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc.
  7. Ví dụ2: Nếu trong hội trại trường, em được giao nhiệm vụ thuyết minh cho các bác phụ huynh có con em sắp vào cấp 3 về truyền thống và thành tích học tập của trường N.T.Minh Khai, em thấy mình sẽ gặp những khó khăn nào? a) Khó khăn vì không thể tìm được tư liệu về trường N.T.Minh Khai. b) Khó khăn trong việc trình bày bài thuyết minh của mình sao cho thật chuẩn xác và hấp dẫn.
  8. Câu hỏi: Qua ví dụ 2 em rút ra kết luận gì về tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh? Nhận xét: - Muốn viết được văn bản thuyết minh cần phải có tri thức và nhu cầu. - Phương pháp thuyết minh có vai trò quan trọng, chúng hiện thực hóa tri thức và nhu cầu thành bài văn. - Mục đích thuyết minh và phương pháp thuyết minh có mối quan hệ chặt chẽ.
  9. II. Một số phương pháp thuyết minh
  10. 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học. Em hãy nhắc lại một số phương pháp thuyết minh đã học ? -PP nêu định nghĩa - PP liệt kê - PP nêu ví dụ - PP dùng số liệu - PP so sánh - PP phân loại, phân tích
  11. Em hãy thực hiện hai yêu cầu a,b trang 48-49 SGK Ví dụ Mục đích TM Phương pháp thuyết minh Tác dụng Nhóm 1 Công lao tiến - Liệt kê Tăng tính thuyết phục, Ví dụ 1: cử người tài - Giải thích đảm bảo sự chân “Ông Trần Quốc của TQT thực lịch sử. Tuấn…” - Giúp hiểu rõ vấn đề Nhóm 2 Lý do thay đổi Kết hợp phân tích và giải - Lí giải vấn đề Ví dụ 2: bút danh của thích -Cung cấp những “..Baso là một thi Baso hiểu biết mới, bất sĩ…” ngờ và thú vị -Sức thuyết phục cao, Nhóm 3 Cấu tạo của -Nêu số liệu độ tin cậy lớn, mang Ví dụ 3: tế bào -So sánh tính khoa học lớn “ Trung bình người - Hấp dẫn gây ấn ta…” tượng Nhóm 4 Một loại - Cung cấp thêm Ví dụ 4: hình nghệ - Phân tích hiểu biết mới cho “Nhạc cụ …” thuật dân -Giải thích người đọc gian
  12. Nhận xét:  - Có rất nhiều phương pháp thuyết minh.  - Trong một bài văn thuyết minh, có thể kết hợp sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh để làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
  13. 2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh  a) Thuyết minh bằng cách chú thích  b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả
  14. a) Thuyết minh bằng cách chú thích Trong hai câu sau, câu nào tác giả đã thuyết minh bằng cách định nghĩa: a) Baso là bút danh b) Baso là một thi sĩ nổi tiếng Tại sao không thể cho rằng tác giả câu Baso là bút danh đã thuyết minh bằng phương pháp định nghĩa ? Câu Baso là bút danh không nêu lên được những đặc điểm bản chất giúp người đọc phân biệt được Baso với các nhà thơ, nhà văn khác.
  15. Phương pháp định nghĩa Phương pháp chú thích - Phải xác định được đối - Nêu ra một tên gọi khác tượng thuộc loại sự vật hoặc một cách nhận biết hiện tượng gì. khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ những thuộc - Chỉ ra được những tính cơ bản của đối tượng. thuộc tính cơ bản, đặc điểm riêng nổi bật của - Không đòi hỏi tính chuẩn đối tượng. xác cao bằng PP định nghĩa - Có tính chuẩn xác cao - Có tính linh hoạt, mềm - Mô hình : A là B dẻo, dễ sử dụng - Mô hình: A là B
  16. Luyện tập 1. Em hãy tìm thêm một vài ví dụ khác về cách thức thuyết minh bằng chú thích ? Baso là tên hiệu, tên hiệu của Nguyễn Trãi là Ức Trai, Bác Hồ tức Hồ Chí Minh… 2. Đọc văn bản sau và cho biết phương pháp chú thích được sử dụng ở đâu: Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay) do Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh và năm mất) sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn. Hoàng Đức Lương nguyên quán ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), trú quán ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), thi đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478). (trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập II)
  17. b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả Học sinh đọc ví dụ trang 50 SGK và trả lời câu hỏi Câu1: Theo anh (chị), trong hai mục đích (1) và (2), mục đích nào là chủ yếu? Vì sao? => Trong hai mục đích đã nêu thì mục đích (1) là chủ yếu vì đấy mới chính là bức “chân dung tâm hồn” của thi sĩ Baso.
  18. Câu2: Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? => Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân – quả với nhau vì từ niềm say mê cây chuối (nguyên nhân) mới dẫn đến việc ra đời bút danh Baso (kết quả). Câu3: Nhận xét về nghệ thuật trình bày các ý? => Các ý được trình bày hợp lí, sinh động và bất ngờ thú vị.
  19. - Phương pháp thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân–kết quả mang tính qui nạp, từ hiện tượng mang nguyên nhân mà dẫn đến kết luận, kết quả. Tác dụng của phương pháp này là làm cho đối tượng thuyết minh được thể hiện cụ thể, sinh động hấp dẫn và tăng thêm những hiểu biết mới mẻ thú vị cho người đọc.
nguon tai.lieu . vn