Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ LAO ĐỘNG (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Ngƣời biên soạn: ThS Nguyễn Thị Hồng Đào Lưu hành nội bộ - Năm 2018
  2. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1.1. Câu chuyện kinh tế của thị trƣờng lao động Thị trường lao động được xem là nơi phù hợp để người tìm việc và chủ doanh nghiệp gặp gỡ và thực hiện giao dịch thông qua cung và cầu lao động. Bên cạnh đó, những biểu hiện về sự thay đổi cấu trúc cung hoặc cầu hay cả hai trên thị trường lao động cũng sẽ phần nào phản ánh được những vấn đề kinh tế-xã hội phát sinh. Các câu chuyện kinh tế của thị trường lao động có thể song hành cùng với các câu hỏi: - Tại sao tỷ lệ phụ nữ tham gia làm việc ngày càng gia tăng? - Các chương trình phúc lợi của chính phủ có làm giảm động cơ làm việc của người dân? - Dân di cư tác động như thế nào đến tiền lương và cơ hội làm việc của dân bản xứ? - Mức lương tối thiểu có làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của lao động ít chuyên môn? - Lợi ích của việc đi học và có nên đi học hay không? - Tại sao sự khác biệt về tiền lương lại tăng nhanh trong thời gian gần đây?... 1.2. Những nhân vật trên thị trƣờng lao động 1.2.1 Ngƣời lao động - Người lao động quyết định: Làm việc gì? làm bao nhiêu giờ? cần có kỹ năng nào? Khi nào nghỉ việc? chọn ngành nghề nào? có tham gia nghiệp đoàn hay không …Cộng tất cả quyết định của hàng triệu người lao động sẽ tạo ra cung lao động cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. - Mục tiêu của người lao động: Tối đa hóa phúc lợi còn gọi là “độ thỏa dụng”. 1.2.2 Doanh nghiệp - Mỗi doanh nghiệp phải quyết định quy mô, cơ cấu và chất lượng lao động cần thuê mướn cũng như phải sa thải, thời gian làm việc, vốn sử dụng…Cộng tất cả quyết định của các doanh nghiệp sẽ tạo ra cầu lao động cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. - Quan điểm doanh nghiệp: Người tiêu dùng là vua. - Mục tiêu doanh nghiệp: Tối đa hóa lợi nhuận. Quan điểm và mục tiêu trên là nền tảng của mọi quyết định về việc thuê mướn hoặc sai thải nhân công của các doanh nghiệp. Thông thường người lao động và doanh nghiệp tham gia vào thị trường lao động với những lợi ích mâu thuẫn nhau. Nhiều người muốn tham gia thị trường lao động khi -1-
  3. tiền lương cao nhưng ít doanh nghiệp muốn thuê mướn họ. Ngược lại, ít người chịu làm việc với mức lương thấp nhưng nhiều doanh nghiệp cần tuyển thêm. Khi tham gia thị trường lao động những ước muốn mâu thuẫn của người lao động và doanh nghiệp sẽ “được cân bằng”. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, cân bằng đạt tới khi cung bằng cầu. Ví dụ: Trong thị trường tự do cạnh tranh có đườngcung, đường cầu về lao động như sau: Hãy xác định số việc làm và thu nhập cân bằng? 1.2.3. Chính phủ Các quyết định, chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến quyết định làm việc của người lao động cũng như quyết định thuê mướn nhân công của các doanh nghiệp. SV tự cho 1 ví dụ về các chính sách, hay các quyết định cụ thể của chính phủ có tác động đến cung cầu lao động. 1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu môn học Đa số mỗi người lao động đều dành một phần thời gian của mình cho thị trường lao động. Chỉ có làm việc trên thị trường lao động mới có được thu nhập để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống, vì lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một sự tất yếu. Mỗi người trong cuộc sống luôn phải lựa chọn hàng hóa nào để tiêu dùng, -2-
