Xem mẫu

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

TS. PHAN VĂN CHINH

BÀI GIẢNG

MÔN HỌC BỆNH TRUYỀNNHIỄM
(Dành cho sinh viên ngành chăn nuôi Thú y)
Qũy thời gian 4 học trình

Huế, 2006

BĂI MỞ ĐẦU
1. Vị trí và nhiệm vụ môn học
1.1 Vị trí môn học
Đây là môn học chính của ngành Thú y. Trong thực tiễn dù ít hay nhiều, dù một lần hay nhiều lần, tất cả chúng ta ngồi
đây, cũng đã từng được chứng kiến hoặc đã nghe, biết về một bệnh truyền nhiễm nào đó đối với gia súc hoặc gia cầm,
người. Nếu ai đã từng được chứng kiến theo dõi một ổ dịch khi xáøy ra, thì chắc chắn rằng sẽ hiểu được sâu sắc tác hại
của dịch bệnh. Cho nên trong quá trình phấn đấu đưa chăn nuôi nước ta trở thành ngành chính. Chúng ta còn gặp nhiều
khó khăn, khó khăn của chúng ta không những về mặt kỹ thuật, chăn nuôi phát triển theo lối công nghiệp xí nghiệp.
Những kinh nghiệm đó đối với nước ta đã có phần tích lũy bước đầu.

2
Thức ăn là một vấn đề phải giải quyết lớn trong chăn nuôi. Nhưng đến nay hầu như chúng ta đã giải quyết tốt, các cơ sở
sản xuất các håüp tác xã cũng đã tự túc được thức ăn tinh, xanh trên đất 5% giành cho chăn nuôi. Nhà nước cũng đã có
những nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp. Do vậy cái lo ngại nhất trong chăn nuôi là tình hình dịch bệnh xáøy ra. Vô
luận sau này chúng ta ra công tác ở nông trường, hợp tác xã, trên địa bàn cấp huyện hay giáo viên ở một trường cao
đẳng hoặc đại học, dù ở đâu chúng ta cũng có thể gặp và đều phải giải quyết, mặc dù đồng chí là kỹ sư chăn nuôi. Do
vậy mà muốn phòng trừ dịch bệnh không xáøy ra trong một trại chăn nuôi. Chúng ta phải nắm được những kiến thức
của môn học này. Tại sao? Chúng ta lại cho là môn học chính không phải là ý muốn thế nào được thế nấy, mà đây là vị
trí của nó đóng một vai trò lớn trong sản xuất, vãö lý luận nó là môn tổng hợp có liên quan đến nhiều môn học khác.
Làm thế nào để dịch bệnh không thể xáøy ra? Phương châm cơ bản của công tác phòng chống là; Phòng bệnh hơn
chữa bệnh; hơn ở chỗ nào? Khi dịch bệnh xáøy ra bước đầu ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề. Để thực hiện bao vây
vùng dịch (vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân). Ngoài ra đầu tư vật lực. Tiêm phòng. Kiểm soát sát sinh. Xử lý,
điều trị. Gia súc chết hàng loạt phải khôi phục lại. Một số bệnh lây sang người như bệnh Nhiệt thán, Lao, Burcenllosis,
Leptospirosis.
Công tác đối ngoại, đối nội là không cho dịch bệnh lây lan, chúng ta cần thấy rằng, những tác hại lớn của dịch khi
xáøy ra, để biết được sự quyết định của nó trong sự thành công, hay thất bại trong chăn nuôi, cũng từ đó mà xác định
nhiệm vụ môn học:
1.2 NHIỆM VỤ MÔN HỌC
Học là để phục vụ, không phải học để đối phó, muốn phục vụ được tốt phải nắm được quy luật dịch bệnh.
1.2.1.Nghiên cứu quy luật khách quan chung của bệnh truyền nhiễm, từ đó rút ra biện pháp chung phòng chống bệnh
truyền nhiễm.
1.2.2 Nghiên cứu qui luật riêng của bệnh truyền nhiễm, mà rút ra biện pháp riêng phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Xuất phát từ hai nhiệm vụ trên mà chúng ta đi sâu vào hai phần chính của môn học:
1.2.2.1. Dịch tể học
Nhằm giải quyết những cơ sở lý luận về dịch tế học, quy luật phát triển, lây lan, ngừng, tắt, giải quyết học thuyết về
truyền nhiễm (Mét nhi cốp). Sau khi nghiên cứu quy luật phát triển của bệnh, đòi hỏi phải đề ra phương pháp giải quyết
bệnh, có tính chất bao trùm nguyên tắc phòng ngừa và tiêu diệt bệnh truyền nhiễm.
1.2.2.2. Phân chuyên khoa
Nhằm giải quyết từng bệnh cụ thể ở các loại gia súc. Mặc dù trong trường hợp nào phần lý luận (dịch tể học). Và phần
chuyên khoa, thực tiễn của môn học không thể tách rời nhau mà nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau để nó phát triển không
ngừng. Nó là một thể hoàn chỉnh thống nhất trong toàn bộ môn học.
1.3. Liên quan tới các môn học khác
Là một môn chuyên khoa nên nó liên quan rất lớn tới các môn học khác, cụ thể là:
1.3.1. Vi sinh vật (vi trùng)
Môn vi sinh vật nghiên cứu chủ yếu về nguyên nhân gây bệnh, mối liên quan giữa mầm bệnh và cơ thể. Nghiên cứu
nguyên nhân gây bệnh về các mặt hình thái, nuôi cây, nhuộm màu, sức đề kháng, phân lập và những đặc tính khác. Còn
bệnh truyền nhiễm dựa trên những cơ sở, tài liệu thu được của môn vi sinh vật mà phát triển, cho nên muốn học tốt môn
bệnh truyền nhiễm, phải học tốt môn vi sinh vật. Nói như vậy không phải là môn bệnh truyền nhiễm là một bộ phận của
vi sinh vật, mà thực tiễn về lịch sử môn bệnh truyền nhiễm có từ lâu, sớm hơn môn vi sinh vật rất nhiều. Cho đến bây
giờ, giải quyết về mặt lây lan và quy luật phát triển của nó, một số bệnh cũng còn chưa rõ nguyên nhân. Nhưng bệnh
truyền nhiễm đã giải quyết được về mặt lây lan và quy luật phát triển của nó. Phương pháp nghiên cứu của môn vi sinh
vật, cũng khác môn bệnh truyền nhiễm và dịch tể học. Nội dung công tác và những tài liệu thu được cũng phong phú
hơn nhiều, nó có tính chất toàn diện.
1.3.2 Môn chẩn đoán lâm sàng và điều trị học
Hai môn này cũng giúp cho việc tìm hiểu, tổng hợp, phân tích, các tình trạng rất phức tạp, có ý nghĩa rất lớn về mặt
chẩn đoán.

