Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƢ (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Huỳnh Thị Thanh Dung Lưu hành nội bộ - Năm 2019
  2. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 5 1.1. Hoạt động đầu tư và mối quan hệ giữa môn học kinh tế đầu tư với các môn học khoa học khác thuộc lĩnh vực đầu tư ................................................................ 5 1.1.1 Đầu tư và phạm vi nghiên cứu của môn học kinh tế đầu tư ...................... 5 1.1.2 Mối quan hệ giữa môn kinh tế đầu tư với các môn học khác .................... 6 1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học ................................................................. 6 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6 1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7 1.3. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của môn học .................................. 7 1.3.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7 1.3.2 Cơ sở phương pháp luận của môn học ....................................................... 7 1.4. Khái quát nội dung nghiên cứu của môn học ................................................... 8 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ......... 9 2.1. Bản chất của đầu tư phát triển .......................................................................... 9 2.1.1 Khái niệm về đầu tư ................................................................................... 9 2.1.2 Những đối tượng tham gia vào thực hiện hoạt động đầu tư .................... 10 2.2. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển ....................... 12 2.2.1 Tác động của đầu tư đến tổng cung – tổng cầu ........................................ 12 2.2.2 Tác động của đầu tư đến tốc độ tăng trưởng ............................................ 13 2.2.3 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................ 15 2.2.4 Tác động đến khoa học công nghệ ........................................................... 18 2.3. Các lý thuyết kinh tế về đầu tư ....................................................................... 20 2.3.1 Số nhân đầu tư .......................................................................................... 20 2.3.2.Lý thuyết gia tốc về đầu tư ....................................................................... 21 2.3.3 Lý thuyết quỹ nội bộ đầu tư ..................................................................... 25 2.3.4 Lý thuyết về đầu tư .................................................................................. 26 2.3.5 Lý thuyết tân cổ điển ................................................................................ 27 2.3.6 Mô hình Harrod – Domar......................................................................... 29 2.4. Phân loại đầu tư phát triển ............................................................................. 31 2.4.1. Theo chức năng quản lý vốn đầu tư ........................................................ 31 2.4.2 Theo nguồn vốn........................................................................................ 32 2.4.3 Theo tính chất đầu tư................................................................................ 32 2.4. 4 Theo thời gian sử dụng............................................................................ 32 1
  3. 2.4.5 Theo lĩnh vực hoạt động .......................................................................... 33 2.4.6Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư ............................................................ 33 2.4.7 Theo ngành đầu tư .................................................................................... 33 CHƢƠNG 3: NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ .................................................................. 34 3.1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư ................................................ 34 3.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 34 3.1.2 Vai trò của vốn đầu tư và nguyên tắc quản lý sử dụng ............................ 34 3.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư .................................................................... 35 3.3. Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ................................. 37 3.3.1 Tạo lập và duy trì năng lực trưởng thành nhanh và nền vững cho nền kinh tế ........................................................................................................................ 37 3.3.2 Đảm bảo ổn định môi trường vĩ mô ......................................................... 38 3.3.3 xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn hiệu quả ................... 38 CHƢƠNG 4: QUẢN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HÓA ĐẦU TƢ ................................ 40 4.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đầu tư ........................................ 40 4.1.1 Khái niệm quản lý đầu tư ......................................................................... 40 4.1.2 Mục tiêu ................................................................................................... 40 4.1.3 Nguyên tắc quản lý đầu tư phát triển ....................................................... 40 4.2. Nội dung, phương pháp và công cụ quản lý đầu tư ....................................... 