  4. làm việc cùng với ai,… Như vậy cần phải nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường lao động. Kinh tế lao động nghiên cứu thị trường lao động hoạt động như thế nào. 1.4. Cơ cấu môn học Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về học phần kinh tế lao động Chƣơng 2: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về cung lao động Chƣơng 3: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về cầu lao động Chƣơng 4: Trang bị cho sinh viên kiến thức về cân bằng thị trường lao động Chƣơng 5: Giúp sinh viên có kiến thức về khác biệt lương đền bù Chƣơng 6: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về vốn con người – học vấn và thu nhập -3-
  5. CHƢƠNG 2 CUNG LAO ĐỘNG 2.1. Một số khái niệm cơ bản - Độ tuổi lao động : Ở Việt Nam, độ tuổi lao động được qui định: nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi. - Nguồn nhân lực: là bộ phận của dân số nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật và có khả năng tham gia lao động. - Quy mô dân số (P): là tổng số dân sinh sống tại một vùng lãnh thổ nhất định, tại một thời điểm xác định. - Người có việc làm (E)lànhữngngườitrong độtuổilaođộngđanglàm việc trong các doanh nghiệp, trong các tổ chức xã hội và thu nhập. - Người thất nghiệp (U) làngườitrongđộtuổilaođộngđangtìm kiếm việc làmnhưng chưa tìm kiếmđược. - Lực lượng lao động (LF) làsốngườitrongđộtuổilaođộngđangcó việc làmhoặc chưa có việc làmnhưng đang tìmkiếmviệc làm. Lực lượng lao động LF = U + E LF Tỷ lệ tham gia LLLĐ = ---------- P E Tỷ lệ việc làm trên dân số = --------- P U Tỷ lệ thất nghiệp = --------- LF 2.2. Hàm thỏa dụng Hàm thỏa dụng đo lường mức độ thỏa mãn hay hài lòng dựa trên tiêu dùng hàng hóa (C) và thời gian rãnh rỗi (L) và thể hiện bằng hàm: U = f (C, L) Dạng hàm thỏa dụng đơn giản: U C L 2.3. Đƣờng bàng quan -4-
  6. Với một mức độ thỏa dụng nhất định chúng ta có nhiều kết hợp giữa C và L. a) Đặc điểm của đường bàng quan • Đường bàng quan dốc xuống • Đường bàng quan càng cao, độ thỏa dụng càng lớn • Không giao nhau • Lồi về phía gốc tọa độ Hình 2.1 Đƣờng bàng quang b) Độ thỏa dụng biên - Độ thỏa dụng biên tiêu dùng (MUC): Là sự thay đổi độ thỏa dụng khi tiêu dùng thêm 1 đơn vị giá trị hàng hóa và giữ nguyên số giờ nhàn rỗi. U MU C C L - Độ thỏa dụng biên của nhàn rỗi (MUL): Là sự thay đổi độ thỏa dụng khi một người sử dụng thêm 1 giờ nhàn rỗi và giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hóa. U MU L L C Bảng 2.1 Tính độ thỏa dụng biên -5-
  7. Tiêu dùng Giờ nhàn rỗi (L) U = CxL MUC MUL hàng hóa (C) 400 125 50 triệu - - 401 125 50,125 triệu 0,125 - 400 126 50,400 triệu - 0,400 c) Độ dốc của đường bàng quan Độ dốc của đường bàng quan đo được mức độ một người sẵn sàng bớt đi thời gian nhàn rỗi để có thêm tiêu dùng hàng hóa, trong khi giữ nguyên độ thỏa dụng. Độ dốc của đường bàng quan phản ánh người lao động có thêm bao nhiêu giá trị hàng hóa tiêu dùng nếu người ấy bớt đi thời gian nhàn rỗi. Khi di chuyển lượng thời gian nhàn rỗi từ điểm X đến điểm Y, người ấy bớt đi một lượng thời gian nhàn rỗi là ∆L. Vì vậy độ thỏa dụng bị mất khi di chuyển từ X đến Y là: U L MU L Mặc khác khi di chuyển từ điểm X đến điểm Y, người ấy tăng thêm ∆C giá trị hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy độ thỏa dụng tăng thêm khi di chuyển từ X đến Y là: U C MU C X và Y cùng nằm trên đường bàng quan do vậy : Độ dốc của đường bàng quan: L MU L C MU C Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan còn gọi là tỷ lệ thay thế biên trong tiêu dùng. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan có xu hướng giảm và tỷ lệ thay thế biên trong tiêu dùng có xu hướng giảm dần. U L MU L U C MU C C MU L : LU MU C độ dốc đường bàng quang -6-