3
Ví dụ: Suyễn lợn có triệu chứng đặc thù là ho, thở, căn cứ vào đó mà định bệnh chính xác. Mỗi bệnh truyền nhiễm
ngoài những đặc tính chung (sốt, bỏ ăn,…) còn biểu hiện những triệu chứng riêng. Dịch tả lợn, điểm xuất huyết ở ngoài
da, ở những nơi ít lông. Đóng dấu lợn da có những đám xuất huyết đỏ, có hình thù rõ ràng, mắt âoí, Phó thương hàn
ỉa chảy, phân vàng. Căn cứ vào đặc thù đó giúp ta định bệnh rõ ràng.
1.3.3. Môn sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh
Hai môn này nghiên cứu quá trình phát sinh bệnh lý, những biến đổi bên trong của tổ chức. Ví dụ thể Negri ở bệnh chó
Dại, nốt loét ở ruột bệnh Dịch tả lợn, hạt lao trong bệnh Lao, van tim sần sùi ở bệnh Đóng dấu lợn mãn tính. Nắm được
kiến thức của hai môn học này giúp ta làm sáng tỏ, giải thích cơ chế phát sinh một cách tường tận. Sự biến đổi tổ chức
giúp cho ta rất lớn trong xác định bệnh.
1.3.4. Môn vệ sinh gia súc
Giải quyết nhân tố truyền lây, tăng sức đề kháng không đặc hiệu cho cơ thể con vật.
1.3.5. Môn thống kê
Môn thống kê, giúp ta tính toán những số liệu để nhận định tác hại và diễn biến của bệnh.
1.4. Yêu cầu của môn học này
Phải ôn lại kiến thức môn vi sinh vật và các môn liên quan; về lý luận nắm được quy luật căn bản về dịch bệnh một
cách hệ thống, chắc chắn cụ thể là quy luật phát triển của bệnh truyền nhiễm và lý luận về phòng trừ bệnh truyền nhiễm.
Nắm được tình hình dịch bệnh, biết điều tra tính nguy hiểm và quy luật dịch tể học. Biết chẩn đoán và phân biệt cách
phòng trừ thích hợp cho từng ca bệnh. Về thực tiễn; có khả năng độc lập điều tra dịch bệnh, biết tổng hợp phân tích
nhận định về bệnh, xây dựng quy trình Thú y cho một trại chăn nuôi, có khả năng chẩn đoán và sơ bộ kết luận bệnh.
Biết cách giải quyết khi bệnh xáøy ra, xử lý thích đáng khi bệnh lây lan, cho nhiều loại gia súc và người.
1.5. Phương pháp học
So sánh, đối chiếu với mô hình, liên hệ với thực tiễn, giải quyết trong thực tiễn, phát huy nỗ lực bản thân, đào sâu suy
nghĩ, phương pháp kiểm tra qua tiêu bản.
Chæång 2

