Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

BÀI GIẢNG
KỸ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ & TIẾNG ỒN

HƯNG YÊN - 2012

1

CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1.1. Giới thiệu về khí quyển
1.1.1. Đặc điểm:
- Khí quyển là lớp không khí trên bề mặt trái đất, không có giới hạn cụ thể
- Khối lượng của khí quyển : 5x1015 tấn, trong đó 99% nằm trong khoảng độ cạo 30km
tính từ bề mặt trái đất.
- Có khoảng 50 hợp chất hóa học khác nhau
1.1.2. Cấu trúc khí quyển
Dựa vào biến thiên nhiệt độ theo chiều cao, có thể chia khí quyển thành các tầng sau:
a/ Tầng đối lưu (Troposphere)
+ Chiều cao từ 0-15km
+ Chiếm 70% khối lượng
+ Nhiệt độ giảm theo chiều cao
+ Các hiện tượng mây mưa, sấm sét đều xẩy ra chủ yếu ở tầng đối lưu, đặc biệt là lớp
sát mặt đất dạy 1=2km; lớp khí quyển này ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của nhân loại
và thảm động thực vật trên trái đất.
b/ Tầng bình lưu (Statosphere)
+ Chiều cao từ 15-50km
+ Chứa lớp ozon (ozon layer) quan trọng ngăn chặn các tia bức xạ độc hại từ mặt trời
+ Nhiệt độ tăng theo chiều cao (khí ozon trong từng bình lưu hấp thụ tia cực tím từ mặt
trời)
+ Chứa lớp ozon (ozon layer) quan trọng ngăn chặn các tia bức xạ độc hại từ mặt trời
c/ Tầng trung gian (Mesosphere)
+ Chiều cao từ 50-85 km
+ Nhiệt độ giảm theo chiều cao
d/ Tầng nhiệt (Theomosphere)
+ Chiều cao từ 85-100km
+ Do các phân tử không khí hấp thụ năng lượng của các tia tử ngoại của tia cực tím làm
cho nhiệt độ của tầng này càng ngày càng cao theo chiều cao. Cũng do sự chiếu xạ của mặt trời
mà một số phân tử không khí bị phân ly, do hình thành lớp điện li nồng độ cao nên tầng này còn
gọi là tầng điện li. Năng lượng của tầng điện li sẽ đưa sóng điện từ phản hồi về quả đất, vì vậy
tầng này có vai trò quan trọng trong việc thông tin vô tuyến điện tử trên trái đất.
2

e/ Tầng ngoài:
+ Là tầng ngoài cùng của khí quyển
+ Có độ dày khoảng 800km
+ Nhiệt độ tăng nhanh theo chiều cao.
1.2. Thành phần và vai trò của khí quyển
1.2.1. Thành phần
- Thành phần ổn định: N2 (78,09%); O2 (20,95%); Ar (0,93%),...
- Thành phần không ổn định: Hơi nước; ozon, metan, CO2,...
1.2.2. Vai trò của khí quyển
- Duy trì sự sống
- Điều hòa khí hậu
- Cung cấp tài nguyên
- Thực hiện quá trình đối lưu để tuần hoàn hơi nước
1.3. Khái niệm về ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của tác nhân trong không khí không mong muốn ở nồng
độ có thể gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đến sự tồn tại và phát triển của sinh
vật, làm hư hỏng các công trình kiến trúc, các thiết bị máy móc,...
1.4. Các chất gây ô nhiễm không khí
1.4.1. Theo nguồn gốc phát sinh:
- Các chất ô nhiễm sơ cấp: Các chất khí, hơi và chất rắn trực tiếp từ nguồn phát thải vào
không khí. Những chất ô nhiễm chủ yếu đó là SO2, CO, CO2, bụi,...
- Các chất ô nhiễm thứ cấp: Là những chất ô nhiễm do những phát sinh sau: do các chất ô
nhiễm sơ cấp khi đi vào khí quyển tác dụng tương hỗ lẫn nhau, hoặc tác dụng với các chất
sẵn có trong không khi hoặc do cự chiếu xạ của mặt trời mà quang hợp để tạo thành các
chất ô nhiễm khác có các đặc tính vật lý, hóa học hoàn toàn khác với chất ô nhiễm sơ cấp,
đặc tính ô nhiễm của nó thường mạnh hơn nhiều so với các chất ô nhiễm sơ cấp. Các chất
ô nhiễm thứ cấp chủ yếu là Axit sulfuaric, muối sulfat, NO2, HNO3...,
1.4.2. Theo trạng thái vật lý:
- Các chất ở thể khí: SO2, NO, H2S, NH3, ...
- Các chất ở dạng hơi: H2SO4, các hơi dung môi hữu cơ
3