41 4.2.1. Nội dung quản lý đầu tư phát triển: ........................................................ 41 4.2.2.Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ................................ 42 4.3. Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư phát triển...................................................... 46 4.3.1 Bản chất của kế hoạch đầu tư ................................................................... 46 4.3.2 Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư ............................................................... 46 4.3.3 Trình tự lập kế hoạch đầu tư .................................................................... 47 CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ......... 48 5.1. Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển ........................................................ 48 5.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện ............................................................. 48 5.1.2 Tài sản cố định huy động ......................................................................... 49 5.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển ...................................................... 49 5.2.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả hoạt động đầu tư .................................. 49 5.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư ...................... 50 5.2.4 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư .................................. 55 CHƢƠNG 6: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ...................................................................................................................... 62 2
  4. 6.1. Khái niệm dự án đầu tư .................................................................................. 62 6.1.1 Sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đầu tư theo dư án ................... 62 6.1.2 Khái niệm và yêu cầu của một dự án đầu tư ............................................ 63 6.1.3 Công dụng của dự án đầu tư .................................................................... 65 6.2 Nội dung phân tích, đánh giá dự án đầu tư (dự án khả thi)............................. 66 6.2.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư ......................................................................... 67 6.2.2 Nghiên cứu tiền khả thi ............................................................................ 69 6.2.3 Nghiên cứu khả thi ................................................................................... 69 6.2. 4 Lập dự án đầu tư theo hướng dẫn của bộ kế hoạch đầu tư ..................... 72 CHƢƠNG 7: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ ..................................................... 83 7.1. Khái niệm, mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư ....................... 83 7.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 83 7.1.2 Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư ................................................. 83 7.1.3 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư................................................. 83 7.1.4 Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư ................................................ 84 7.1.5 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư ...................................................... 84 7.2. Căn cứ tiến hành thẩm định ........................................................................... 85 7.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư ............................................................ 86 7.3.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu ............................................................ 86 7.3.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự....................................................... 86 7.3.3 Thẩm định dựa trên phân tích rủi ro ........................................................ 88 7.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư ................................................................... 88 7.4.1 Thẩm định các văn bản pháp lý ............................................................... 88 7.4.2 Thẩm định mục tiêu của dự án đầu tư ...................................................... 88 7.4.3 Thẩm định về thị trường........................................................................... 89 7.4.4 Thẩm định về kỹ thuật công nghệ ............................................................ 89 7.4.5 Thẩm định về tài chính ............................................................................. 90 7.4.6 Thẩm định về kinh tế - xã hội .................................................................. 91 7.4.7 Thẩm định về môi trường sinh thái .......................................................... 91 7.5 Nội dung của thẩm định dự án đầu tư ............................................................. 92 7.5.1 Các quy định của thẩm định dự án ........................................................... 92 7.5.2.Nội dung thẩm định .................................................................................. 96 7.5.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư ...................................................... 98 CHƢƠNG 8: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ........................................................................................................... 103 3