NHIỄM TRÙNG

2.1 Khái niệm về nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một hiện tượng vi sinh vật phức tạp, xáøy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc, trong những
điều kiện nhất định của ngoại cảnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể gia súc, mầm bệnh có tác động nhiều mặt vào cơ thể.
Để phản ứng lại, cơ thể đã chiến đấu với mầm bệnh trong quá trình bệnh tiến triển. Kết quả của nhiễm trùng có thể gây
thành bệnh, có những biểu hiện đặc trưng cho bệnh. Trong thời kỳ mà khoa học phát hiện được nhiều loại mầm bệnh,
đặc biệt là thời kỳ Pasteur. Khi nói đến nhiễm trùng người ta chỉ chú trọng đến vai trò của mầm bệnh.
Costeur coi cơ thể gia súc như một môi trường dinh dưỡng, mà mầm bệnh có thể tự do sinh sôi nảy nở. Cock, nhà bác
học Đức nổi tiếng, người đặt nền móng cho học thuyết về vai trò chủ đạo của vi khuẩn, trong các bệnh truyền nhiễm
cho rằng, vấn đề đầu tiên của quá trình bệnh truyền nhiễm là vi khuẩn độc gây ra, những bệnh nhất định, trong mọi điều
kiện của ngoại cảnh và coï thể súc vật. Dựa vào học thuyết trên, nhiều nhà bác học ở thời kỳ trước, khi xác định bệnh
truyền nhiễm chỉ coi trọng vai trò vi khuẩn, mà không đánh giá đúng vai trò của cơ thể và ngoại cảnh, có ảnh hưởng
đến cơ thể và vi khuẩn. Vì vậy họ đã ra những biện pháp phiến diện để phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhưng chỉ chú
ý đến biện pháp tiêm phòng và tiêm phòng trong ổ dịch, để tạo miễn dịch cho gia súc. Nhận thức trên do đã tách hẳn vai
trò của cơ thể đối với mầm bệnh, cho nên không giải thích được hiện tượng trong thực tế là:
Trong một ổ dịch có con mắc bệnh, con không mắc bệnh, con mắc bệnh nặng, con mắc bệnh nhẹ, con lành bệnh, con
chết. Nhận thức trên cũng không dựa vào đặc tính cơ bản của sinh vật, là tính phản ứng đối với mọi kích thích. Nhận
thức đó dẫn đến những biện pháp phiến diện trong việc phòng chống dịch bệnh. Vai trò to lớn là sức đề kháng của cơ
thể. Nhiều nhà bác học đã chứng minh, vai trò chủ động của cơ thể trong quá trình nhiễm trùng và đã tìm ra mọi biện
pháp, để tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể và bất lợi đối với mầm bệnh,
là biện pháp ngăn chặn nhiễm trùng hoặc giảm nhẹ sự tiến triển của quá trình nhiễm trùng đó.
MétnhiCốp, lần đầu tiên đã đưa ra một khái niệm đúng đắn về nhiễm trùng. (Nhiễm trùng là cuộc đấu tranh giữa hai
sinh thể hữu cơ). Nhiễm trùng là trạng thái đặc biệt của cơ thể, là kết quả xáøy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể,
gặp những điều kiện thuáûn lợi để phát triển, sinh säi náøy nåí và phát huy tác hại của nó. Đồng thời kích thích

