Xem mẫu

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mạng máy tính
ĐẠI HỌC

PHẠM QUỐC HÙNG

BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH .....................................................5
1.1

Giới thiệu chung về mạng ...........................................................................5

1.2

Giao thức mạng ...........................................................................................6

1.3

Sơ đồ mạng ..................................................................................................7

1.4

Phân loại mạng máy tính .............................................................................9

BÀI 2. MÔ HÌNH OSI VÀ TCP/IP ......................................................................11
2.1

Kiến trúc phân tầng ...................................................................................11

2.2

Mô hình OSI ..............................................................................................12

2.3

Mô hình TCP/IP ........................................................................................17

2.4

So sánh mô hình OSI và TCP/IP ...............................................................18

2.5

Một số thiết bị mạng cơ bản ......................................................................19

BÀI 3. TẦNG VẬT LÝ ........................................................................................25
3.1

Giới thiệu về môi trường truyền dẫn .........................................................25

3.2

Đường truyền hữu tuyến ...........................................................................25

3.3

Đường truyền vô tuyến..............................................................................31

BÀI 4. TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU ....................................................................35
4.1

Điều khiển luồng dữ liệu ...........................................................................35

4.2

Phương pháp kiểm tra sửa sai (CRC) ........................................................35

4.3

Giao thức CSMA/CD ................................................................................38

4.4

Giao thức Token ring, Token Bus .............................................................39

4.5

Cơ bản về Ethernet ....................................................................................41

4.6

Truyền fullduplex và halfduplex ...............................................................42

4.7

Công nghệ Ethernet 10 Mbps, 100 Mbps .................................................43

4.8

GigaEthernet..............................................................................................44

BÀI 5. TẦNG MẠNG – GIAO THỨC IP ............................................................45
5.1

Giao thức IP (Internet Protocol) ................................................................45

5.2

Địa chỉ mạng .............................................................................................47

5.3

Địa chỉ mạng IPv4 .....................................................................................48

5.4

Địa chỉ mạng con và cách chia mạng con .................................................51

BÀI 6. TẦNG VẬN CHUYỂN ............................................................................57
6.1

Giới thiệu về tầng vận chuyển...................................................................57

6.2

Giao thức TCP ...........................................................................................57

Mạng máy tính
6.3

Giao thức UDP .......................................................................................... 61

BÀI 7. TẦNG ỨNG DỤNG ................................................................................. 63
7.1

Giới thiệu về tầng ứng dụng ..................................................................... 63

7.2

SMTP, POP3 và IMAP ............................................................................. 63

7.3

HTTP......................................................................................................... 70

7.4

FTP ............................................................................................................ 72

7.5

Telnet ........................................................................................................ 73

7.6

DNS........................................................................................................... 74

THỰC HÀNH 1. KẾT NỐI MẠNG LAN ............................................................ 81
THỰC HÀNH 2. CẤU HÌNH MODEM ADSL VÀ ACCESS POINT ............... 87
THỰC HÀNH 3. CẤU HÌNH TCP/IP CHO MẠNG LAN .................................. 93
THỰC HÀNH 4. KHAI THÁC MẠNG LAN ...................................................... 97
THỰC HÀNH 5. KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 ................................................. 111
THỰC HÀNH 6. KẾT NỐI MẠNG LAN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ
SWITCH, ACCESS POINT........................................................................................ 112
THỰC HÀNH 7. CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY IN TRONG LAN ............... 116
THỰC HÀNH 8. SỬ DỤNG MÁY ẢO TẠO VLAN (VMWARE) .................. 126
THỰC HÀNH 9. SỬ DỤNG MÁY ẢO TẠO VLAN (VIRTUALBOX) .......... 131
THỰC HÀNH 10.
THỐNG MẠNG

SỬ DỤNG PACKET TRACER ĐỂ MÔ PHỎNG HỆ
136

THỰC HÀNH 11. KIỂM TRA THỰC HÀNH 2 ............................................... 148

4

Mạng máy tính
BÀI 1.

TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1.1
Giới thiệu chung về mạng
1.1.1 Khái niệm và các thành phần của mạng máy tính
Mạng máy tính là tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau bằng các phương tiện
truyền vật lý và tuân theo một kiến trúc mạng nhất định.
Mạng máy tính gồm ba thành phần chính:
Các thiết bị: Gồm có hai loại chính là thiết bị đầu cuối (bao gồm PC, Printer,
Fax...) và thiết bị mạng (bao gồm Hub, Switch, Router...)
Phương tiện truyền vật lý: Còn được gọi là môi trường truyền dẫn. Có 2 loại môi
trường truyền dẫn chính là hữu tuyến và vô tuyến
Kiến trúc mạng: Là tập hợp các giao thức mà các thực thể mạng cần phải tuân
theo khi tham gia vào hệ thống mạng
1.1.2 Lợi ích của mạng máy tính
Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao.
Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực
như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục... Hiện nay ở nhiều
nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta thấy được việc kết
nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như:
- Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (như thiết bị,
chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành
viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những vị trí
của tài nguyên đó.
- Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và
lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì
chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên
một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế
và hệ thống vẫn hoạt động bình thường.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể
được sữ dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại
các công việc với những thay đổi về chất như:
- Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.
- Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.
- Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.
- Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp
trên thế giới.
Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong mạng là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ như làm thế nào để truy xuất thông
tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, trong khi việc xử lý thông tin trên mạng quá
nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra mất thông tin một cách đáng
tiếc. Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an toàn với
5

nguon tai.lieu . vn