  8. : tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên/giảm dần 2.4. Giới hạn thời gian và ngân sách Gọi: T: tổng thời gian h: thời gian làm việc w: mức lương V: thu nhập ngoài lao động Giới hạn thời gian: T L h Giới hạn ngân sách: C wh V C wT L V Đường ngân sách: wT V C wL Toàn thu nhập: wT + V 2.5. Đƣờng ngân sách Đường ngân sách là ranh giới của tập hợp các cơ hội cho người lao động (hay đường ngân sách là đường chỉ ra giới hạn tập hợp các cơ hội của lao động). Hình 2.2 Đƣờng ngân sách là gianh giới của tập hợp các cơ hội cho ngƣời lao động Điểm E trên đường ngân sách cho biết nếu một người không làm việc hoàn toàn (dùng toàn bộ T giờ để nghỉ ngơi), anh ta có thể mua V hàng tiêu dùng, điểm này gọi là điểm lười (hay điểm tự có). 2.6. Quyết định giờ làm việc 2.6.1. Làm việc hay không làm việc Nhân tố nào thúc đẩy con người tham gia thị trường lao động? -7-
  9. Thực chất là có đồng ý trao đổi giữa việc giảm bớt thời gian rãnh rỗi để tăng thêm tiêu dùng. Do vậy điều kiện trao đổi là mức độ tiêu dùng tăng thêm so với lượng thời gian rãnh rỗi bị mất có làm cho người lao động tăng thêm mức độ thỏa mãn. Điều kiện tiên quyết: Mức lương trên thị trường Nhận xét: - Mức lương thấp: Người lao động không tham gia thị trường lao động - Mức lương cao: Người lao động sẽ tham gia thị trường lao động - Mức lương giới hạn: Người lao động sẽ bàng quan giữa điểm tự có và tham gia thị trường lao động. Mức lương giới hạn được xác định = độ dốc đường bàng quan tại điểm tự có. 2.6.2. Quyết định giờ làm việc Khi mức lương thị trường cao hơn mức lương giới hạn người lao động sẽ tham gia vào thị trường lao động. Nhưng họ sẽ tham gia bao nhiêu thời gian? Người lao động sẽ quyết định số giờ làm việc sao cho với mức lương hiện hành trên thị trường họ sẽ đạt độ thỏa dụng cao nhất Hình 2.3 Giải pháp tiếp tuyến đối với quyết định làm việc và nghỉ ngơi Điều kiện tiếp xúc Độ dốc đường bàng quan = độ dốc đường ngân sách MU L w MU C MU L Hay MUC w -8-
  10. Số đơn vị thỏa dụng/1USD cho giờ nhàn rỗi = Số đơn vị thỏa dụng/1USD tiêu dùng hàng hóa Vì P nằm trên đường ngân sách, nên nếu gọi C* và L* là tiêu dùng và thời gian rãnh rỗi tối ưu ta có: C* = w. (T – L*) + V L* = (T – h*) Kết hợp các phương trình trên chúng ta xác định thời gian người lao động tham gia vào thị trường lao động h* = [T.W – V] / 2w (Phương trình này gọi là hàm cung lao động) 2.7. Mức lƣơng giới hạn Mức lương giới hạn là mức lương làm cho người lao động bàng quan giữa việc đi làm hay không đi làm Ký hiệu là: Mức lương giới hạn Hình 2.4 Tiền lƣơng giới hạn tạo ra sự bàng quan của ngƣời lao động giữa làm việc và không làm việc Trên hình 2.4, tiền lương giới hạn được xác định bằng giá trị tuyệt đối độ dốc của đường bàng quan tại điểm E. -9-