4
cơ thể, làm cơ thể thông qua hệ thống thần kinh trung ương điều tiết, huy động mọi khả năng bảo vệ của cơ thể, để
chống đỡ và điều tiết mầm bệnh. Hiện tượng đấu tranh giữa cơ thể và mầm bệnh xáøy ra trong điều kiện nhất định của
ngoại cảnh, nên nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố ngoại cảnh. Sự thống nhất của các mâu thuẫn đó, sự ảnh
hưởng qua lại của các nhân tố, dẫn đến kết quả là hiện tượng nhiễm trùng.
Sau Métnhicốp, Paplop cuîng xem sự nhiễm trùng là một hiện tượng sinh vật học phức tạp, bắt đầu bằng cuộc đấu
tranh giữa cơ thể bị xâm nhiễm và mầm bệnh. Paplop cho rằng (nếu bị một kích thích cơ giới vượt quá cường độ bình
thường, thì dù nóng lạnh, hoặc sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, thì tự nhiên về bề mặt cơ thể bắt đầu một cuộc
đấu tranh hết sức mãnh liệt, giữa tác nhân kích thích cơ thể)
2.2. Điều kiện gây nhiễm trùng
Muốn gây ra hiện tượng nhiễm trùng, mầm bệnh cần có những điều kiện sau:
2.2.1. Tính gây bệnh
Tính gây bệnh phụ thuộc về bản chất của quá trình tự nhiên thu được. Độc lực phụ thuộc vào tyïpe, cơ thể động vật,
ngoại cảnh, ứng dụng để chế Vaccine. Cũng không nên lẫn lộn giữa tính gây bệnh và độc lực. Độc lực không phải là
đặc trưng chung và sẵn có của vi sinh vật, mà nó chỉ là tính chất riêng của từng tyïpe, và có thể thay đổi, về nội dung
tính chất đó. Đồng thời căn cứ vào độc lực khác nhau để chế Vaccine, ví dụ: Newcastle hệ 1,2, lợn Đóng dấu VR, VR2.
Vì vậy độc lực cũng nói lên mức độ cụ thể và khả năng gây bệnh. Một vi trùng nếu có tính gây bệnh, nhưng độc lực yếu
thì cũng không gây bệnh được. Cho nên độc lực không những phụ thuộc vào bản chất của mầm bệnh, mà còn phụ thuộc
vào cơ thể và nhiều nhân tố khác, ví dụ: có thể có miễn dịch cao khi vi trùng có độc lực mạnh xâm nhập cũng không
gây được bệnh.
2.2.2. Số lượng
Số lượng ít bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng; số lượng nhiều: bệnh Loét da quăn tai.
2.2.3. Đường xâm nhiễm
Đường xâm nhiễm phụ thuộc vào loại vi trùng. Bệnh Suyễn lợn đường xâm nhập chủ yếu là đường hô hấp. Nhiệt thán
nhiều đường xâm nhập chủ yếu là da, hô hấp, tiêu hóa. Nếu bắt mầm bệnh đi con đường khác hoàn toàn mới lạ đối với
nó thì ngược lại có thể gây nên miễn dịch. Phản ứng cơ thể - dị ứng quá mẫn. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên xã
hội. Vị trí xâm nhiễm khác nhau cũng biểu hiện mức độ bệnh khác nhau, ví dụ: bệnh Dại.
2.2.4. Khả năng xâm nhiễm
Biểu hiện các mặt sau:
- Sức chống chọi với ngoại cảnh tốt.
- Tốc độ sinh sản trong cơ thể nhanh.
- Số lượng xâm nhập vào cơ thể.
-có một hay nhiều đường xâm nhập.
- Ý nghĩa xác định phạm vi, vị trí tiêu độc.
2.3. Đặc tính bệnh truyền nhiễm
2.3.1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể, không nhất thiết biểu hiện hình thức bệnh truyền nhiễm. Nhưng
ngược lại khi đã nói tới bệnh truyền nhiễm thì tất yếu phải có hiện tượng nhiễm trùng. Do vậy bệnh truyền nhiễm có
bốn đặc tính chính.
1. Tất cả những bệnh do vi sinh vật gây nên.
2. Có thời kỳ nung bệnh, có triệu chứng lâm sàng.
3. Có tính chất lây lan.
4. Đại đa số sau khi khỏi bệnh có tính chất miễn dịch.
Bốn đặc điểm trên có liên quan mật thiết với nhau, đặc biệt nhấn mạnh hai đặc điểm 1 và 3.

