Xem mẫu

  1. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MẶT CHÂN ĐẾ I / MỤC TIÊU : Hiểu được điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định chỉ là điều kiện về momen các ngoại lực và là trường hợp riêng của điều kiện cân bằng tổng quát. Hiểu được thế nào là cân bằng bền, không bền, phiếm định. Hiểu thế nào là mặt chân đế của một vật và giải thích cách làm tăng mức vững vàng của một vật. II / CHUẨN BỊ : 1 / Giáo viên :  Chuẩn bị TN đĩa momen (hình 10.1 SGK).  Nếu có thể, chuẩn bị hộp hình khối chữ nhật và miếng kê như Hình 10.5 SGK. 2 / Học sinh : Ôn lại điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn. III / GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
  2. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1 : GV : Làm thí nghiệm hình 10.1 HS : Độ lớn của lực F1 GV : Hãy cho biết độ lớn của lực F1 HS : Độ lớn của cánh tay đòn của ? lực F1 GV : Hãy cho biết độ lớn của cánh tay đòn của lực F1 ? HS : Độ lớn của moment lực của lực GV : Hãy tính moment lực của lực F1 F1 ? HS : Độ lớn của lực F2 GV : Hãy cho biết độ lớn của lực F2 HS : Độ lớn của cánh tay đòn của ? lực F2 GV : Hãy cho biết độ lớn của cánh tay đòn của lực F2 ? HS : Độ lớn của moment lực của lực GV : Hãy tính moment lực của lực F2 F2 ? HS : Moment của 2 lực này là M 1 GV : Em có nhận xét gì về moment và M 2 có độ lớn bằng nhau nhưng của hai lực này ? có dấu ngược nhau. Tổng đại số của hai moment này bằng không ?
  3. HS : Điều kiện cân bằng của một vật GV : Phát biểu điều kiện cân bằng có trục quay cố định tổng đại số tất của một vật có trục quay cố định ? cả các momen lực đặt lên vật đối với trục quay đó bằng không.  i Mi = GV : Điều kiện này còn gọi là gì ? M1 + M2 + ... = 0 HS : Quy tắc moment. Hoạt động 2 : GV : Làm thí nghiệm 10.2a HS : Quan sát thí nghiệm. GV : Cân bằng bền là gì ? HS : Nêu định nghĩa cân bằng bền. GV : Giải thích lý do tại sao xảy ra ? GV : Làm thí nghiệm 10.2b HS : Quan sát thí nghiệm. GV : Cân bằng không bền là gì ? HS : Nêu định nghĩa cân bằng không GV : Giải thích lý do tại sao xảy ra ? bền. GV : Làm thí nghiệm 10.2c GV : Cân bằng phiếm định là gì ? HS : Quan sát thí nghiệm. GV : Giải thích lý do tại sao xảy ra ? HS : Nêu định nghĩa cân bằng phiếm định. GV : Mô tả hình 10.4
  4. GV : Thế nào là mặt chân đế của 1 Hoạt động 3 : vật ? HS : Quan sát hình vẽ trong sách GV : Làm thí nghiệm hình 10.5 giáo khoa GV : Điều kiện cân bằng của một vật HS : Nêu định nghĩa mặt chân đế. có mặt chân đế là gì ? HS : Quan sát thí nghiệm. GV : Lấy ví dụ về tủ càng cao, càng HS : Nêu điều kiện cân bằng của một rộng ? vật có mặt chân đế. GV : Có nhận xét gì về mức vững HS : Trọng tâm càng cao và diện tích vàng của trạng thái cân bằng ? mặt chân đế càng nhỏ thì mức vững vàng của vật càng kém và ngược lại. IV / NỘI DUNG : 1. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (còn gọi là qui tắc momen) Điều kiện cân bằng tĩnh của một vật rắn có trục quay cố định là tổng đại số tất cả các momen lực đặt lên vật đối với trục quay đó bằng không.  i Mi = M1 + M2 + ... = 0 2. Các dạng cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
  5. a. Cân bằng bền : Trạng thái cân bằng của một vật là bền nếu khi vật bị lệch khỏi trạng thái đó thì nó sẽ trở lại vị trí cân bằng ban đầu dưới tác dượng của trọng lực. b. Cân bằng không bền : Trạng thái cân bằng của một vật là không bền, nếu khi vật bị lệch khỏi trạng thái đó thì vật sẽ chuyển sang trạng thái cân bằng mới dưới tác dụng của trọng lực. c. Cân bằng phiếm định : Trạng thái cân bằng của một vật là phiếm định nếu như vật bị lệch khỏi trạng thái đó thì vật năm ở ngay trạng thái cân bằng lúc bị lệch. d. Nguyên nhân của các trạng thái cân bằng khác nhau : Khi vị trí trọng tâm của vật ở trạng thái cân bằng thấp hơn so với vị trí trọng tâm của nó ở các vị trí lân cận, thì vật nằm ở trạng thái cân bằng bền. Khi vị trí trọng tâm của vật ở trạng thái cân bằng cao hơn so với vị trí trọng tâm của nó ở các vị trí lân cận thì vật nằm ở trạng thái cân bằng không bền. Khi vị trí trọng tâm của vật ở trạng thái cân bằng không đổi hoặc ở một độ cao không đổi thì vật nằm ở trạng thái cân bằng phiếm định.
  6. 3. Mặt chân đế. Tính vững vàng của một vật có mặt chân đế. a. Mặt chân đế Mặt chân đế của một vật là đa giác lồi nhỏ nhất chứa các điểm tiếp xúc giữa vật và mặt đỡ. b. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là đường tác dụng của trọng lực phải đi qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế) c. Mức vững vàng của trạng thái cân bằng. Trọng tâm càng cao và diện tích mặt chân đế càng nhỏ thì mức vững vàng của vật càng kém và ngược lại. V / CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ : Trả lời câu hỏi 1, 2 và các bài tập 1,2,3,4. Xem bài 11.
nguon tai.lieu . vn