  11. Chi phí đi lại và mức lƣơng giới hạn Giả sử Nam có 200 ngàn đồng giá trị thu nhập ngoài thị trường lao động mỗi tuần. Nếu anh ta quyết định không làm việc, thì lợi ích anh ta được xác định trên đường bàng quan UG. Nếu anh ta quyết định làm việc, anh ta phải chịu chi phí để nhận công việc của mình. Giả định chi phí của Nam là 100 ngàn đồng mỗi tuần để đổi lấy công việc. Ngay phút bước vào thị trường lao động, điểm lười của anh dịch chuyển tới 100 ngàn đồng giá trị tiêu dùng hàng hóa, được xác định bằng điểm E1 trên hình. Hình 2.5 Chi phí thay đổi làm tăng tiền lƣơng giới hạn Không có chi phí đánh đổi, tiền lương tới hạn của Nam tại điểm lười E0. Bây giờ hãy xác định ảnh hưởng của chi phí đánh đổi tới tiền lương tới hạn của Nam. Tiền lương giới hạn tạo cho Nam sự bàng quan giữa làm việc và hoàn toàn không làm việc. Điều đó cho thấy đường ngân sách tạo cho Nam sự bàng quan giữa làm việc và hoàn toàn không làm việc được xác định bằng đường FE1. Có nhiều đường ngân sách với độ dốc thấp hơn độ dốc gốc của điểm lười E1 không cho phép Nam nhận UG đơn vị lợi ích. Cũng vậy, nhiều đường ngân sách với độ dốc lớn hơn có thể tạo cho Nam khá hơn. Như vậy đường ngân sách FE1 tạo ra sự bàng quan giữa không làm việc hoàn toàn và tránh được chi phí đánh đổi, hay giữa lao động và gánh chịu giá trị 100 ngàn đồng của chi phí đánh đổi. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường ngân sách hay w , là tiền lương tới hạn với sự tồn tại chi phí đánh đổi. - 10 -
  12. Thu nhập ngoài lao động thay đổi Hình 2.6 mô tả sự phản ứng của thời gian làm việc khi thu nhập ngoài lao động của người lao động tăng lên khi giữ mức lương không đổi. Đầu tiên, thu nhập ngoài lao động của người lao động là 100 ngàn đồng một tuần, từ đó ta có thể xác định được điểm lười E0. Mức lương của người lao động cho trước, đường ngân sách khi đó được xác định bằng đường E0F0. Người lao động tối đa hóa lợi ích bằng lựa chọn giỏ hàng hóa tại P0. Tại điểm này người lao động tiêu dùng 70 giờ cho nghỉ ngơi và 40 giờ làm việc. Sự gia tăng thu nhập ngoài lao động lên 200 ngàn đồng một tuần dịch chuyển điểm lười tới E1, vì thế đường ngân sách mới được xác định bằng đường E1F1. Lưu ý, vì mức tiền lương của la động được cố định, độ dốc của đường ngân sách gốc tại E1 bằng độ dốc của đường ngân sách bắt đầu từ điểm gốc E0. Sự gia tăng thu nhập ngoài thị trường lao động khi cố định tiền lương mở rộng tập hợp cơ hội của lao động nhờ di chuyển song song trên đường ngân sách. Do kết quả của sự gia tăng trong thu nhập ngoài lao động (V), người lao động bây giờ “nhảy lên” đường bàng quan cao, như điểm P1 trong hình 2.6. Sự tăng lên thu nhập ngoài lao động tất yếu sẽ làm cho người lao động khấm khá hơn. Cuối cùng, sự mở rộng tập hợp các cơ hội tạo ra thêm nhiều cơ hội cho người la động. Trên hình 2.6 (a) mô tả điểm P1 để cho thu nhập ngoài lao động tăng thêm làm tăng cả hai chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ và thời gian nghỉ ngơi. Vì thế, độ dài thời gian của tuần làm việc xuống 30 giờ. Trên hình 2.6 (b) mô tả điểm P1 để cho thu nhập ngoài lao động tăng thêm cắt giảm cầu thời gian nghỉ ngơi, tăng thêm độ dài thời gian tuần làm việc lên 50 giờ. - 11 -
  13. (a) (b) Hình 2.6 Tác động của sự thay đổi thu nhập ngoài lao động tới số giờ làm việc Ở đây, coi thời gian nghỉ ngơi như hàng hóa thông thường, tức khi thu nhập tăng lên trong điều kiện giá cả hiện thời của tất cả hàng hóa không đổi, người ta cầu chúng nhiều hơn. Từ những phân tích trên chúng ta có thể mô tả kết quả trên như sau: Tác động từ sự thay đổi thu nhập ngoài lao động (giữ ổn định mức tiền lương) tới nhu cầu nghỉ ngơi hay tới cung của thời gian lao động được gọi là tác động thu nhập. Vì nghỉ ngơi là hàng hóa thông thường, tác động thu nhập là dương, trong khi tác động nhập lên số giờ làm việc là âm. Mức lương thay đổi - 12 -