- Dạng rắn: Bụi, khói,...
1.5. Nguồn gây ô nhiễm không khí
1.5.1. Nguồn tự nhiên:
- Cháy rừng, núi lửa, bão bụi, phấn hoa, phân hũy xác động thực vật
1.5.2. Nguồn nhân tạo: Đây là nguồn gây ô nhiễm chính, người ta quan tâm giải quyết
nguồn này. Nguồn nhân tạo nguy hiểm ở chổ rất dễ xảy ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ với
nồng độ cao gây tác hại lớn cho con người và môi trường.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp: Các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, vật liệu xây dựng,
thực phẩm,...
- Hoạt động giao thông vận tải: Gây ô nhiễm do quá trình cháy nhiên liệu thải ra, ngoài ra
còn do sự hoạt động gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn, rung,...
- Hoạt động nông nghiệp: Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hũy rác thải nông
nghiệp, đốt rơm rạ,...
- Hoạt động sinh hoạt: Phân hủy rác thải sinh hoạt, sử dụng thai tổ ong,...
1.6. Giới thiệu Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường khí
1.6.1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí
TCVN 5937- 2005 - Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
TCVN5938-2005 - Chất lượng không khí- Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
TCVN 5939-2005- Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ
TCVN 5940-2005 – Chất lượng không khí công nghiệp đối với chất các chất hữu cơ.
1.6.2. Tiêu chuẩn phát thải khí
TCVN 6992-2001 – Tiêu chuẩn phát thải một số chất vô cơ trong vùng đô thị
TCVN 7440- 2005- Tiêu chuẩn phát thải ngành công nghiệp nhiệt điện
1.6.3. Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường không khí
- Sự khác nhau giữa TCVN và QCVN là TCVN thi không bắt buộc và QCVN thì bắt buộc
- QCVN thường yêu cầu thấp hơn TCVN
QCVN 23:2009/BTNMT - Khí thải sản xuất xi măng
QCVN 22:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp nhiệt điện
QCVN 21:2009/BTNMT - Khí thải sản xuất phân bón hóa học
QCVN 20:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
QCVN 19:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
QCVN 06:2009/BTNMT - Chất độc hại trong không khí xung quanh

4

QCVN 34:2010/BTNMT - QCKTQG về Khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và
các chất vô cơ
1.7. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
- Ô nhiễm không khí do hoạt động GTVT:
+ Các phương tiện giao thông ở VN đạt tiêu chuẩn quá thấp, hiện đang áp dụng TC Euro 2
+ Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh
- Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp:
+ VN là nước có gần 70% hoạt động nông nghiệp, lượng khí thát thải rất lớn: từ hai nguồn
chính: phế phẩm nông nghiệp và hóa chất BVTV
+ Thuốc BVTV chưa kiểm soát chặt nên nguy cơ ô nhiễm cao
- Hoạt động công nghiệp:
+ Đốt nhiên liệu hóa thạch: khí nhà kính
+ Khả năng kiểm soát không hợp lý nên nhiều quá trình gây phát thải
- Hoạt động ở các làng nghề:
CHƯƠNG 2. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
2.1. Ảnh hưởng tới môi trường ở quy mô hẹp (local)
- Ảnh hưởng tới hệ sinh thái:
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, cụ thể là suy giảm đa dạng sinh
học. Tùy vào những loại khí thải khác nhau mà sự ảnh hưởng sẽ khác nhau.
- Ảnh hưởng tới tài sản: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến nhiều công trình kiến trúc,
chẳng hạn mưa axit ảnh hưởng đến các công trình làm từ vật liệu là kim loại.
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Ô nhiễm môi trường làm cho chất lượng cuộc sống
tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Hạn chế tầm nhìn: Ô nhiễm bụi hoặc sương mù ảnh hưởng đến tầm nhìn
- Một số ảnh hưởng khác tới khí quyển
2.2. Tác hại tới sức khỏe con người
2.2.1. Khó khăn trong việc nghiên cứu tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con
người
- Do hàm lượng các chất độc trong không khí thường bé nên phương pháp được ứng
dụng để xác định chúng phải đạt độ nhạy và độ chính xác cao. Bên cạnh đó, muốn đạt

5

nguon tai.lieu . vn