  5. 8.1. Khái niệm và vai trò đấu thầu ...................................................................... 103 8.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 103 8.1.2 Vai trò..................................................................................................... 103 8.1.3 Nguyên tắc ............................................................................................. 104 8.1.4 Điều kiện tham gia thầu ......................................................................... 104 8.2. Hình thức và phương pháp lựa chọn nhà thầu ............................................. 105 8.2.1 Hình thức ................................................................................................ 105 8.2.2 Phương pháp lựa chọn nhà thầu ............................................................. 106 8.3. Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư .............................................. 107 8.3.1 Lập kế hoạch đấu thầu ........................................................................... 107 8.3.2 Trách nhiệm và hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu ............................ 108 8.3.3 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ................................................................... 110 8.4. Trình tự các bước thực hiện đấu thầu đối với một số gói thầu .................... 110 8.4.1 Quy trình lựa chọn nhà thầu ................................................................... 110 8.5. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu ......................... 112 8.5.1.Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu ............................................................. 112 8.5.2.Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu ..................................................... 113 8.5.3 Lựa chọn nhà thầu .................................................................................. 116 CHƢƠNG 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG ĐẦU TƢ ................................... 117 9.1. Bản chất và vai trò của đầu tư quốc tế ......................................................... 117 9.1.1 Bản chất của đầu tư quốc tế ................................................................... 117 9.1.2 Vai trò của đầu tư quốc tế ...................................................................... 117 9.2. Các hình thức đầu tư quốc tế ........................................................................ 118 9.2.1 Các hình thức đầu tư cơ bản ................................................................... 118 9.3.2 Các hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam ............................................ 119 9.3. Chuyển giao công nghệ trong đầu tư ........................................................... 120 9.3.1 Bản chất, của chuyển giao công nghệ .................................................... 120 9.3.2 Vai trò của chuyển giao công nghệ ........................................................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 122 4
  6. CHƢƠNG 1: ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1.1. Hoạt động đầu tƣ và mối quan hệ giữa môn học kinh tế đầu tƣ với các môn học khoa học khác thuộc lĩnh vực đầu tƣ 1.1.1 Đầu tƣ và phạm vi nghiên cứu của môn học kinh tế đầu tƣ Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với nguồn lực hy sinh. Nguồn lực hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án. Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. Loại đầu tư đem lại kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng, không chỉ làm tăng tài sản cua người đầu tư mà cả của nền kinh tế chính là đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển, đầu tư tài chính, đầu tư thương mại là 3 loại đầu tư luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích lũy, phát triển đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. 5
  7. 1.1.2 Mối quan hệ giữa môn kinh tế đầu tƣ với các môn học khác Cùng nghiên cứu các hiện tượng diễn ra trong lĩnh vực đầu tư và liên qua đến đầu tư có nhiều môn khoa học như: Kinh tế xây dựng, tổ chức kế hoạch hóa thi công, kế toán đầu tư và xây dựng cơ bản, thống kê đầu tư và xây dựng cơ bản, kỹ thuật xây dựng,… Các môn học này khác nhau và khác môn học kinh tế đầu tư ở đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, nhưng lại có quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của mình. Kinh tế xây dựng nghiên cứu các vấn đề về kinh tế thuộc lĩnh vực đầu tư một giai đoạn của quá trình hình thành và thực hiện các công cuộc đầu tư của nền kinh tế. Môn kinh tế đầu tư lại cung cấp các kiến thức về các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc tổ chức quản lý, các quy luật đặc thù của hoạt động đầu tư trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. 1.2. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học 1.