  14. (a) Tác động thu nhập chi phối (b) Tác động thay thế chi phối Hình 2.7 Phân tích sự tác động của thay đổi tiền lƣơng thành tác động thu nhập và thay thế h • Hiệu ứng thu nhập trội hơn 0 wV h • Hiệu ứng thay thế trội hơn 0 wV 2.8. Chƣơng trình phúc lợi và động cơ làm việc Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Các khoản phúc lợi mà người lao động nhận được rất đa dạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: quy định của pháp luật, khả năng tài chính của công ty, điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Nhưng xét tổng quát thì phúc lợi bao gồm hai phần chính: phúc lợi theo luật pháp quy định (phúc lợi bắt buộc) và phúc lợi do công ty tự nguyện áp dụng thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động, có tác dụng kích thích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp (phúc lợi tự nguyện). - Phúc lợi bắt buộc Là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp Pháp luật đưa ra những quy định về phúc lợi nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, giúp họ yên tâm công tác. Phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ bảo - 13 -
  15. hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí,tử tuất. - Phúc lợi tự nguyện. Là các phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của họ và - Các phúc lợi bảo hiểm. + + Bảo hiểm nhân thọ: trả tiền cho gia đình người lao động khi người lao + Bảo hiểm mất khả năng lao động: dành cho người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận. - Các phúc lợi bảo đảm. + + Bảo đảm hưu trí: Khoản tiền trả cho người lao động khi họ làm cho công ty đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu với số năm làm tại công ty theo công ty quy định. 2.9. Cung lao động 2.9.1. Đƣờng cung lao động Tập hợp các điểm phản ánh quan hệ giữa số giờ lao động và mức tiền lương được gọi là đường cung lao động. Số giờ làm việc là 0 đối với các mức tiền lương dưới mức tiền lương giới hạn. Người ta sẽ tham gia vào thị trường lao động khi mức lương thị trường vượt qua mức tiền lương giới hạn, và số giờ làm việc sẽ tỷ lệ thuận với mức tiền lương vượt quá mức lương giới hạn. Tại mức tiền lương vượt quá không nhiều so với tiền lương giới hạn, vì thế đường cung lao động phải có độ dốc dương, tác động thay thế chi phối tác động của thu nhập. Nếu ở một vài điểm, tình huống trái nghịch lại và tác động của thu nhập bắt đầu chi phối, số giờ làm việc giảm xuống do tiền lương tăng lên, tạo ra khúc của đường cung lao động mà đoạn này có độ dốc âm. Đường cung lao động mô tả ở hình 2.8 được gọi là đường cung lao động uốn cong về phía sau. - 14 -
  16. Hình 2.8 Quyết định cung lao động đối với một lao động 2.9.2. Đƣờng cung thị trƣờng lao động Đường cung thị trường lao động là tổng đường cung của cá nhân Hình 2.9 Đƣờng cung thị trƣờng lao động Khi mức tiền lương dưới w0 không ai làm việc, khi tiền lương tăng, người 1 tham gia vào thị trường lao động. Nếu mức tiền lương tăng cao hơn w1 thì người 2 tham gia vào thị trường lao động. Và rằng chỉ có người thứ nhất làm việc h0 giờ, nếu tiền lương nằm giữa w0 và w1. Tại mức lương cao hơn w1cung thị trường lao động là tổng số giờ được cung ứng bởi người 1 và người 2 hay h0 +h1. - 15 -
