Xem mẫu

3/20/17

CHƯƠNG IV
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

"Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện,
hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ
thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực
hiện chủ yếu tại tại văn phòng công sở nhà nước và
phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông
tin quản lý phần lớn là văn bản.
- Cải cách thủ tục hành chính là một hoạt động đòi hỏi
phải thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

I. KHÁI NIỆM, ÐẶC ÐIỂM, Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. Những quan điểm chung về thủ tục hành chính
- Thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự
nhất định
+ Thủ tục lập hiến và lập pháp: là thủ tục làm hiến pháp và
làm luật.
+ Thủ tục tố tụng tư pháp: là thủ tục giải quyết tranh chấp
dân sự, định tội được thực hiện bởi các hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án.
+ Thủ tục hành chính: là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

2. Ðặc điểm của thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan
và công chức nhà nước.
- Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc nội
bộ của nhà nước và công việc liên quan đến quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân
- Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho
phép, ra quyết định có tính chất đơn phương và đòi hỏi
thi hành ngay nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng,
có hiệu quả những công việc diễn ra hàng ngày trong xã
hội.

3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy
định trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định
được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp lý cũng như
các hậu quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo
ra.

1

3/20/17

- Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách
hợp lý sẽ tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết
định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực
cho hoạt động quản lý nhà nước.
- Thủ tục hành chính liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của
công dân.

II. CHỦ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể có thẩm
quyền nhân danh nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính gồm
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và những người có thẩm
quyền công vụ.
Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là công dân và cũng có thể
là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền
công vụ.
Ngoài ra, còn có chủ thể của thủ tục hành chính với tư cách là
bên thứ ba như: người làm chứng, người giám định, người phiên
dịch, người chứng kiến.

Điều kiện làm phát sinh các quan hệ thủ tục hành chính
bao gồm:
- Có quy phạm nội dung và các quy phạm thủ tục hành chính
phù hợp với nó.
- Có sự kiện pháp lý làm cơ sở để xuất hiện quan hệ pháp luật
hành chính.
- Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ
thể hành chính.

- Thủ tục hành chính cũng là một biện pháp của pháp luật về
hành chính nên việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục
hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và
phát triển luật pháp.
- Thủ tục hành chính xét trên một phương diện nhất định là sự
biểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức.

III. QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Quy phạm thủ tục hành chính
Là các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội hình
thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các chủ
thể.
2. Quan hệ thủ tục hành chính
Các quan hệ thủ tục hành chính phát sinh trên cơ sở quy
phạm thủ tục hành chính được gọi là quan hệ thủ tục hành
chính.

IV. CÁC LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước
- Thủ tục trước bạ, hộ tịch;
- Thủ tục trong lĩnh vực đăng ký và hoạt động kinh doanh;
- Thủ tục trong xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Thủ tục liên quan đến đất đai, nhà ở, xây dựng;
- Thủ tục liên quan đến hoạt động đền bù và giải phóng mặt bằng…

2

3/20/17

2. Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể
- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản pháp quy;
- Thủ tục xét phong đơn vị, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua;
- Thủ tục tuyển dụng cán bộ
- Thủ tục giải quyết các công việc hành chính theo yêu cầu hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức…

4. Phân loại dựa trên quan hệ công tác
- Thủ tục hành chính nội bộ:
- Thủ tục hành chính liên hệ:
- Thủ tục văn thư

3. Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan

V. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính
- Xây dựng thủ tục hành chính phải phù hợp với pháp chế xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước
ta
- Xây dựng thủ tục hành chính phù hợp với thực tế, với nhu
cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Xây dựng thủ tục hành chính sao cho đơn giản, dễ hiểu, công
khai, thuận lợi cho việc thực hiện

2. Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
- Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy
định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và
phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện
pháp và hình thức được pháp luật cho phép.
- Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo tính chính
xác, công minh: tính chính xác, công minh trong thủ tục hành
chính được đảm bảo thực hiện bởi hoạt động của cơ quan tiến
hành thủ tục.
- Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp

VI. THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục
hành chính
- Thủ tục hành chính liên quan đến thể chế quản lý, tổ chức bộ máy,
chế độ công vụ, quy chế làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan
hành chính.
- Mọi cơ quan nhà nước khi giải quyết công việc phải công khai hóa
các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động của mình và có
nghĩa vụ phải tự mình thực hiện đúng các thủ tục đã công bố, không
được tùy tiện thay đổi, bổ sung

luật.
- Thủ tục hành chính phải được thực hiện đơn giản, tiết kiệm.