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Môn kinh tế đầu tư là môn khoa học kinh tế thuộc linhc vực khoa học xã hội nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư phát triển gọi tắt là đầu tư. Quá trình tiến hành một công cuộc đầu tư kể từ khi bắt đầu chi phí các nguồn lực cho đến khi các thành quả của quá trình đầu tư phát huy tác dụng và ngừng hoạt động có nhiều công việc phải làm với tính chất kỹ thuật rất đa dạng, đòi hỏi phải sử dụng kiến thức của rất nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật, phải biết sử dụng và phối hợp trong việc sử dụng đội ngũ các chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật khác nhau vào quá trình thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn và toàn bộ các công cuộc đầu tư. Để sử dụng các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư một cách tiết kiệm nhất nhằm đạt được những kết quả ngoài dự kiến, hoặc để sử dụng các nguồn lực đã được xác định cho công cuộc đầu tư nhằm đạt được các kết quả tốt nhất, những người làm công tác quản lý kinh tế và khoa học công nghệ trong lĩnh vực đầu tư phải trang bị một cách có hệ thông và toàn diện các kiến thức về kinh tế đầu tư, về tổ chức quản lý hoạt động đầu tư, về khai thác các nguồn lực cho đầu tư. Biết đánh giá các kết quả và hiệu quả của đầu tư, lập và thẩm định các dự án đầu tư, biết tiến hành cách hoạt động nhằm xác lập, triển khai và quản lý các hoạt động đầu tư ngước ngoài của quốc gia và cơ sở… 6
  8. 1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư, môn kinh tế đầu tư trước hết xem xét những vấn đề lý luận chung về đầu tư như khái niệm và bản chất của đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng; vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển trong nền kinh tế; xem xét các nguồn vốn và các giải pháp huy động nguồn vốn đó do đầu tư; xem xét các nội dung của vốn đầu tư và phân loại hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế. Trong khi xem xét các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình, môn học kinh tế đầu tư có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở khoa học của các vấn đề chung về kinh tế trong hoạt động đầu tư. - Làm rõ cơ sở khoa học của tổ chức quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư. - Làm rõ cơ sở khoa học của đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. - Làm rõ cơ sở khoa học của những vấn đề về phương pháp lập và thẩm định dự án đầu tư. - Làm rõ cơ sở khoa học của các vấn đề cơ bản về đấu thầu. - Làm rõ cơ sở khoa học của các vấn đề quốc tế trong đầu tư và chuyển giao công nghệ. 1.3. Cơ sở lý luận và cơ sở phƣơng pháp luận của môn học 1.3.1 Cơ sở lý luận Là môt môn khoa học kinh tế thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cho nên cũng như các môn khoa học kinh tế, xã hội khác, môn học kinh tế đầu tư … lấy kimh tế chính trị học MácLenin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đường lối chính sách của Đảng và kinh tế học hiện dại làm cơ sở lý luận xem xét các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình. Các môn khoa học này cung cấp các kiến thức về các phạm trù kinh tế, các quy luật kinh tế, quy luật phát triển xã hội, về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, về định hướng xã hội chủ nghĩa, về kinh tế thị trường, về giai cấp và đấu tranh giai cấp.… các quy luật và đường lối phát triển hoạt động đầu tư... dể các nhà kinh tế đầu tư vận dụng, xem xét khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý của mình. 1.3.2 Cơ sở phƣơng pháp luận của môn học Trong quá trình nghiên cứu đối tượng và thực hìện các nhiệm vụ cùa mình, môn học kinh tế đầu tư áp dụng phép biện chứng Mác-xít, coi chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phuơng pháp luận. Ngoài ra, dễ xem xét các vấn đề kinh tế 7
  9. thuộc lĩnh vực đầu tư., môn học kinh tế đầu tư còn áp dụng các phương pháp của thống kê học, phương pháp toán kinh tế, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, tư duy logíc và một số các phương pháp khác. 1.4. Khái quát nội dung nghiên cứu của môn học Môn học kinh tế đầu tư tập trung xem xét các vấn đề sau đây: - Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của môn học. - Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển. - Nguồn vốn cho đầu tư. - Tổ chức quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư. - Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. - Những vấn đề về phương pháp lập và thẩm định dự án đầu tư. - Các vấn đề cơ bản về đấu thầu. - Các vấn đề quốc tế trong đầu tư và chuyển giao công nghệ. 8
  10. CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN 2.1. Bản chất của đầu tƣ phát triển Kinh tế đầu tư cung cấp những kiến thức khoa học về hoạt động đầu tư với hiệu quả tài chính cao nhất, cũng như giúp các cơ quan quản lý Nhà nước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Kinh tế đầu tư là một lĩnh vực quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước, một hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Theo giác độ KTQD: Định hướng KT – CT – XH của đầu tư, các quan điểm cơ bản về đầu tư, các định hướng lớn về cơ cấu đầu tư, tốc độ đầu tư, các biện pháp và chính sách lớn. Theo giác độ DN: Chiến lược kinh doanh chung, cơ cấu đầu tư, tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh, biện pháp huy động vốn, công nghệ,… để thực hiện đầu tư. 2.1.1 Khái niệm về đầu tƣ Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây: 9