  17. Tiền trợ cấp về cung lao động Để minh họa tác động của chương trình trợ cấp tới động cơ lao động, hãy bắt đầu bằng việc xem xét chương trình tài trợ cho người trong diện đủ tiêu chuẩn nhận tiền trợ cấp. Cụ thể, giả sử rằng người được lựa chọn (như phụ nữ có nhiều con) để nhận trợ cấp tiền chẳng hạn 500 ngàn đồng mỗi tháng cho suốt thời gian ở ngoài lực lượng lao động. Nếu người đó bắt đầu tham gia vào thị trường lao động, có nghĩa rằng họ không cần tới sự giúp đỡ công cộng và từ bỏ vai trò người nhận trợ cấp. Những tác động của chương trình này tới động cơ lao động được thể hiện qua hình 2.10. Khi không có chương trình trợ cấp này, đường ngân sách là đường EF và dẫn tới giải pháp tiếp tuyến tại điểm P, trong trường hợp này người ta dành 70 giờ nghỉ ngơi và 40 giờ làm việc. Để đơn giản, giả định rằng người phụ nữ không có thu nhập gì ngoài thu nhập từ lao động. Việc công bố chương trình trợ cấp để trợ cấp 500 ngàn đồng cho người không làm thay đổi tập hợp cơ hội giành cho người phụ nữ. Cụ thể, chương trình trợ cấp đưa điểm G vào tập hợp cơ hội. Tại điểm này, người phụ nữ có thể mua 500 ngàn đồng giá trị hàng hóa tiêu dùng nếu tham gia vào chương trình trợ cấp và không làm việc. Một khi người phụ nữ đó bắt đầu tham gia vào thị trường lao động, tiền trợ cấp chỉ là một cơ hội bởi khi đó sẽ bị cắt trợ cấp và sẽ quay về đường ngân sách gốc EF. Sự tồn tại trợ cấp tại điểm G có thể làm giảm động cơ làm việc. Như hình vẽ, người phụ nữ trên hình 2.10 có thể đạt mức thu nhập cao bằng việc lựa chọn giải pháp trợ cấp tại điểm G thay vì lựa chọn giải pháp làm việc tại điểm P. Kiểu trợ cấp bằng tiền này cắt giảm cung lao động đưa họ ra khỏi lực lượng lao động. Trên thực tế, điều đó rõ ràng phụ nữ với tiền lương thấp có thể thích lựa chọn trợ cấp hơn. Như chúng ta thấy, sự cải thiện điêm lười (từ E tới G) đã tăng mức tiền lương tới hạn của lao động mà nó giảm khả năng để người với mức tiền lương thấp sẽ tham gia vào thị trường lao động. - 16 -
  18. Hình 2.10 Sự tác động của tiền trợ cấp với động cơ làm việc Kết luận: • Tăng mức lương giới hạn • Giảm khả năng tham gia lao động của những người thu nhập thấp - 17 -
  19. CHƢƠNG 3: CẦU LAO ĐỘNG 3.1. Hàm sản xuất Hàm sản xuất chỉ rõ mức sản lượng được sản xuất ra bởi các cách kết hợp của lao động và tư bản của doanh nghiệp. Giả định chỉ có 2 yếu tố tham gia sản xuất - E: là số giờ lao động trong doanh nghiệp (được xác định bằng tổng số lao động nhân với số giờ làm việc bình quân mỗi lao động). - K – Vốn: là giá trị đất đai, MMTB va các đầu vào vật chất khác. - Q: la sản lượng của doanh nghiệp. Q = f(E,K) 3.2. Sản phẩm biên và sản phẩm trung bình - Sản phẩm biên của lao động (MPE): Là sự thay đổi sản lượng khi thuê thêm 1 lao động giữ nguyên tất cả số đầu vào khác Q MPE E - Sản phẩm biên của vốn (MPK): Là sự thay đổi của sản lượng khi tăng thêm một đơn vị vốn và giữ nguyên mức tất cả số đầu vào khác Q MPK K q - Sản phẩm trung bình : APE E - 18 -
  20. Bảng 3.1 Sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động SP SP GTSP GTSP Lao động Sản lƣợng biên T.Bình biên T.Bình 0 0 - - - - 1 11 11 11 22 22 2 27 16 13,5 32 27 3 47 20 15,7 40 31,4 4 66 19 16,5 38 33 5 83 17 16,6 34 33,3 6 98 16 16,3 32 32,6 7 111 13 15,9 26 31,8 8 122 11 15,3 22 30,6 9 131 9 14,6 18 29,2 10 138 7 13,8 14 27,6 Hình 3.1 Đƣờng tổng sản lƣợng, sản phẩm biên và sản phẩm trung bình - Sản phẩm biên của lao động là độ dốc của đường tổng sản phẩm. - 19 -
nguon tai.lieu . vn