3

3/20/17

- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của nhân dân về việc thực hiện
không đúng các thủ tục hành chính làm tổn hại đến lợi ích của nhà
nước và của nhân dân.
- Các cơ quan nhà nước và cán bộ có thẩm quyền khi nhận được
đơn thư khiếu nại của công dân, tổ chức cần phải kịp thời trả lời,
giải quyết theo đúng thẩm quyền của mình.

2. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
Giai đoạn 1: Quy định thủ tục ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn hành chính có những đặc điểm riêng được xem xét
trong các quy định về trách nhiệm hành chính, văn bản hành
chính.
Giai đoạn 2: Quy định thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt cụ thể bao gồm thủ tục xử phạt hành chính; thủ tục giải quyết
khiếu nại, tố cáo đối với hành vi lạm quyền, vi phạm pháp luật
của người có chức vụ; thanh tra

Thủ tục này bao gồm một số bước sau:
- Khởi xướng vụ việc;
- Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc;

VII. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1 Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
- Ðòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân nhất là đối
với những người ít hiểu biết các quy định về lề lối làm việc của

- Thi hành quyết định;

các cơ quan nhà nước.
- Nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà,

- Khiếu nại và xem xét lại quyết định bị khiếu nại hoặc xem
xét lại quyết định đã ra khi phát hiện tình tiết mới.

không rõ ràng về trách nhiệm.
- Trì trệ, không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa, còn theo
thói quen, kinh nghiệm và còn dựa trên các cơ sở thực tế không
còn phù hợp.
- Thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện.
- Thiếu công khai.

2. Ý nghĩa của việc cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách thủ tục hành chính trước hết là nhằm giảm bớt những
quy định rườm rà không cần thiết.
- Cải cách thủ tục hành chính nhằm khắc phục sự chồng chéo lẫn
nhau trong việc phục vụ các yêu cầu của người dân.
- Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường,
củng cố mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; tăng cường sự
tham gia quản lý nhà nước của nhân dân.

3. Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính trong
giai đoạn hiện nay
- Phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ,
rườm rà, phức tạp.
- Phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải
quyết công việc của dân và tổ chức.

4

3/20/17

VIII. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT 30C/NQ-CP NGÀY 08
THÁNG 11 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ

1. Cải cách thể chế
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu.
- Tiếp tục đổi mới về thể chế doanh nghiệp nhà nước.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt

- Sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hoá
theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan
hệ giữa Nhà nước và Nhân dân, trọng tâm là phát huy và bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân.

động của các cơ quan hành chính nhà nước.

2. Cải cách thủ tục hành chính
- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất
cả các lĩnh vực quản lý nhà nước nhất là các thủ tục liên quan
đến người dân và doanh nghiệp.
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính
theo quy định của pháp luật.
- Công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các
hình thức thiết thực và thích hợp.
Thực hiện thống nhất cách tính chi phí khi giải quyết thủ tục
hành chính.
- Duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,
các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở
trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước)

- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình
xây dựng thể chế.
- Mở rông dân chủ, công khai các chuẩn mực, các quy định hành
chính để nhân dân giám sát.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
các qui định hành chính để hỗ trợ nâng cao chất lượng của các
quy định hành chính và giám sát việc thực hiện các thủ tục
hành chính của các cơ qhan hành chính nhà nước các cấp.

- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động
của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù
hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền
đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.

5

nguon tai.lieu . vn