  11. Trƣớc hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tƣơng đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án. Lợi ích do đầu tƣ mang lại đƣợc biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. - Đầu tư là quá trình sử dụng vốn để tạo nên các nhân tố sản xuất với chủ trương đầu tư là sinh lời hoặc thỏa mãn như cầu của người bỏ vốn trong tương lai. - Đầu tư là quá trình sử dụng vốn tạo nên các tiềm năng về tài sản để sinh lợi dần trong thời gian. - Đầu tư là quá trình chi vốn và nhận được các khoản thu trong tương lai. - Đầu tư là quá trình quản lý sử dụng tài sản một cách hợp lý. - Đầu tư là sử dụng các khoản tiền tích lũy của XH vào việc tái sản xuất tạo ra các tiềm lực lớn. - Đầu tư là sự bỏ ra các gì đó ở hiện tại và đạt kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. 2.1.2 Những đối tƣợng tham gia vào thực hiện hoạt động đầu tƣ 2.1.2.1 Chủ đầu tư a. Khái niệm - Chủ đầu tư là chủ thể quan trọng nhất đóng vai trò quyết định mọi vấn đề của đầu tư. - Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân, có thể bỏ một phần hay toàn bộ vốn và chịu trách nhiệm thực hiện quá trình đầu tư đúng qui định của pháp luật. 10
  12. b. Trách nhiệm của chủ đầu tư - Tổ chức lập dự án đầu tư, xác định rõ nguồn vốn đầu tư, thực hiện các thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổ chức thực hiện đầu tư. - Quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư. - Trả nợ vốn vay đúng thời hạn và thực hiện các điều kiện đã cam kết khi huy động vốn. - Khi thay đổi chủ đầu tư thì chủ đầu tư mới được thay thế phải chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ công việc đầu tư của chủ đầu tư trước. - Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án phải có bộ máy có đủ năng lực quản lý dự án và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. c. Quyền hạn của chủ đầu tư - Chủ đầu tư có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan của nhà nước công bố công khai các quy định có liên quan đến công việc đầu tư. 2.1.2.2 Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng Khái niệm: là các tổ chức nghề nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của các tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng - Đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. - Thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Thông tin rộng rãi về năng lực hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.2.3 Các doanh nghiệp xây dựng Khái niệm: là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng. Trách nhiệm của DN xây dựng - Đăng ký hoạt động xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 11
  13. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. - Thực hiện chế độ bảo hiểm công trình xây dựng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi việc liên quan đến các công trình. 2.2. Tác động của đầu tƣ phát triển đến tăng trƣởng và phát triển 2.2.1 Tác động của đầu tƣ đến tổng cung – tổng cầu 2.2.1.1 Tác động đến tổng cung Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu của cung trong nước là một hàm các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ… Theo Adam Smith thì vốn đầu tư chính là yếu tố quyết định đến số lao động hữu dụng. Việc tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức lao động và tăng công cụ sản xuất cả về số lượng và chất lượng, từ đó mở rộng sản xuất. Như vậy, từ đầu thế kỷ 18, A.Smith đã bắt đầu đề cập đến vai trò của vốn đến sản xuất. Tới thế kỷ 19, K.Marx đã đề cập đến vốn như là một trong bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất gồm đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kế thừa những tư tưởng trên, các nhà kinh tế tân cổ điển tiêu biểu là Cobb và Douglas đã phân tích rõ vai trò của vốn thông qua hàm sản xuất: Y = A.ert.Kα.N(1-α) Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không thay đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. 2.2.1.2 Tác động đến tổng cầu Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo Keynes, tổng sản lượng (cũng là tổng thu nhập) của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định chi tiêu chính là: chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư, mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của các nền kinh tế bên ngoài đối với các sản phẩm nội địa. 12
  14. AD = C + I + G + X – M Như vậy, gia tăng đầu tư (I) sẽ làm cho tổng cầu (AD) tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Thông qua lý thuyết về số nhân đầu tư, Keynes đã giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến gia tăng sản lượng. Lý thuyết số nhân đầu tư cho biết khi đầu tư tăng một đơn vị thì sản lượng tăng k đơn vị (k >1). Thực tế, việc gia tăng đầu tư sẽ dẫn đến gia tăng các yếu tố về tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu...) và quy mô lao động. Do vậy làm tăng tiêu dùng, tăng giá bán sản phẩm, tăng việc làm cho công nhân, từ đó làm tăng sản lượng hàng hóa tiêu dùng. Thêm vào đó, lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh mức đầu tư thuần sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi quy mô sản lượng hay nói cách khác, đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của sản lượng đầu ra. Theo lý thuyết này, trong điều kiện lãi suất về giá các sản phẩm đầu ra không thay đổi, sẽ có sự tồn tại mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và quy mô vốn cần thiết đề sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó. Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm. 2.2.2 Tác động của đầu tƣ đến tốc độ tăng trƣởng Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… Do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi tổng cung tổng cầu được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy, thay đổi quy mô vốn đầu tư cũng là nguyên nhân làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thông qua hàm sản xuất Cobb – Douglas ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng như sau: 13
