Xem mẫu

• Cùng với sự phát triển của công nghệ - xã hội, điện thoại đã trở thành
hình thức liên lạc không thể thiếu cho mọi người trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, giao tiếp qua điện thoại sao cho hiệu quả thì không phải ai
cũng nắm được và thường bỏ qua kỹ năng này.
• Nhiều người nghĩ rằng, nói chuyện điện thoại chỉ cần bốc máy lên gọi
hoặc trả lời là đã ổn, nhưng trên thực tế, giao tiếp qua điện thoại đòi hỏi
một số kỹ năng cơ bản mà không phải ai cũng biết.
• Slide này sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên tắc cơ bản để giao tiếp
qua điện thoại hiệu quả hơn.

• Các trường hợp giao tiếp trang trọng: phỏng vấn việc làm, nói chuyện với người
lớn tuổi (không thân thiết), trò chuyện với thầy cô giáo xin ý kiến, trao đổi công
việc với cấp trên…
• Giao tiếp trang trọng đòi hỏi bạn phải ăn nói mạch lạc, rõ ràng, dùng đúng từ
ngữ và không dùng tiếng lóng, từ nước ngoài gây khó hiểu.
• Giao tiếp trang trọng đòi hỏi bạn phải có một sự chuẩn bị nhất định (cả trong
trường hợp nghe và nói).

1.1. Kỹ năng gọi điện trong giao tiếp trang trọng
Cần chuẩn bị tốt các điểm:
+) Thời điểm gọi:

- Bạn đảm bảo người đó rảnh rỗi và thoải mái để nghe cuộc gọi của bạn. Nếu là
công việc, hãy gọi vào giờ hành chính: buổi sáng từ 9h đến 11h, buổi chiều từ
14h đến 16h. Gọi vào các giờ này để đảm bảo họ đã ngồi vào bàn làm việc và

sẵn sàng xem xét, suy nghĩ về đề xuất, kế hoạch của bạn. Không gọi vào sáng
thứ 2 vì thời điểm này nhiều công ty họp đầu tuần, báo cáo sơ bộ… trừ khi bạn
có việc gấp.
- Với người lớn tuổi, thầy cô giáo, bạn có thể gọi vào buổi tối, lúc họ đang rảnh
rỗi, thư giãn sau một ngày làm việc. Khoảng thời gian từ 20h đến 21h là lý
tưởng. Đừng gọi sớm hơn hay trễ hơn. Nếu gọi điện vì mục đích hỏi thăm, bạn
có thể gọi vào dịp cuối tuần.

nguon tai.lieu . vn