5
2.3.2. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm tuy biểu hiệ muôn hình muôn vẻ khác nhau. Nhưng có cùng chung một đặc điểm, căn cứ vào đặc
điểm đó, cho phép chúng ta phân biệt được với các bệnh truyền nhiễm khác.
2.3.2.1. Đặc điểm cơ bản có 4 đặc điểm
1, Mầm bệnh: Vi trùng, Virus, Xoắn trùng.
2, Rickettsia, trung gian giữa Vi khuẩn và Virus. Mycoplasma (PPLO) vi trùng nhóm gây bệnh phổi gia súc.
3, Nấm.
4, Nguyên trùng; Lê dạng trùng; Tiên mao trùng; Biên trùng.
2.3.2.2 Đặc điểm diễn biến của một ổ dịch
Trong thời gian xảy ra dịch, nếu không có sự can thiệp của con người gia súc chết nhiều, nên có sự can thiệp để giảm tỷ
lệ chết.
2.3.2.3 Đại đa số bệnh truyền nhiễm đều có tính miễn dëch
Khả năng miễn nhiễm có thể kéo dài một năm hoặc suốt đời.
2.3.2.4. Đặc điểm bệnh trong ổ dịch
Các đặc điểm triệu chứng bệnh của động vật đều giống nhau. Qua những đặc điểm trên chúng ta cần nhận thức rằng.
Không phải bất cứ lúc nào, bệnh nào cũng có những đặc điểm đó.
* Cần nắm vững 4 đặc điểm trên để làm tốt công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Chủ yếu dựa vào điều tra,
phạm vi điều tra rộng hẹp, thời điểm điều tra. Điều tra sớm hay muộn là do người điều tra quyết định. Phương pháp
điều tra, là phương pháp đúng đắn nhất, vì có những bệnh có khả năng làm ở phòng thí nghiệm. Nhưng không có
phương pháp điều tra quan sát thì chưa chắc đã đúng, ví dụ như Dịch tả lợn ở Cao Bằng chẳng hạn.
2.3.3. Bệnh tiến triển theo bốn thời kỳ
1. Thời kỳ nung bệnh.
2. Tời kỳ tiền phát.
3. Thời kỳ toan phát.
4. Thời kỳ cuối bệnh.
Chú ý khi mua con vật về phải cách ly, nếu không khó chẩn đoán. (Thải trùng – cách ly - chẩn đoán tốt). Con mang
trùng cần cách ly một thời gian để giải phóng dịch. Con bệnh ở 4 thời kỳ trên đều là nguồn bệnh do vậy cần phải cách
ly triệt để.
* Tiêu chuẩn lành bệnh để nhập đàn là: khỏi triệu chứng, hết bệnh tích, không mang trùng, hết thời gian cách ly cần
thiết, không tái phát bệnh.
Chæång 3

QUÁ TRÌNH SINH DỊCH

3.1. Nguồn bệnh
3.1.1 Khái niệm
Muốn biết thế nào là nguồn bệnh ta đi sâu nghiên cứu hai quan điểm sau:
Gramasipxki cho rằng: nguồn bệnh là nới cư trú và sinh sản thuận lợi mà từ đó trong những điều kiện nhất định, sẽ xâm
nhập vào cơ thể bằng cách này, hay cách khác để gây bệnh. Nguồn bệnh phải là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại
mãi mãi, tồn tại khá lâu, nhưng không có điều kiện thuận lợi để nó tồn tại lâu dài. Nước, đất không thể coi là nguồn
bệnh, mà chỉ là môi trường chứa mầm bệnh tạm thời.
Nhiều loài mầm bệnh tồn tại trong nước, đất lâu (Nhiệt thán sống ở trong đất rất lâu với hình thức nha bào). Nhưng
nguồn bệnh chính vẫn là súc vật mắc bệnh, vì có chúng thì đất, nước mới có nguồn bệnh và nguồn bệnh mới tồn tại mãi
mãi trong thiên nhiên. Có nhận thức đúng đắn về nguồn bệnh mới tác động đúng vào khâu chủ yếu, vào quá trình sinh
dịch để dập tắt nhanh chóng. Theo quan điểm trên đây, thì nguồn bệnh phải là con vật đang mắc bệnh, hoặc đang mang

nguon tai.lieu . vn