  15. g = r +αh + (1 – α)n Biểu thức trên cho thấy: tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động. Harrod – Domar đã phát triển lý thuyết trên và giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư thông qua hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Từ công thức tính: Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ICOR = Tốc độ tăng trưởng kinh tế Cho thấy: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư. Thông qua chỉ số ICOR, ta có thể dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai. Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, nền kinh tế phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi. Tuy nhiên, hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm. ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách…Mặt khác, hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư… Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức sau: g = Di + Dl + TFP 14
  16. Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng GDP Di: phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP Dl: phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP TFP: phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP Thông qua công thức này, chúng ta có thể đánh giá tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.3 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế. Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giữa 2 thời kỳ người ta có thể sử dụng công thức sau: Nếu:  Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là GDPNN (t )  NN (t )  GDP (t )  Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là GDPCN (t )  CN (t )  GDP(t )  Tỷ trọng của ngành dịch vụ là GDPDV (t )  DV (t )  GDP(t ) 15
  17.  Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là βPhi NN(t)= βCN(t) + βDV(t)  Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là βSXVC(t)= βNN(t)+ βCN(t) Thì hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp là  NN (t )   NN (t1)   PhiNN (t )   PhiNN (t1) cos  0  (  NN 2 (t )   PhiNN 2 (t ))  (  NN 2 (t1)   PhiNN 2 (t1)) θ0=arccos θ0 Góc này bằng 00 khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bằng 900 khi sự chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất. 0 k 90 Và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là dNN= βNN(t1) – βNN(t)  Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là  DV (t )   DV (t1)   PhiDV (t )   PhiDV (t1) cos  0  (  DV 2 (t )   PhiDV 2 (t ))  (  DV 2 (t1)   PhiDV 2 (t1)) θ0=arccos θ0 0 k 90 Và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là dDV= βDV(t1) – βDV(t) Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền 16
  18. kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả thấp hay cao… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… Do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành/tổng vốn đầu tư xã hội Hệ số co giãn giữa việc giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ thay đổi cơ cấu đầu tư trước với thay đổi cơ cấu kinh = tế của ngành % thay đổi tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu. 17
  19. % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/tổng vốn đầu tư Hệ số co dãn giữa việc xã hội giữa kỳ nghiên cứu so thay đổi cơ cấu đầu tư với kỳ trước ngành với thay đổi GDP = % thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu. 2.2.4 Tác động đến khoa học công nghệ Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và một quốc gia. Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đọan đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Sau đó, giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và phát triển của khoa học và công nghệ. Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiên cứu ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh… Công nghệ tự do nghiên cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đọan, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử… Dù nhập hay tự nghiên cứu, để 18
  20. có công nghệ cũng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân. Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư: cho thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ. - Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện: cho thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu. - Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện: phản ánh mức độ đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ cao. - Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm: chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ảnh mức độ hiện đại của công nghệ. Đầu tư tác động vào hệ số TFP – một thành phần trong công thức tính tốc độ tăng trưởng. TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các yếu tố đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như công nghệ, trình độ quản lý…TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết... Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Bằng cách thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ… đầu tư đã tác động không nhỏ tới sự phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất… 19
nguon tai.lieu . vn